Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhân minh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhân minh








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhân minh:

(因明) Phạm: Hetu-vidyà. Hán âm: Hê đô phí đà. Môn Luận lí học (Logic) của Ấn độ, 1 trong Ngũ minh. Nhân (hetu) là căn cứ suy lí, là lí do, nguyên nhân; Minh (vidyà) là hiểu rõ, giải thích rõ những lí do, nguyên nhân được nêu ra để chứng minh cho chủ trương của người lập luận. Khi ta tìm hiểu 1 sự kiện, phải có năng lực suy diễn, tức phải căn cứ vào sự kiện đã biết để so sánh và suy diễn ra sự kiện chưa biết. Nhưng quá trình suy diễn phải có mạch lạc, rõ ràng mới có thể đưa đến kết luận chính xác, đó là nghĩa căn bản của Nhân minh. Người sáng lập ra Nhân minh là Akwapàda Gautama, thủy tổ của phái Chính lí (Phạm: Nyàya), 1 trong 6 phái triết học của Ấn độ. Sự tích về Akwa-pàda đến nay vẫn mờ mịt, chỉ đoán được là ông đã sinh ra khoảng mấy trăm năm trước Tây lịch mà thôi. Đến thời đại đức Phật thì Nhân minh học ở Ấn độ đã rất có hệ thống. Sau khi đức Phật thành đạo, Ngài thường ứng dụng phương pháp luận lí Nhân minh để thuyết pháp, điều này thấy rõ trong các kinh. Nhân minh được lưu truyền trong Phật giáo, gọi là Nội đạo nhân minh; còn Nhân minh do các phái ngoại đạo học tập và nghiên cứu thì gọi là Ngoại đạo nhân minh. Lịch sử của Ngoại đạo nhân minh hiện nay khó tìm hiểu được chính xác, nhưng Nội đạo nhân minh thì tương đối khá rõ ràng. Sau đức Phật nhập diệt khoảng 700 năm, ngài Long thụ đã viết luận Phương tiện tâm để giải thích phương pháp Nhân minh. Sau đó 200 năm, ngài Di lặc thuyết bộ luận Du già sư địa gồm 100 quyển, trong đó, quyển thứ 15 bàn về Luận lí học Nhân minh. Về sau, lại có ngài Vô trước soạn luận Hiển dương thánh giáo gồm 20 quyển, trong đó, quyển thứ 10 trình bày phương pháp nghị luận Nhân minh rất rõ ràng. Em ngài Vô trước là ngài Thế thân thì viết các luận như: Luận quĩ, Luận thức, Luận tâm, có thể gọi là tập đại thành những qui tắc luận lí Nhân minh. Sau đức Phật nhập diệt khoảng 1.100 năm, có ngài Trần na tiếp nối nghiên cứu và sửa đổi những chỗ rườm rà, bổ sung những điểm thiếu sót trong luận thức Nhân minh, từ đó Nhân minh được gọi là Tân nhân minh, còn Nhân minh từ ngài Trần na về trước thì gọi là Cổ nhân minh. Ngài Trần na soạn hơn 40 bộ sách nói về Nhân minh, nhưng rất tiếc đến nay chỉ còn lại 1 bộ Nhân minh chính lí môn luận. Đệ tử của Ngài là Thương yết la chủ nhận thấy tác phẩm Nhân minh chính lí môn luận của Thầy mình rất sâu xa khó hiểu, nên soạn bộ Nhân minh nhập chính lí luận để giải thích, các học giả Phật giáo đời sau, khi nghiên cứu Nhân minh, phần nhiều y cứ theo bộ luận này. Về sau, pháp tôn của ngài Trần na là Pháp xứng(đệ tử ngài Hộ pháp ở chùa Na lan đà)cũng soạn 8 tác phẩm về Nhân minh, trong đó, có bộ Thích lượng luận, đã trút bỏ khỏi Nhân minh học sự ràng buộc của thuật biện luận, khiến cho sự kết hợp giữa Luận lí học và Trí thức luận lại càng mật thiết, cơ sở thêm vững chắc .Tại Trung quốc, sau khi ngài Huyền trang từ Ấn độ trở về, những tác phẩm Nhân minh bằng tiếng Phạm lần lượt được dịch ra Hán văn. Về sau, ngài Khuy cơ chú thích bộ Nhân minh nhập chính lí luận của ngài Thương yết la chủ thành bộ Nhân minh nhập chính lí luận sớ mà người đời gọi là Nhân minh đại sớ. Sau, đệ tử của ngài Khuy cơ là Tuệ chiểu cũng soạn các bộ Nhân minh nghĩa đoán, Nhân minh nhập chính lí luận toản yếu... Nối tiếp, có ngài Trí chu soạn Nhân minh nhập chính lí luận sớ tiền kí và Nhân minh nhập chính lí luận sớ hậu kí để phân tích câu văn và nghĩa lí trong bộ Nhân minh đại sớ. Về sau, lại có các ngài Đạo ấp, Đại hiền... kế tục nhau mở rộng Nhân minh học.Nhưng, từ các đời Nguyên, Minh về sau, vì bộ Nhân minh đại sớ bị thất lạc, nên khoảng vài trăm năm sự truyền lưu Nhân minh rơi vào tình trạng suy vi. Mãi đến cuối đời Thanh, cư sĩ Dương nhân sơn tìm lại được bộ Nhân minh đại sớ tại Nhật bản, đem về khắc in để lưu thông, phong trào học tập, nghiên cứu Nhân minh dần dần được khôi phục. Từ đời Dân quốc đến nay, các học giả danh tiếng như: Lữ trừng, Ngu ngu, Đường đại viên, Chu thúc ca, Pháp phong, Trần đại tề... lần lượt xuất hiện, áp dụng phương pháp Luận lí học Tây phương, trứ thuật, giảng giải Nhân minh, nhờ đó Nhân minh học tiếp tục được lưu truyền. Ở Tây tạng, từ đời Tống, Nguyên trở đi, việc học tập, nghiên cứu Nhân minh rất thịnh, trước sau phiên dịch tất cả 66 bộ luận Nhân minh từ tiếng Phạm ra tiếng Tây tạng. Rất nhiều vị tăng học giả Tây tạng nổi tiếng về Nhân minh và không ít những tác phẩm Nhân minh bằng tiếng Phạm còn được lưu truyền đến ngày nay là nhờ các bản dịch Tây tạng. Tại Nhật bản, năm 653, vị tăng Nhật bản là Đạo chiêu đến Trung quốc, vào cửa ngài Huyền trang học tập Nhân minh. Sau khi về nước, ngài Đạo chiêu trụ ở chùa Nguyên hưng truyền bá Nhân minh học, người đời gọi là Nam tự truyền, hoặc Phi điểu truyền. Về sau, năm 716, vị tăng người Nhật khác là Huyền phưởng cũng đến Trung quốc, theo ngài Trí chu học Nhân minh; sau khi về Nhật bản, trụ ở chùa Hưng phúc hoằng dương Nhân minh, người đời gọi là Bắc tự truyền, hoặc Lạp sơn truyền. Trong hàng môn đệ của 2 phái này, có rất nhiều học giả Nhân minh lỗi lạc xuất hiện, nối tiếp nhau trứtác, khiến cho đến nay việc học tập, nghiên cứu Nhân minh vẫn hưng thịnh. Sự khác nhau giữa Cổ nhân minh – trước ngài Trần na– và Tân nhân minh –từ ngàiTrần na về sau– là ở chỗ kiến lập luận thức. Cổ nhân minh lập luận thức gồm 5 phần, gọilà Ngũ chi tác pháp ......(luận thức do 5 phần cấu tạo thành). Thí dụ: 1. Tông: Âm thanh là vô thường. 2. Nhân: Vì do sự tạo tác mà có ra. 3. Dụ: Ví như cái bình... 4.Hợp: Cái bình là do sự tạo tác mà có, là vô thường; âm thanh cũng do sự tạo tác mà có, nên âm thanh cũng là vô thường. 5. Kết: Vì thế nên biết rằng âm thanh là vô thường. Tông, là chủ trương của người lập luận, chủ trương này không được đối phương thừa nhận, nó là mục tiêu tranh luận của đôi bên. Như vậy, chủ đề tranh luận mà không được đối phương (hay địch luận) chấp nhận, thì người lập luận phải nêu lí do để thuyết phục đối phương, nêu lí do đó tức làNhân, phần thứ 2 của luận thức. Phần nhân này chính là lí do biện hộ cho chủ trương lập Tông. Lập luận trên đây nêu rõ chủ đề của sự tranh biện Âm thanh là vô thường. Muốn thuyết phục để đối phương công nhận, người lập luận viện lí do Vì là do sự tạo tác mà có ra để làm Nhân bênh vực cho chủ trương lập luận của mình. Nghĩa là, nếu đã do sự tạo tác mà có, thì phải là vô thường. Đã nêu lí do để chứng minh rồi, nên trong đoạn thứ 3 là Dụ lại đem ví dụ cho đối phương hiểu rõ thêm: Ví như cái bình v.v.... Cái bình là vật thấy ngay trước mắt, ai cũng biết nó được tạo tác ra, là vô thường, có thể dùng để ví dụ. Phần thứ 4, đem hợp lại: Cái bình là do sự tạo tác mà có ra, là vô thường; âm thanh là do sự tạo tác mà có, nên âm thanh cũng là vô thường. Đây là phần Hợp mà qua 3 đoạn trước, ta cũng có thể đoán ra được rồi. Có sự tổng kết ấy rồi, sự tranh luận đã rõ, nên có thể kết luận, bởi vậy có phần thứ 5 là Kết: Vì thế nên biết rằng âm thanh là vô thường. Luận thức năm phần Tông, Nhân, Dụ, Hợp, Kết trên đây, không những chỉ phức tạp mà sức chứng minh cũng rất yếu ớt. Chẳng hạn như phần Hợp thì chỉ có tác dụng so sánh, suy lí chứ sức chứng minh không đủ mạnh; còn phần Kết thì chỉ lập lại điều đã nói trong phần Tông, chứ không có công dụng gì, nên 2 phần này không cần thiết. Bởi vậy, khi Cổ nhân minh được truyền đến ngài Trần na thì ngài bỏ 2 phần này ra và sửa đổi lại 1 số điểm ở 2 phần Nhân, Dụ mà trở thành Tân nhân minh. Sau những sự cải cách lớn lao như trên, luận thức của Tân nhân minh chỉ còn 3 phần, gọi là Tam chi tác pháp (luận thức do 3 phần cấu tạo thành). Thí dụ: 1. Tông: Âm thanh là vô thường. 2. Nhân: Vì do sự tạo tác mà có ra. 3. Dục: Những gì do sự tạo tác mà có ra đều là vô thường. Ví như cái bình v.v... Trong luận thức của Tân nhân minh trên đây, ta nhận thấy ngoài sự sửa đổi 5 phần ra 3 phần, còn có 1 sự cải cách rất lớn ở phần thứ 3, là Dụ. Ở Cổ nhân minh, phần Dụ: Ví như cái bình v.v... chẳng qua chỉ là 1 sự chứng minh. Nhưng trong Tân nhân minh, ở phần Dụ còn thêm: Những gì do sự tạo tác mà có ra đều là vô thường – Những gì ấy là nói về toàn thể những cái đồng phẩm, đồng loại với âm thanh, mà trong đó âm thanh là một. So với luận thức Ngũ chi tác pháp của Cổ nhân minh, thì luận thức Tam chi tác pháp của Tân nhân minh, tuy nói là giản dị, vắn tắt hơn, nhưng cũng là rõ ràng và chính xác hơn nhiều. Đó là điểm đặc sắc trọng đại của Tân nhân minh. Về Năng lập (nền tảng thành lập luận thức) và Sở lập (luận thức được thành lập nên), thì Cổ nhân minh cho rằng 3 phần Tông, Nhân, Dụ đều thuộc về Năng lập, còn Tân nhân minh thì cho 2 phần Nhân, Dụ (yếu tố để thành lập tông) là Năng lập; còn Tông(do Nhân, Dụ thành lập nên) là Sở lập. Trong Tông có 2 phần: Danh từ trước (tiền trần) và danh từ sau (hậu trần). Như âm thanh là danh từ trước, còn vô thường là danh từ sau. Danh từ trước chỉ cho tự tính, vật thể; danh từ sau chỉ cho nghĩa lí, sai biệt. Âm thanh và vô thường được kết hợp lại bằng chữ là thành 1 mệnh đề Âm thanh là vô thường. Mệnh đề này Cổ nhân minh cho là Năng lập, còn những yếu tố (tức âm thanh và vô thường) kết thành mệnh đề này là Sở lập. Theo cách phân chia trên, thì Tông là chủ trương của người lập luận, là chủ thể của sự tranh luận, gọi là Sở lập; còn Nhân, Dụ để biện minh cho Tông, gọi là Năng lập.Trong Cổ nhân minh có 9 cú Nhân, tức là 9 trường hợp của Nhân. Nhân là yếu tố quan trọng để thành lập Tông, phải hội đủ 2 điều kiện mới là Nhân chính xác. Đó là: 1. Quyết định phải có tính cách của đồng phẩm. 2. Tuyệt đối không được có tính cách của dị phẩm. Đồng phẩm nghĩa là đồng loại, tức chỉ cho tất cả những gì có tính cách đồng nhất với Tông. Như cái bình, cái bát v.v... có tính cách giống với âm thanh là vô thường vì bình, bát... cũng được tạo ra, cũng là vô thường. Cho nên có thể gọi bình, bát là đồng phẩm với âm thanh. Dị phẩm nghĩa là khác phẩm loại, tức chỉ cho tất cả những cái có tính cách mâu thuẫn với Tông. Như hư không, không có tính cách vô thường, vì hư không chẳng phải do sự tạo tác mà có như âm thanh, nó là thường có, nên là dị phẩm với âm thanh, cũng gọi là Dị dụ. Như nói theo thí dụ Âm thanh là vô thường, thì trừ âm thanh ra, những sự vật nào có tính cách vô thường, đều là đồng phẩm với âm thanh, còn những sự vật nào không có tính cách vô thường đều là dị phẩm. Ví dụ:Tông: Loài người ai cũng phải chết. Nhân: Vì là động vật vậy. Như thế, trong phần Dụ, con bò là loài động vật, con bò cũng phải chết, thì là đồng phẩm với loài người. Như đã nói ở trên, đồng phẩm tức là đồng loại. Như vậy, đất, đá không là động vật, sẽ không chết, thì là dị phẩm. Tóm lại, Nhân có tính cách đồng phẩm, không có tính cách dị phẩm mới là Nhân đúng. Như ví dụ trên là đúng. Trên đây là nói tổng quát về Cổ nhân minh. Còn Tân nhân minh, tuy không nêu ra 9 trường hợp về Nhân (9 cú nhân), nhưng lại đề ra 3 tướng –ba điều kiện– mà ai cũng thấy là đơn giản và khái quát hơn nhiều. Ba tướng ấy là: 1. Phải hoàn toàn có quan hệ với Tông pháp. 2. Phải quyết định có tính cách của đồng phẩm. 3. Phải tuyệt đối không có tính cách của dị phẩm. Xét ra thì 3 điều kiện (3 tướng) này chỉ là sự tổng hợp của 9 cú nhân trong Cổ nhân minh. Ba điều kiện thì 1 là hoàn toàn do Tân nhân minh sáng tạo ra (điều kiện thứ 1), còn điều kiện thứ 2 là qui định sự quan hệ của Nhân với đồng phẩm, điều kiện thứ 3 là qui định sự quan hệ của Nhân với dị phẩm. Tóm lại, 9 cú nhân trong Cổ nhân minh được đổi thành 2 điều kiện trong Tân nhân minh. Còn điều kiện thứ 1 phải thêm vào vì rất cần thiết, không thể thiếu được. Trong Cổ nhân minh không có sự phân biệt về Dụ thể và Dụ y. Nhưng trong Tân nhân minh thì sự phân biệt ấy rất rõ ràng. Dụ thể là đem tất cả những gì có tính cách của đồng phẩm ra mà ví dụ, còn Dụ y là chỉ nêu ra 1 vài cái trong đồng phẩm để chứng minh. Chẳng hạn, trong câu Tất cả những gì do sự tạo tác mà có ra, đều là vô thường – ví như cái bình..., thì Tất cả những gì do sự tạo tác mà có ra đều là vô thường là Dụ thể (toàn thể của dụ), còn ví như cái bình... là Dụ y (1 vật y nơi toàn thể ấy được đưa ra để chứng minh). Dụ trong Cổ nhân minh chỉ là Dụ y chứ không có Dụ thể, vì chỉ vẻn vẹn ví như cái bình. Những điểm khác nhau giữa Cổ nhân minh và Tân nhân minh còn nhiều, ở đây chỉ nêu ra mấy điểm đại khái thôi, học giả cần phải nghiên cứu môn Nhân minh thật sâu rộng mới hiểu thấu được. [X. Nhân minh nhập chính lí luận sớ Q.thượng; Nhân minh nhập chính lí luận nghĩa toản yếu; Nhân minh nhập chính lí luận thuật kí; Nhân minh luận sớ minh đăng sao; Nhân minh luận sớ thụy nguyên kí; Nhân minh khái luận (Thái hư), Nhân minh học (Ngu ngu); Nhân minh đại sớ lê trắc (Trần đại tề); Nhân minh nhập chính lí luận ngộ tha môn thiển thích (Trần đại tề); Phật gia la tập nghiên cứu (Hoắc thao hối); Thích lượng luận lược giải (Pháp tôn biên tập); Phật giáo luận lí học (Vũ tỉnh Bá thọ); Đông phương luận lí học (Nhất hạnh)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Kinh Kim Cang


Rộng mở tâm hồn


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.54.199 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...