Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó.
(If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhãn căn
KẾT QUẢ TRA TỪ
nhãn căn:
(眼根) Phạm: Cakwur-indriya. Pàli: Cakkhundriya. Hán âm: Chước sô. Gọi tắt: Nhãn. Con mắt, chỗ nương tựa của thức mắt, có khả năng thấy các cảnh sắc không bị ngăn che, là 1 trong 5 hay 6 căn, 1 trong 12 xứ, 1 trong 18 giới. Thông thường gọi Nhãn căn là chỉ cho con mắt, nhưng theo các kinh, luận như Đại tì bà sa thì Nhãn căn được chia làm 2 loại: 1. Phù trần căn (được cấu tạo bằng gân, thịt). 2. Thắng nghĩa căn (tức thần kinh thị giác). Trong đó, Phù trần căn lấy sắc, hương, vị, xúc làm thể, là bộ phận mắt thường có thể thấy được; còn hắng nghĩa căn thì lấy tịnh sắc (cái tinh túy nhất của 4 đại chủng) làm thể, là bộ phận mắt thường không thể thấy được. Về vấn đề khi mắt thấy sắc thì thức mắt (nhãn thức) thấy hay căn mắt (nhãn căn= mắt thịt) thấy, xưa nay có 4 thuyết, đó là: 1. Căn kiến: Căn thấy. Nghĩa là căn mắt thấy sắc(đối tượng), còn thức mắt thì chỉ có thể phân biệt rõ các sắc do căn mắt đã thấy. Lí do: Thức là cái không bị chướng ngại, vậy tại sao không thấy được những vật bên ngoài bức tường ngăn che? Điều này chứng minh thức mắt không thể thấy sắc. Còn Căn là cái có chướng ngại, bởi thế không thể thấy được những vật bị ngăn che.Tóm lại, căn mắt thấy sắc chứ không phải thức mắt thấy sắc. Đây là thuyết của ngài Thế hữu và được luận Đại tì bà sa công nhận. 2. Thức kiến: Thức thấy. Nghĩa là, nếu cho rằng thức có thể thấy sắc, thì đáng lẽ thức phải có tướng thấy, nhưng thức không có tướng thấy, cho nên chủ trương thức thấy sắc là không hợp lí. Đây là thuyết của ngài Pháp cứu. 3. Căn thức tương ứng chi tuệ kiến: Căn và thức ứng nhau sinh ra tuệ thấy. Nghĩa là, nếu cho rằng căn và thức ứng nhau mà sinh ra tuệ thấy sắc, thì căn tai và thức tai ứng nhau sinh ra tuệ, cũng nghe được tiếng, nhưng tuệ không có tướng nghe, cho nên chủ trương tuệ thấy là không hợp lí. 4. Căn thức hòa hợp kiến: Căn và thức hòa hợp mà thấy sắc. Nếu cho rằng căn và thức hòa hợp mà thấy sắc, thì lẽ ra phải thường thấy sắc, vì không lúc nào mà căn và thức không hòa hợp, cho nên chủ trương này không hợp lí. Trong 4 thuyết trên, như đã nói, luận Đại tì bà sa chỉ thừa nhận thuyết Căn kiến mà bác bỏ 3 thuyết còn lại, cho là không hợp lí. Đối với vấn đề này, quan điểm của Phật giáo Đại thừa thì thế nào? Duy thức Đại thừa chủ trương Căn và Thức hòa hợp mà thấy (căn+ thức= thấy). Bởi vì tông Duy thức cho rằng tất cả pháp đều do thức A lại da thứ 8 biến hiện ra. [X. kinh Tạp a hàm Q.13; luận Đại tì bà sa Q.13; luận Câu xá Q.2; luận Đại trí độ Q.33; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.3, phần đầu]. (xt. Nhãn, Nhãn Thức).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.26.164 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...