Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn.
(Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
(因) Phạm: Hetu. I. Nhân. Nguyên nhân dẫn sinh ra kết quả. Nói theo nghĩa hẹp thì nguyên nhân bên trong trực tiếp dẫn sinh ra kết quả, gọi là Nhân (nội nhân = nhân bên trong), còn nguyên nhân bên ngoài gián tiếp giúp đỡ thì gọi là Duyên(ngoại duyên=duyên bên ngoài). Nhưng, nói theo nghĩa rộng, tất cả những điều kiện góp phần vào việc dẫn sinh ra kết quả và giúp cho vạn vật sinh tồn, biến hóa, thì đều được gọi là Nhân. Tức là Nhân theo nghĩa rộng bao gồm cả Nội nhân và Ngoại duyên. Về chủng loại của Nhân thì có các thuyết: Hai nhân, Năm nhân, Sáu nhân, Mười nhân, trình bày sơ lược như sau: 1. Hai loại nhân: Gồm có: Năng sinh nhân và Phương tiện nhân, Chính nhân và Liễu nhân, Chính nhân và Duyên nhân, Tập nhân (cũng gọi Đồng loại nhân) và Báo nhân (cũng gọi Dị thục nhân), Dẫn nhân (cũng gọi Khiên dẫn nhân, là Nghiệp chủng tử gián tiếp dẫn sinh quả báo trong đời vị lai lâu xa) và Sinh nhân (cũng gọi Sinh khởi nhân, là Nghiệp chủng tử trực tiếp dẫn sinh quả báo trong đời vị lai gần kề), Thông nhân (Nhân chung cho nhiều quả báo) và Biệt nhân (Nhân riêng cho 1 quả báo đặc biệt). 2. Năm loại nhân: Gồm: Sinh nhân, Y nhân, Lập nhân, Trì nhân và Dưỡng nhân. Nếu lấy 4 đại (đất, nước, lửa, gió) tạo ra muôn vật làm Nhân và muôn vật được tạo ra làm Quả, thì 4 đại đối với muôn vật có đủ ý nghĩa của 5 Nhân trên đây. Tức là: Sinh nhân, chỉ cho 4 đại là Nhân sinh ra muôn vật; Y nhân, chỉ cho 4 đại là Nhân làm chỗ nương tựa cho muôn vật; Lập nhân, chỉ cho 4 đại là Nhân bảo tồn muôn vật; Trì nhân, chỉ cho 4 đại là Nhân tiếp tục duy trì muôn vật; còn Dưỡng nhân, chỉ cho 4 đại là Nhân nuôi lớn muôn vật. Hai thuyết trên là do luận Đại tì bà sa quyển 111 và luận Câu xá quyển 7 lập ra. Kinh Đại bát niết bàn quyển 21 (bản Bắc) thì chia tất cả Nhân làm 5 loại là: Sinh nhân, Hòa hợp nhân, Trụ nhân, Tăng trưởng nhân và Viễn nhân. 3. Sáu loại nhân: Tông Hữu bộ chia Nhân ra làm 6 loại: a) Năng tác nhân: Trừ tự thể ra, tất cả các pháp hữu vi, vô vi khác đều có khả năng trở thành Nhân sinh ra tự thể. Loại này lại được chia làm 2 thứ là Hữu lực năng tác nhân và Vô lực năng tác nhân. b) Câu hữu nhân: Pháp đồng thời tồn tại, làm Nhân lẫn cho nhau. Cũng được chia làm 2 thứ là Hỗ vi quả câu hữu nhân vàĐồng nhất quả câu hữu nhân. c) Đồng loại nhân: Khi các pháp cùng loại liên tục sinh ra thì pháp trước là nhân đồng loại của pháp sau. d) Tương ứng nhân: Sự quan hệ hỗ tương giữa tâm và tâm sở trong nhân Câu hữu. e) Biến hành nhân: Sức mạnh của phiền não (tức Biến hành hoặc) trong Đồng loại nhân có thể ảnh hưởng đều khắp tất cả các pháp nhiễm ô. f) Dị thục nhân: Ác nghiệp và thiện nghiệp hữu lậu chiêu cảm quả báo vô kí. Ngoài ra còn có thuyết 6 loại nhân:Đương hữu nhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Năng tác nhân, Hiển liễu nhân và Đãi nhân. 4. Mười loại nhân: Do tông Duy thức thành lập. - Tùy thuyết nhân: Ngôn ngữ (năng thuyết) là Nhân miêu tả sự vật (sở thuyết), nên ngôn ngữ là Tùy thuyết nhân. - Quan đãi nhân (cũng gọi Dĩ hữu nhân). Quan đãi chỉ cho tính tương đối, tính điều kiện. Tương đối với 1 vật nào đó mà nói, cái điều kiện có thể dẫn sinh ra 1 yêu cầu nhất định là Quan đãi nhân, như đói khát là Quan đãi nhân của việc ăn uống, tay là Quan đãi nhân của sự cầm vật, chân là Quan đãi nhân của sự đi lại... - Khiên dẫn nhân: Chủng tử là Nhân dẫn sinh ra tự quả trong vị lai lâu xa.- Nhiếp thụ nhân: Tất cả các duyên ngoài chủng tử có thể trợ giúp lẫn nhau để sinh ra quả.- Sinh khởi nhân: Chủng tử là Nhân dẫn sinh ra tự quả trong vị lai gần.- Dẫn phát nhân: Khi chủng tử khởi hiện hành, có khả năng dẫn sinh ra quả cùng loại.- Định biệt nhân: Tất cả các pháp hữu vi đều có thể dẫn sinh ra tự quả mà không làm cho nhau hỗn loạn.- Đồng sự nhân: Nhân và quả hòa hợp làm một.- Tương vi nhân: Nhân tạo ra sự trái ngược khi các pháp sinh thành.- Bất tương vi nhân: Nhân tạo ra sự thuận lợi cho các pháp sinh thành. Ngoài ra, luận Phật tính quyển 2 nêu 3 nhân Phật tính là: Ứng đắc, Gia hạnh và Viên mãn. Kim quang minh kinh huyền nghĩa quyển thượng và Tứ giáo nghĩa cũng nêu 3 nhân Phật tính là: Chính nhân, Liễu nhân và Duyên nhân. Còn kinh Pháp hoa và kinh Trí ấn thì nêu lên các thuyết 7 loại nhân, 11 loại nhân... Kinh Ưu bà tắc giới quyển 1 lại nêu ra thuyết 12 loại nhân... Ngoài các thuyết nói trên đây, còn có thuyết 10 tập nhân, tức chỉ cho 10 thứ ác nghiệp chìm mê chẳng ngộ, nên đời vị lai đã sinh vào địa ngục. Hết thảy các pháp đều do nhân duyên mà sinh khởi, có nhân ắt có quả, như lấylúa mì làm ví dụ: Hạt lúa mì là nhân, còn mưa, nắng, gió, sức người, đất đai, phân bón... là duyên. Có đủ các nhân duyên như vậy mới sinh ra được hạt lúa mì. Thuyết Nhân quả tương ứng tương thù này là lí luận cơ bản của Phật giáo để giải thích rõ mối quan hệ giữa hết thảy sự vật trong thế giới.[X. kinh Đại bát niết bàn Q.28, 29 (bản Bắc); luận A tì đạt ma phát trí Q.1; luận Đại tì bà sa Q.16; luận Câu xá Q.6; luận Đại trí độ Q.32; luận Du già sư địa Q.5, 38; luận Hiển dương thánh giáo Q.18; luận Thành duy thức Q.2, 8].II. Nhân. Tiếng dùng trong Nhân minh. Chỉ cho lí do mà người lập luận dựa vào để thành lập Tông(mệnh đề), là 1 trong 5 chi tác pháp(tác pháp 5 phần) của Cổ nhân minh; 1 trong 3 chi tác pháp của Tân nhân minh. Trong đối luận Nhân minh, Nhân (lí do) là căn cứ mà người lập luận dựa vào để biện luận và chứng minh cho chủ trương của mình, khiến đối phương phải thừa nhận. Nhân được chia làm 2 loại: 1. Chính nhân: Có đủ 3 điều kiện: Phải hoàn toàn có quan hệ với Tông, phải quyết định có tính cách của đồng phẩm, tuyệt đối không được có tính cách của dị phẩm. Đây là Nhân đúng, hoàn toàn chính xác, có thể bênh vực được cho Tông. 2. Tự nhân: Tự là sai, nghĩa là dường như đúng mà kì thực là sai. Tức là Nhân (lí do) không có đủ 3 điều kiện nói trên, là Nhân sai lầm, hoàn toàn không chứng minh được cho Tông. Tự nhân còn được chia làm 3 loại: Bất thành, Bất định và Tương vi.[X. luận Nhân minh nhập chính lí; Nhân minh nhập chính lí luận sớ Q.thượng; Nhân minh nhập chính lí luận minh đăng sao Q.1, phần cuối; Đông phương luận lí học (Nhất hạnh]. (xt. Bất Thành Nhân, Bất Định Nhân, Nhân Tam Tướng, Nhân Minh, Tương Vi).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Hai Gốc Cây
Sống và chết theo quan niệm Phật giáo
Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.9.175 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...