Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lịch »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lịch








KẾT QUẢ TRA TỪ


lịch:

(曆) Phương pháp suy tính theo sự vận hành của các thiên thể mà định ra năm, tháng, ngày, giờ, gọi là Lịch. Lịch Tàu tính theo mặt trăng mà định, gọi là Âm lịch; lịch Tây tính theo vòng trái đất quay quanh mặt trời mà định, gọi là Dương lịch. Vào khoảng thế kỉ thứ I trước Tây lịch, người Ấn độ đã dùng âm lịch. Cứ theo Đại đường tây vực kí quyển 2, thì ngày trăng tròn gọi là Nguyệt sơ (đầu tháng). Mỗi tháng từ ngày trăng tròn (15) đến ngày không trăng (29, nếu là tháng thiếu, 30, nếu là tháng đủ) gọi là Hắc phần (phần đen, Phạm: Kfwịa-pakwa, tùy theo tháng thiếu, tháng đủ mà phần đen có 14 ngày, hoặc 15 ngày khác nhau); từ ngày trăng mới nhú đến ngày trăng tròn, gọi là Bạch phần (phần trắng, Phạm:Zukla). Trong 1 năm chia làm 6 mùa: 1. Tiệm nhiệt (nóng dần): Từ ngày 16 tháng giêng đến ngày 15 tháng 3. 2. Thịnh nhiệt (nóng gắt): Từ ngày 16 tháng 3 đến ngày 15 tháng 5. 3. Vũ thời (mùa mưa): Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 15 tháng 7. 4. Mậu thời (mùa cây cỏ mọc tốt): Từ ngày 16 tháng 7 đến ngày 15 tháng 9. 5. Tiệm hàn (lạnh dần): Từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 15 tháng 11. 6. Thịnh hàn (rét đậm): Từ ngày 16 tháng 11 đến ngày 15 tháng giêng. Phật giáo thì trong 1 năm chia làm 3 mùa: 7. Nhiệt thời (mùa nắng): Từ ngày 16 tháng giêng đến ngày 15 tháng 5. 8. Vũ thời (mùa mưa): Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 15 tháng 9. 9. Hàn thời (mùa rét): Từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 15 tháng giêng. Hoặc chia làm 4 mùa: Xuân,Hạ,Thu, Đông. Tên của 12 tháng trong 1 năm: Tháng Chế đát la (Phạm:Caitra): Từ ngày 16 tháng giêng đến ngày 15 tháng 2. tháng phệ xá khư (phạm:vaizàkha)., tháng thệ sắt tra (phạm:jyewỉha). , tháng át sa đồ (phạm:àwàđha). , tháng thất la phạt noa (phạm: zravaịa). , tháng bà la bát đà (phạm: bhàdrapada). , tháng át thấp phược dữu xà (phạm: azvayuja). , tháng ca thích để ca (phạm: kàrttika). , tháng mạt già thủy la (phạm: margazìrwa). , tháng báo sa (phạm:pauwa). , tháng ma già (phạm:màgha). , tháng phả lặc lũ noa (phạm: phàlguna): từ ngày 16 tháng 12 đến ngày 15 tháng giêng. tại trung quốc, từ niên hiệu thái sơ năm đầu (104 trước tây lịch) đời tây hán đến cuối đời thanh, đã có tất cả 46 lần đổi lịch. lịch pháp trung quốc giống với lịch pháp ấn độ, đại khái cũng sử dụng âm lịch, trong đó, lịch đại diễn do ngài nhất hạnh làm ra được dùng trong khoảng 33 năm bắt đầu từ năm khai nguyên 17 (729) đời đường. tại nhật bản, vào năm suy cổ thiên hoàng thứ 10 (602), vị tăng bách tế (triều tiên ngày nay) là ngàiquán lặc truyền lịch nguyên gia đời lưu tống, trung quốc, đến nhật bản và bắt đầu được sử dụng vào năm suy cổ thiên hoàng 12 (604). từ năm thiên bình bảo tự thứ 7 (763) trở đi, trong khoảng 94 năm, nhật bản dùng lịch đại diễn của trung quốc. cho mãi đến niên hiệu trinh hưởng năm đầu (1684), 1 người nhật tên là bảo tỉnh xuân hải làm ra lịch trinh hưởng, từ đó nhật bản mới dùng lịch của chính mình. nhưng từ minh trị duy tân năm thứ 5 (1872) cho đến nay thì sử dụng dương lịch. giữa lịch pháp và các ngày lễ của phật giáo có mối quan hệ mật thiết, như các ngày đức phật thích ca giáng sinh, thành đạo, nhập niết bàn, v.v... đối với ấn độ có nhiều thuyết khác nhau, đó là do sự sai khác về lịch pháp mà ra. như ngày kị tông tổ của các tông ở nhật bản hiện nay không vì đổi lịch mà có sai khác, đó là vì ngày tháng của lịch cũ được tính theo ngày tháng tương đương của lịch mới. chẳng hạn như ngày kị của ngài đạo nguyên tông tào động là ngày 28 tháng 8 của lịch cũ (âm lịch) được đổi thành ngày 29 tháng 9 của lịch mới (dương lịch), nhưng ở nông thôn thì vì lí do cày cấy, trồng trọt và các lễ hội như hội vu lan bồn v.v... vẫn dùng lịch cũ. ngoài ra, lựa chọn 1 số định tinh tương đối sáng tỏ hơn ở gần hoàng đạo (tức vòng tròn lớn giao nhau giữa quĩ đạo trái đất quay quanh mặt trời với thiên cầu) chia làm 28 tổ: mão, tất, tuy, sâm, tỉnh, quỉ, liễu (đều thuộc phương đông), tinh, trương, dực, chẩn, dốc, cang, đê (đều thuộc phương nam), phòng, tâm, vĩ, cơ, đẩu, ngưu, nữ (đều thuộc phương tây), hư, nguy, thất, bích, khuê, lâu, vị (đều thuộc phương bắc), gọi là nhị thập bát tú (28 vì sao). thuyết nhị thập bát tú đã thịnh hành ở ấn độ rất sớm, nhưng ấn độ cho rằng sao ngưu không có liên quan gì với sự vận hành của mặt trăng, như luận thụ để sa trong 6 bộ luận của ngoại đạo cũng chỉ nêu tên của 27 sao, do đó có thể biết đời sau ở ấn độ chỉ lưu hành thuyết 27 sao là chính. lại vì tính chất của 27 sao đều khác nhau, cho nên phương pháp tính lấy các ngày tương đương với 27 sao mà bàn về lành, dữ; hoặc đem ngày tháng năm sinh của người phối với 27 sao để đoán vận mệnh tốt, xấu v.v... đều gọi là phép chiêm tinh. hai mươi bảy sao này được chia làm 7 loại là: 1. an trùng tú: tất, dực, đẩu, bích. 2. hòa thiện tú: tuy, dốc, phòng, khuê. 3. độc hại tú: sâm, liễu, tâm, vĩ. 4. cấp tốc tú: quỉ, chẩn, vị, lâu. 5. hung ác tú: tinh, trương, cơ, thất. 6. khinh táo tú (hành tú): tỉnh, cang, nữ, hư, nguy. 7. cương nhu tú: mão, đê. tại các nước châu á từ xưa cũng đã lưu hành thuyết cho rằng sự vận hành của các vì tinh tú có liên quan đến ngày sinh của con người và có thể căn cứ vào đó mà tính toán để đoán lành dữ, tốt xấu. trong các kinh điển phật như kinh ma đăng già, kinh xá đầu gián thái tử nhị thập bát tú, kinh phật mẫu đại khổng tước minh vương, kinh tú diệu v.v... cũng có những thuyết này. tại nhật bản, lấy ngày đầu năm theo lịch cũ là tiên thắng, kế đó là hữu dẫn, tiên phụ, phật diệt, đại an và xích khẩu, theo thứ tự thay nhau để biểu thị sự tốt, xấu trong các ngày đó, gọi là lục diệu nhật, phong tục này bắt nguồn từ trung quốc. những tên gọi của các ngày nói trên bắt đầu xuất hiện từ thời đại giang hộ, nhưng về nguyên do tại sao đặt các tên như thế thì không được rõ.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Thiếu Thất lục môn


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.76.0 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (72 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...