Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: liêu quốc phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: liêu quốc phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


liêu quốc phật giáo:

(寮國佛教) Phật giáo nước Liêu (Lào). Liêu, xưa gọi là Lão qua, là 1 nước nhỏ nằm sâu trong lục địa của bán đảo Trung nam, Bắc giáp Trung quốc, Đông giáp Việt nam, Tây giáp Miến điện, Nam giáp Cao miên. Trong nước có nhiều chủng tộc, nhưng quan trọng thì có 3 chủng tộc: Lào, Kha và Mèo. Chủng tộc Lào vốn có nguồn gốc từ vùng Tây nam Trung quốc, từ đời Đường đến đời Nguyên khoảng hơn 600 năm, chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung quốc và Ấn độ,từng tin thờ Phật giáo, nhưng cũng xem trọng việc cúng tế quỉ thần và mang nặng sắc thái dân tộc. Về sau, chủng tộc này dần dần tiến xuống phía nam rồi định cư ở nước Lào, chiếm 2/3dân số nước này. Phật giáo bắt đầu được truyền vào nước Lào từ sau khi vua Pháp ngang (Fia Nguon, ở ngôi 1353-1373) sáng lập nước Nam chưởng (Lang chang). Vua Pháp ngang thủa nhỏ từng theo cha lưu vong đến Cao miên, được Trưởng lão Ma ha ba sa mạn đa (Mahàpasamanta) dạy dỗ; Vương hậu là con gái của vua Cao miên, là tín đồ thuần thành của Phật giáo, vua Pháp ngang chịu ảnh hưởng của Vương hậu, liền cung thỉnh cao tăng, đúc tượng Phật, làm chùa Ba sa mạn (Pasamanarma), dân chúng Lào cũng dần dần chuyển sang tín ngưỡng Phật giáo. Vào năm Vĩnh lạc thứ 2 (1404) đời Minh, nước Nam chưởng được Trung quốc thừa nhận, phong là Lão Qua Tuyên Úy Ti, Bấy giờ nhằm đời vua Phạ du tam thành thái đang tại vị, vua từng làm chùa Ma na lan (Wat Manorom) và đề cao Phật học. Vua Duy tô (Visoun, ở ngôi 1501-1520) xây chùa Duy tô nổi tiếng để thờ xá lợi Phật. Đến đời vua Tất đạt đề lạp (Sethathirath) lại dựng tháp Đại xá lợi (Dhàtu Luang) lớn nhấtnước Lào ở phía bắc thủ đô Vĩnh trân (Viêng chăn). Giữa thế kỉ XVII, Lào trở thành trung tâm Phật giáo Đông nam á. Về sau bị rơi vào trạng huống phân chia lâu dài, đến đầu thế kỉ XIX thì Viêng chăn trở thành 1 tỉnh của Thái lan. Đến giữa thế kỉ XIX, nhờ Thái lan và Việt nam kèn cựa nhau nên Lào mới được an định, nhưng sau đó bị thế lực người Pháp xâm nhập, cuối cùng, vào năm 1893, Lào trở thành nước bảo hộ của Pháp. Thời kì Pháp thuộc, Phật giáo không còn được nhà nước hộ trì nữa nên rất khó phát triển, nhưng điều may mắn là tuyệt đại đa số nhân dân vẫn kính tin Phật giáo. Nền giáo dục cũ ở quá khứ lấy các chùa làm trung tâm; bây giờ dưới sự thống trị của người Pháp, chính phủ nắm quyền giáo dục. Nhưng vì nền giáo dục quốc dân không được phổ cập, nên chùa Phật vẫn là nơi quan trọng cho hàng trí thức cao thâm và những nhà nghiên cứu Phật giáo mà người Pháp không cách nào ngăn cấm được. Đầu thế kỉ XX, Phật giáo Lào thi hành tổ chức cơ cấu phân chia tầng cấp, dưới nhà nước là châu huyện, dưới châu huyện là xã thôn, các chùa Phật ở xã thôn đều có chư tăng cai quản. Cũng giống như Thái lan, Miến điện và Cao miên. Lào cũng thịnh hành tục lệ người con trai xuất gia 1 lần, tùy theo chí nguyện của mỗi người, hoặc tu 1 thời gian hoặc tu trọn đời. Sau ngày độc lập (1954) đến trước khi nội chiến bùng nổ (1960), Phật giáo Lào phát triển mạnh mẽ, chùa Phú sĩ ở cố đô Luang Brabang là trung tâm Phật giáo, trong chùa thờ pho tượng Phật bằng vàng, nặng hơn 400 ký, được đúc vào thế kỉ XV. Cách cố đô về mạn bắc khoảng 20 cây số, có động Bắc khư, trong động có vô số tượng Phật, được gọi là động Vạn Phật. Sự giáo dục của chư tăng hoàn toàn được nhà nước nâng đỡ, chia làm 3 cấp: Tiểu học, Trung học và giáo dục Phật giáo cao cấp (tương đương với Cao trung). Phật giáo cao cấp do bộ Giáo dục phụ trách, người tốt nghiệp được tôn xưng thêm 2 chữ Ma Ha (Phạm: Mahà). Tín đồ Phật giáo Hoa kiều ở Viêng chăn sáng lập Trung Lào Phật giáo xã. Việt kiều đa số tin theo Phật giáo Đại thừa, có cất chùa Bàng long (Wat Banglong) để hoằng dương Phật pháp. Nền Phật giáo mà người Lào tin thờ cũng giống như Phật giáo ở Miến điện và Thái lan, nghĩa là đều thuộc Phật giáo Nam truyền, dùng tiếng Pàli, như trong thư viện Hoàng gia tàng trữ các kinh điển viết bằng tiếng Pàli trên lá bối, cũng có nhiều loại viết bằng tiếng Thái lan. Nhưng không giống với các nước Nam truyền khác ở chỗ giáo dục Phật giáo và giới luật của tăng đoàn Lào không nghiêm khắc bằng các nước kia, như tỉ khưu được ngồi ăn cơm, uống rượu chung với người tại gia, được nhận đồ trực tiếp do người nữ trao tay và được làm việc chung với người nữ. Nhưng việc tỉ khưu được nhân dân tôn kính cúng dường thì cũng hệt như các nước khác. Nhân dân thường làm việc bố thí, thích vào chùa nghe chư tăng nói pháp và thụ trì trai giới. [X. Liêu quốc Phật giáo sử (Tịnh hải); ERE. Vol.7 Laos; The Pàli Literature of Burma, London, 1909 (M. Bode)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Hạnh phúc khắp quanh ta


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Vì sao tôi khổ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.156.80 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (151 lượt xem) - Việt Nam (95 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...