Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ chủng bất hoàn »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ chủng bất hoàn








KẾT QUẢ TRA TỪ


ngũ chủng bất hoàn:

(五種不還) Cũng gọi Ngũ chủng A na hàm, Ngũ bất hoàn quả, Ngũ chủng ban. Chỉ cho 5 bậc thánh quả Bất hoàn được phân loại theo căn cơ lợi độn và chứng quả A la hán trước hay sau. Đó là: 1. Trung ban (Phạm: Antaraparivinvàyin): Bậc Thánh đã chứng quả Bất hoàn lúc bỏ thân ở cõi Dục sinh lên cõi Sắc, trong giai đoạn Trung hữu chứng quả A la hán và được ban Niết bàn. Lại chia làm 3 bậc: Tốc ban, Phi tốc ban và Kinh cửu ban. 2. Sinh ban (Phạm: Upapadya-pari= nirvàyin): Bậc Thánh quả Bất hoàn sinh vào cõi Sắc, không bao lâu liền khởi tu Thánh đạo, dứt trừ hoặc nghiệp ở thượng địa (cõi Vô sắc) mà vào Niết bàn. 3. Hữu hành ban (Phạm: Sàbhisaô= skàra-parinirvàyin): Bậc Thánh quả Bất hoàn sinh lên cõi Sắc, trải qua thời gian lâu dài, siêng tu gia hạnh mà được ban Niết bàn. 4. Vô hành ban (Phạm: Anabhisaô= skara-parinirvàyin): Bậc Thánh quả Bất hoàn sinh lên cõi Sắc, nhưng chưa thể gia công dụng hạnh, phải trải qua thời gian lâu dài mới đoạn trừ được hoặc ở thượng địa mà được ban Niết bàn. 5. Thượng lưu ban (Phạm: Ùrdhva= srota-parinirvàyin): Bậc Thánh quả Bất hoàn sinh vào trời Sơ thiền của cõi Sắc, từ đó dần dần sinh lên đến cõi trời Sắc cứu cánh, hoặc đến cõi trời Hữu đính mà ban Niết bàn. Lại được chia làm 2 loại là Nhạo tuệ và Nhạo định. Nhạo tuệ là ưa thích trí tuệ, tu các thiền định để sinh lên tầng trời Sắc cứu cánh là nơi cao nhất của cõi Sắc mà vào Niết bàn. Nhạo định là ưa thích thiền định, nhưng không tu lẫn lộn các tĩnh lự khác, dần dần sinh lên cõi trên, cuối cùng sinh lên tầng trời Hữu đính, là nơi cao nhất của cõi Vô sắc mà vào Niết bàn. Thượng lưu ban này lại chia làm 3 loại: Toàn siêu ban, Bán siêu ban và Biến một ban. Ngoài ra, Trung ban và Thượng lưu ban mỗi loại lại lập riêng ra 3 thứ, rồi hợp chung với Sinh ban, Hữu hành ban và Vô hành ban nói ở trên thì thành là 9 loại Bất hoàn. Nếu chỉ lập riêng Thượng lưu ban làm 3 loại và hợp chung với 4 loại trước thì gọi là Thất thiện sĩ thú. Nhưng theo luận Đại tì bà sa quyển 115 thì chỉ lập riêng Trung ban làm 3 thứ là Tốc ban, Phi tốc ban và Kinh cửu ban, rồi hợp chung với 4 Ban còn lại trong 5 loại Bất hoàn mà gọi là Thất thiện sĩ thú. Lại nữa, trong Ngũ chủng bất hoàn, 3 thứ Sinh ban, Hữu hành ban và Vô hành ban hợp chung lại làm 1 Sinh ban, rồi cộng với Trung ban và Thượng lưu ban mà gọi là Tam chủng ban. Hoặc Ngũ chủng bất hoàn thêm vào Vô sắc ban, Hiện ban thì thành Thất chủng bất hoàn. Trong đó, 5 loại từ Trung ban cho đến Thượng lưu ban nhập Niết bàn ở cõi Sắc, Vô sắc ban vì từ trong Thượng lưu ban lập riêng ra, cho nên ban Niết bàn ở cõi Vô sắc. Còn Hiện ban thì nhập tịch ở cõi Dục. [X. kinh Tạp a hàm Q.27; kinh Trung a hàm Q.2, 30; kinh Tọa thiền tam muội Q.hạ; luận Đại tì bà sa Q.174, 175; luận Câu xá Q.24]. (xt. Thất Thiện Sĩ Thú, Cửu Chủng Bất Hoàn).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Thắp ngọn đuốc hồng


Quy nguyên trực chỉ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.246.254 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...