Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ căn »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ căn








KẾT QUẢ TRA TỪ


ngũ căn:

(五根) Phạm: Paĩcendriyàịi. Năm căn. I.Ngũ Căn. Cũng gọi Ngũ sắc căn. Chỉ cho 5 sắc căn, chỗ nương của 5 thức. Tức: Nhãn căn (Phạm:Caksurindriya), Nhĩ căn (Phạm: Zrotrendriya), Tị căn (Phạm:Ghràịendriya), Thiệt căn (Phạm: Jihvendriya), Thân căn (Phạm: Kayendriya). Cũng tức là 5 quan năng chủ về: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Nếu thêm Ý căn vào 5 căn thì gọi là 6 căn. Năm căn ngoài khả năng thu nhận 5 đối tượng ở ngoại giới, còn có khả năng dẫn khởi tác dụng nhận biết của 5 thức trong nội tâm, vì có các tác dụng thù thắng ấy nên gọi là Căn. Lại vì 5 căn là do vật chất (sắc) cấu tạo thành, cho nên cũng gọi là 5 Sắc căn. Phái Số luận có thuyết Ngũ tri căn, trong đó, Thân căn cũng được gọi là Bì căn. Nói về thể của 5 căn, Tát bà đa bộ (Thuyết nhất thiết hữu bộ) chia 5 căn làm 2 thứ là Phù trần căn và Thắng nghĩa căn. Phù trần căn (cũng gọi Phù căn) là các căn thô phù bên ngoài (như mắt, tai, mũi...) tự chúng không có khả năng nhận thức sự vật, phải nhờ vào Thắng nghĩa căn theo bên cạnh giúp sức mới có thể sinh ra tác dụng nhận biết. Những Phù căn này thông thường được gọi là 5 giác quan. Còn Thắng nghĩa căn là bộ phận bên trong của nhục thể, mắt thường (mắt thịt) chẳng thể thấy được, nhưng có tác dụng sinh ra thức và thu lấy cảnh (đối tượng). Thắng nghĩa căn và Phù trần căn tuy cùng do cực vi tạo thành, nhưng Thắng nghĩa căn lấy tịnh sắc do 4 đại thù thắng tạo ra làm thể, là thực pháp nhưng mắt thường không thể thấy được. Do đó, Tát bà đa bộ chủ trương 5 căn là chỉ cho Thắng nghĩa căn, tức là cái mà ngày nay chúng ta thường gọi là hệ thần kinh, chứ không phải Phù trần căn mà thông thường ta gọi là 5 cảm quan. Nhưng Đại chúng bộ... thì cho sắc, hương, vị, xúc là thể của 5 căn, lấy máu thịt làm tính, không có tịnh sắc, không có khả năng nắm bắt đối tượng(thủ cảnh). Tức thuyết này chủ trương 5 căn là Phù trần căn. Còn theo thuyết của Duy thức Đại thừa thì như ngài Hộ pháp lập tịnh sắc hiện hành làm 5 căn, nhưng ngài Nan đà thì cho rằng 5 căn chỉ là chủng tử chứ không phải tịnh sắc hiện hành. [X. luận Phẩm loại túc Q.1; luận Dị bộ tông luân; luận Thành thực Q.4; luận Đại thừa a tì đạt ma tập Q.1; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.3, phần đầu]. (xt. Ngũ Căn Hữu Tứ Sự Tăng Thượng). II.Ngũ Căn. Chỉ cho 5 căn vô lậu trong 37 đạo phẩm. Năm căn này là cội gốc sinh ra hết thảy pháp lành có tác dụng tăng thượng đối với việc áp phục phiền não, dẫn vào Thánh đạo, cho nên được gọi là Căn (gốc rễ). Đó là: 1. Tín căn (Phạm: Zraddhendriya): Tin Phật, Pháp, Tăng, tin đạo lí Tứ đế (khổ, tập, diệt, đạo). 2. Tiến căn (Phạm: Vìryendriya), cũng gọi Tinh tiến căn, Cần căn: Gắng sức mạnh mẽ tu tập pháp lành. 3. Niệm căn (Phạm: Smftìndriya): Nhớ nghĩ chính pháp. 4. Định căn (Phạm: Samàdhìndriya): Chú tâm vào 1 đối tượng duy nhất, không để tán loạn. 5. Tuệ căn (Phạm: Prajĩendriya): Ở trong định khởi trí quán, biết rõ chân lí như thực. Cứ theo Đại thừa nghĩa chương quyển 16 thì 5 căn này theo thứ tự còn có tác dụng đối trị với bất tín, giải đãi (biếng nhác), phóng dật (buông thả), trạo cử (xao động) và phiền não vô minh. Ngoài ra, theo Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết (hội bản) quyển 7, phần 1, thì người tu hành mầm lành tuy đã hơi nứt nhưng vẫn chưa sinh rễ (căn), nay tu 5 pháp khiến cho rễ lành sinh ra, vì thế 5 pháp này đều gọi là Căn. Năm căn và 5 lực trong 37 đạo phẩm là cùng 1 thể, 5 lực hiển bày sức tăng thượng của 5 căn. Năm lực là pháp tu của người lợi căn, 5 căn là pháp tu của người độn căn. Năm căn này cũng có tác dụng tăng thượng đối với pháp vô lậu. [X. kinh Tạp a hàm Q.26; kinh Tăng nhất a hàm Q.23, 42; luận Đại tì bà sa Q.96; luận Đại trí độ Q.90; luận Du già sư địa Q.57; Pháp giới thứ đệ Q.trung]. (xt. Tam Thập Thất Đạo Phẩm).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy Sơn cảnh sách văn


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.122.162 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...