Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngoại chủng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngoại chủng








KẾT QUẢ TRA TỪ


ngoại chủng:

(外種) Đối lại: Nội chủng. Chỉ cho hạt giống của các loại thực vật như lúa bắp... mà thông thường thế gian gọi là Chủng tử, còn các nhà Duy thức học thì đặc biệt gọi là Ngoại chủng. Từ Chủng tử là 1 trong những thuật ngữ trọng yếu của Duy thức học Đại thừa. Yếu chỉ của tông Pháp tướng (tức tong Duy thức) là chia tâm thức của hữu tình chúng sinh làm 8 thức, trong đó, thức thứ 8 được gọi là A lại da, có tính chất thu góp và cất chứa các pháp, là gốc của 7 thức kia. Những chủng tử được cất giữ trong thức A lại da này có công năng như hạt giống của thực vật, có khả năng sinh ra tất cả hiện tượng, vì thế gọi là Chủng tử. Điểm khác nhau là ở chỗ hạt giống (chủng tử) của thực vật là 1 thật thể, còn chủng tử trong thức A lại da thì là 1 loại tác dụng tinh thần thuần túy.Duy thức học lấy Ba pháp hai lớp làm nhân quả, xác lập mối quan hệ giữa sự hình thành vũ trụ và chủng tử. Tức Duy thức học cho rằng: Ngay khi sắc pháp (vật chất) và tâm pháp (tinh thần) hòa hợp thì chủng tử sẽ khiến cho ngoại giới trước mắt sinh ra 1 tác dụng hoặc 1 hiện tượng nào đó, gọi là Hiện hành, 1 khi pháp Hiện hành hình thành thì có năng lực huân tập chủng tử, hoặc nhiễm hoặc tịnh. Như thế là cấu thành Ba pháp, tức là 3 yếu tố: Chủng tử năng sinh (chủng tử có sẵn từ trước) Hiện hành sở sinh và Tân chủng sở huân (chủng tử mới do Hiện hành huân tập). Ba pháp này có quan hệ nhân quả hai lớp, tức là ngay khi chủng tử sinh hiện hành, Hiện hành huân chủng tử thì chúng đồng thời xoay vần làm nhân quả cho nhau và từ đó biến hiện ra muôn vật trong thế gian. Vì vậy biết rằng hết thảy muôn pháp hữu vi vô vi như vạn tượng la liệt trong vũ trụ, khổ vui, suy thịnh v.v... tất cả đều do chủng tử trong thức A la da của con người sinh thành biến hiện đó là luận chỉ cơ bản Vạn pháp duy tâm tạo của tông Duy thức. Theo đó thì các nhà Duy thức gọi chủng tử trong thức A lại da là Nội chủng và cho rằng chủng tử (hạt giống) của lúa, ngô, đậu... chẳng phải là vật chân thực, mà đều do chủng tử đã có sẵn bên trong thức A lại da phát triển thành Hiện hành mà biến ra. Vì muốn phân biệt với Nội chủng trong tâm thức, nên tạm mượn tên của thế gian mà gọi là Ngoại chủng. Chủng tử ngoại chủng cũng như nội chủng được chia làm 2 loại là Bản hữu (vốn có sẵn) và Tân huân (mới huân tập), nhưng sự huân tập của ngoại chủng và nội chủng có khác nhau. Cứ theo luận Thành duy thức quyển 2, nếu ngoại chủng có bản chất thì có huân tập và làm duyên tăng thượng cho sự sinh trưởng; còn nếu không có bản chất thì không có huân tập và phải lấy nội chủng làm duyên cho sinh nhân. Nhưng luận Nhiếp đại thừa thì lại nói khác. [X. luận Câu xá Q.4, 5; luận Thành duy thức Q.3; luận Nhiếp đại thừa Q.thượng; luận Hiển dương thánh giáo Q.17]. (xt. Chủng Tử).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Gõ cửa thiền


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.81.240 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...