Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: mộng kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: mộng kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


mộng kinh:

(夢經) Chỉ cho những đoạn văn kinh hoặc những bản kinh Phật có liên quan đến mộng. Cách nhìn và sự giải thích về mộng trong các kinh điển của Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa đều khác nhau. Kinh điển Tiểu thừa không phải lấy bản thân mộng làm đối tượng, mà chỉ có ý mượn giấc mộng để ám chỉ 1 sự kiện hoặc 1 biến chuyển trọng đại. Còn kinh điển của Đại thừa thì nói rõ về bản chất của mộng, đồng thời bàn đến vấn đề mấu chốt là mộng có thực thể hay không và nếu có thì thiện, ác khác nhau ra sao? Cho nên, quan điểm của kinh điển Tiểu thừa có tính nguyên thủy, tự nhiên, còn quan điểm của kinh điển Đại thừa thì có tính phê phán, siêu hình. Trong kinh điển Phật giáo, bộ luận đầu tiên bàn về bản chất và tự tính của mộng là luận Đại tì bà sa quyển 37, trong đó có nói (Đại 27, 193 trung): Nếu mộng chẳng phải thực thì trái với Khế kinh. Như vậy, luận này chủ trương mộng là có thật và phải chịu trách nhiệm (nghiệp báo) về đạo đức. Cũng quyển 37 của luận đã dẫn, nêu ra 5 thuyết có liên quan đến tự tính (bản chất, bản thể) của mộng: 1. Các ngài Pháp cứu, Giác thiên căn cứ vào thuyết của các ngài Diệu âm và Thế hữu lấy toàn bộ tác dụng tinh thần của tâm, tâm sở làm bản thể của mộng. 2. Lấy ý làm tự tính của mộng, tức là tác dụng của ý thức trước khi ngủ chợt hiện ở trong mộng. 3. Lấy niệm làm tự tính của mộng, niệm chỉ cho kí ức. Nghĩa là từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến vị lai, tác dụng của kí ức liên tục không gián đoạn, đó là tự tính của mộng, bởi thế mới có trường hợp kí ức ở quá khứ hiện ra trong cảnh mộng ở hiện tại và sau khi người ngủ tỉnh dậy có thể kể lại giấc mộng cho người khác nghe. 4. Lấy Ngũ thủ uẩn làm tự tính của mộng. Ngũ thủ uẩn tức là sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Trong khi ngủ, các uẩn đắp đổi giúp đỡ lẫn nhau để cấu thành các việc trong mộng, vì thế lấy đó làm tự tính của mộng. 5. Lấy tất cả pháp (tức là hết thảy muôn tượng tâm và vật) làm tự tính của mộng. Trong kinh điển Phật giáo, có rất nhiều kinh văn liên quan đến mộng, thường thấy hơn cả là điềm mộng lành khi đức Phật gá thai và mộng dữ khi đức Phật nhập diệt. Điềm mộng đức Phật gá thai thấy được chép trong các kinh luận: - Kinh Thái tử thụy ứng bản khởi quyển thượng. - Kinh Chúng hứa ma ha đế quyển 3. - Kinh Phổ diệu quyển 2. - Kinh Quá khứ hiện tại nhân quả quyển 1. - Kinh Pháp hoa trong phẩm Phổ hiền khuyến phát. - Kinh Quán Phổ hiền bồ tát hành pháp. - Kinh Ma ha ma da. - Thiện kiến luật tì bà sa quyển 12. - Luận Câu xá quyển 9. - Luận Dị bộ tông luân. - Ma ha chỉ quán quyển 2 thượng. Điềm mộng đức Phật nhập Niết bàn được ghi trong các kinh luận: - Kinh Đại bát niết bàn quyển hạ. - Kinh Đại bát niết bàn quyển 40, bản tiếng Phạm. - Kinh Niết bàn hậu phần quyển hạ. - Kinh Ma ha ma da quyển hạ. - Kinh Ca diếp phó Phật bát niết bàn. - Luận Đại trí độ quyển 3. - Điều Câu thi na yết la quốc trong Đại đường tây vực kí quyển 6. - Pháp uyển châu lâm quyển 10, 12. Ngoài ra, cũng có mộng liên quan đến việc đức Phật xuất gia được ghi trong các kinh điển về Phật truyện như kinh Quá khứ hiện tại nhân quả quyển 2 v.v... Còn Bát nhã bộ nói về mộng, thì như phẩm Mộng hành trong kinh Đại bát nhã quyển 451, có nêu lên quan điểm của đức Thích tôn và các ngài Xá lợi phất, Tu bồ đề, Di lặc... bàn về nghiệp trong mộng, đây là đại biểu điển hình cho lập trường có tính phê phán, tính suy xét đối với mộng được biểu hiện trong kinh điển Đại thừa và kết luận của kinh điển Đại thừa là mộng đã tiến vào Đệ nhất nghĩa đế. Nghĩa là nếu cho rằng hiện thực và cảnh mộng có sai khác nhau thì tức là vọng kiến, mà triệt để chấp nhận quan điểm hiện thực tức mộng mới phù hợp với tư tưởng Không của Bát nhã. Lại nữa, kinh Đại bát nhã quyển 596 và luận Đại trí độ quyển 6, dùng 10 thí dụ để thuyết minh thực tướng Bát nhã, thì trong đó có 1 dụ như mộng. Trong 10 thí dụ của kinh Đại phẩm bát nhã quyển 1, nói rõ các pháp đều không, cũng có 1 thí dụ về mộng. Rồi 10 thí dụ trong kinh Duy ma, nói về thân người vô thường, cùng có 1 thí dụ mộng. Ngoài ra, luận Đại trí độ quyển 7 cũng có ghi mộng của 3 dâm nữ, nhờ đó để thuyết minh ý chỉ nhiệm mầu của các pháp thực như thế, đều từ niệm sinh. Nhưng điềm mộng trong các kinh như kinh Đại phương đẳng đà la ni quyển 1, thuộc Phương đẳng bộ và kinh Kim quang minh tối thắng vương quyển 2, thuộc Bí mật bộ, thì ý thú rất khác với điềm mộng trong kinh Bát nhã nói trên. Trong đó, sự tích Thập nhị mộng vương (Thập nhị thần vương, Thập nhị đại vương) ghi trong kinh Đại phương đẳng đà la ni, sự tích Kim cổ thuyết pháp (Trống vàng nói pháp) trong kinh Kim quang minh tối thắng vương, đều thuộc trường hợp Thiên nhân nhập mộng (Trời người thấy mộng) chứ không phải dùng mộng làm thí dụ để hiển bày ý chỉ mầu nhiệm của lí Không. Trong các kinh Phật hiện còn, những kinh lấy mộng làm chủ đề toàn kinh thì có: 1. Kinh A nan thất mộng, 1 quyển, cũng gọi Thất mộng kinh, do ngài Đàm vô lan dịch vào đời Đông Tấn, được thu vào Đại chính tạng tập 14. Nội dung nói về việc ngài A nan nằm mộng thấy 7 việc xấu, như thấy những ngọn lửa từ ao hồ bốc lên ngùn ngụtv.v... mà đức Phật tiên đoán đó là điềm báo trước việc Phật pháp sẽ suy tàn trong đời vị lai. 2. Ca chiên diên vị Ác sinh vương giải bát mộng duyên, cũng gọi kinh Bát mộng, do các ngài Cát ca dạ và Đàm diệu cùng dịch vào đời Nguyên Ngụy, được thu vào kinh Tạp bảo tạng quyển 9 trong Đại chính tạng tập 4. Nội dung nói về việc ngài Ca chiên diên giải thích 8 điềm mộng của Ác sinh vương, khiến cho bạo chúa này qui y Tam bảo. 3. Xá vệ quốc vương mộng kiến thập sự kinh,1 quyển, cũng gọi Thập mộng kinh, Vô hi vọng kinh, được thu vào Đại chính tạng tập 2. Bản dịch khác là Xá vệ quốc vương thập mộng kinh, 1 quyển, cũng được thu vào Đại chính tạng tập 2. Nội dung nói về 10 điềm mộng của vua Ba tư nặc. 4. Cấp cô độc trưởng giả nữ đắc độ nhân duyên kinh, 3 quyển, do ngài Thí hộ dịch vào đời Tống, được thu vào Đại chính tạng tập 2. Có bản dịch khác là Tu ma đề nữ kinh, 1 quyển, do ngài Chi khiêm dịch vào đời Ngô, cũng được thu vào Đại chính tạng tập 2. Nội dung nói về việc đức Phật vì muốn giải thích về nhân duyên quá khứ của nàng Thiện vô độc (Phạm: Sumàgadhà, Tu ma đề), con gái của Trưởng giả Cấp cô độc, nên Ngài thuật lại 10 điềm mộng chẳng lành của vua Ngật lật chỉ (Phạm: Kfkin) ở đời quá khứ cho Thiện vô độc nghe, nhờ đó mà nàng được độ. 5. Đại mộng bản sinh kinh (Phạm: Mahàsupina Jàtaka), cũng gọi Thập lục mộng kinh. Nội dung nói về 10 điềm mộng dữ của vua Ba tư nặc, cùng lời đoán mộng của Bà la môn và sự giải thích của đức Phật. [X. kinh Tạp a hàm Q.7; kinh Tăng nhất a hàm Q.51, kinh Đại bảo tích Q.73, 74; luật Ngũ phần Q.26; kinh Tu hành bản khởi Q.thượng; luận Đại trí độ Q.64; Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.2 phần 2; Khai nguyên thích giáo lục Q.15]. (xt. Mộng).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.129.100 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...