Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: mật tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: mật tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


mật tông:

(密宗) Cũng gọi Chân ngôn tông, Du Già tông, Kim Cương Đính tông, Tì Lô Giá Na tông, Khai Nguyên tông, Bí mật thừa. Tông phái Đại thừa nương vào pháp môn Chân ngôn đà la ni, tu diệu hạnh Ngũ tướng, Tam mật, để mong cầu thành Phật ngay nơi thân này, là 1 trong 13 tông của Phật giáo Trung Quốc và 1 trong 8 tông của Phật giáo Nhật Bản. Tông này chủ yếu lấy kinh Kim Cương Đính làm Kinh tạng, kinh Tô Bà Hô làm Luật tạng và luận Thích Ma Ha Diễn làm Luận tạng. Các kinh điển của Mật giáo được gọi chung là Mật kinh. Tông này được gọi là Mật giáo (đối lại với Hiển giáo) là vì hiển bày giáo lí của mình là rất sâu xa bí mật, mà coi các giáo phái Đại thừa khác là nông cạn hời hợt. Hơn nữa, tông này còn cho rằng giáo pháp của 2 bộ Kim Cương Giới và Thai Tạng Giới do Pháp thân Phật Đại Nhật Như Lai tuyên thuyết mới chính là cảnh giới tự nội chứng của Phật, rất huyền nhiệm bí mật, cho nên tự xưng là Mật. Vả lại, vì không được truyền dạy pháp này cho những người chưa thụ quán đính, cho nên gọi là Mật. Về giáo nghĩa hiển bày chân lí thì không có sự sai biệt giữa Hiển giáo và Mật giáo, nhưng về mặt hành trì thì Mật giáo có những nghi quĩ đặc thù, khác với các tông phái khác, nên thích hợp với danh xưng Mật tông. Lại nữa, sự học vấn và tu hành của Mật giáo, gọi là Mật học. Bậc tông sư hoặc tăng đồ tu học Mật giáo, gọi là Mật gia. Đồ chúng tu hành Mật giáo, gọi là Mật chúng; đạo tràng tu học Mật giáo, gọi là Mật tràng. Mật tông Ấn Độ bắt nguồn từ kinh điển Phệ đà cổ xưa, về sau lưu hành trong các tầng lớp dân gian. Trong quá trình phát triển lâu dài, Phật giáo dần dần đã thấm vào tín ngưỡng dân gian và chịu ảnh hưởng cũng như tiếp thu, ứng dụng những chú thuật Mật pháp này để bảo vệ giáo đồ, tiêu trừ tai chướng, xưa nay thông thường gọi những mật pháp này là Tạp mật. Mật tông cũng du nhập các vị thần của Phệ đà vào Phật giáo, nên đã xuất hiện rất nhiều các vị Minh Vương, Bồ Tát, chư thiên, chân ngôn chú ngữ v.v... Bởi vậy, trong các kinh điển Đại thừa ở thời kì sau lại thấy xuất hiện 1 loại kinh điển lấy Đà la ni (Phạm: Dhàraịi) làm chủ. Trong Kinh tạng và Luật tạng Pàli có kinh điển nói những bài kệ Hộ thân mà Phật giáo đồ ở các vùng Tích Lan biên tập thành kinh gọi là kinh Minh hộ (Pàli: Paritta), cho đến nay vẫn còn truyền tụng; lại có kinh Đại hội (được thu vào Trường A Hàm) là kinh điển liệt kê tên các hội chúng nghe pháp. Các kinh điển này được cho là khởi nguồn của Mật giáo đà la ni và Mạn đồ la sau này. Đến khoảng thế kỉ IV, mới xuất hiện kinh điển độc lập chuyên nói về chú pháp như kinh Khổng Tước Minh Vương, cho rằng miệng niệm chân ngôn, trong tâm thống nhất, kiến lập đàn bằng đất hình vuông, hình tròn, cúng dường các vị tôn, nghiêm tu nghi lễ v.v... sẽ được công đức bất khả tư nghị. Đến hậu bán thế kỉ VII, Phật giáo Ấn Độ tiến vào thời kì toàn thịnh. Lúc này đã có kinh, giáo, quĩ, nghi. Mật giáo chân chính mới khai triển, dùng chân ngôn, Đà la ni làm trung tâm để phát triển triết học Phật giáo Đại thừa, đặt định nền tảng vững chắc. Đây là Mật tông thuần chính (thuần mật), lấy kinh Đại nhật và kinh Kim cương đính làm chủ. Kinh Đại nhật được thành lập tại Ấn độ ở nửa sau thế kỉ VII, lấy Đại nhật Như lai làm trung tâm, cùng với các vị tôn đã được nói trong các kinh điển Tạp mật mà tập đại thành Thai tạng giới mạn đồ la. Kinh Đại Nhật kế thừa giáo thuyết kinh Hoa Nghiêm, chủ trương dựa trên sự tướng hiện thực mà trực tiếp quán xét chân tướng của vũ trụ. Kinh Kim Cương Đính được thành lập muộn hơn, lưu hành ở Nam Ấn Độ, kế thừa học thuyết của phái Phật giáo Du Già, đề xướng pháp quán Ngũ tướng thành thân(trong thân tâm có đủ 5 tướng đồng nhất với Bản tôn). Thuần mật lấy 2 bộ kinh trên làm nền tảng, không bao lâu đã bị suy đồi tại Ấn Độ. Vào thế kỉ thứ VIII, Thuần mật được ngài Thiện vô úy truyền đến Trung Quốc, rồi sau được truyền đến Nhật Bản trở thành tông Chân ngôn. Mật giáo hưng khởi vào thế kỉ VII, đến thế kỉ XI, Phật giáo Ấn Độ suy vong thì Mật giáo cũng rơi vào tình trạng đình đốn. Tuy nhiên, tại Trung Ấn Độ, Mật giáo vẫn hưng thịnh và sau khi dung nhập với giáo thuyết của phái Tính lực (Phạm: Zàktà) thì trở thành Mật giáo tả đạo, đặc biệt chú trọng thuyết Đại lạc (Phạm:Mahàsukha- vàda) trong kinh Kim Cương Đính của Thuần mật. Từ đầu thế kỉ VIII trở đi, Mật giáo được truyền vào Tây Tạng, trở thành nền tảng của Lạt ma giáo. Đến thế kỉ X và XI, 1 phần kinh điển của Mật giáo được lưu truyền và phiên dịch ở Trung Quốc, nhưng chưa có ảnh hưởng về mặt tư tưởng. Tóm lại, theo lịch sử phát triển của Mật giáo mà nhận xét, thì Tạp mật hưng khởi trước, kế đến là Thuần mật và sau cùng là Mật giáo tả đạo. Cứ theo truyền thuyết, Đại Nhật Như Lai, cùng 1 lúc vượt qua 3 thời, ở nơi cung điện Pháp giới tâm tại cõi trời Sắc cứu kính, đối với các nội quyến thuộc như ngài Kim Cương Tát Đỏa v.v... từ trong tâm lưu xuất pháp nội chứng, tự thụ pháp lạc mà tuyên thuyết kinh Đại Nhật, rồi lại ở cung Chân ngôn mà tuyên thuyết kinh Kim Cương Đính, sau do Kim Cương Tát Đỏa kết tập (Thai Mật của Nhật Bản cho rằng ngài A Nan cũng tham dự). Sau Phật nhập diệt khoảng 800 năm, Bồ Tát Long Mãnh (Long thụ) trì chú vào 7 hạt cải trắng để mở tháp sắt cao 16 trượng (biểu thị 16 vị Bồ Tát trong Kim Cương Giới) ở Nam Thiên trúc, đích thân nhận 2 bộ Đại kinh này từ ngài Kim Cương Tát Đỏa (Thai Mật thì cho rằng bộ kinh Đại Nhật ở ngoài tháp sắt và do Bồ Tát Văn Thù trao cho). Về sau, ngài Long Mãnh truyền cho ngài Long Trí. Trải qua khoảng 700 năm (tương truyền, ngài Long Trí Thọ 7, 8 trăm tuổi) sau, Đại kinh lại được truyền cho ngài Thiện Vô Úy. Vì vậy, Mật giáo tôn ngài Long Mãnh là Tổ sư khai sơn, kinh Đại Nhật và kinh Kim Cương Đính là Thánh điển căn bản và vị Giáo chủ là đức Đại Nhật Như Lai (Phật Tì Lô Giá Na). Vì việc thuyết pháp khác với đức Thích Tôn nên gọi là Kim Cương Thừa. Kim Cương Thừa, ở Nhật Bản là chỉ cho Thuần mật, ở Ấn Độ và người Âu châu thì quen chỉ cho Mật giáo tả đạo (Kim cương thừa, tiếng Anh là Tantric Buddhism). Kim cương thừa, theo nghĩa rộng, được chia làm 2 phái: 1. Phái hữu: Lấy kinh Đại Nhật làm chủ, tức chỉ cho Thuần mật, mang đậm sắc thái chủ nghĩa thần bí, muốn nhờ vào chú thuật để thực hiện sự hợp nhất giữa vũ trụ và tinh thần, hầu chi phối thế lực tự nhiên và vận mệnh con người; phái này còn được gọi là Chân ngôn thừa (Phạm: Mantrayàna) và được truyền từ Trung quốc đến Nhật bản, trở thành Chân ngôn tông, gọi là Đường Mật hoặc Đông Mật. Còn Mật giáo do tông Thiên Thai truyền ở Nhật Bản thì gọi là Thai Mật. 2. Phái tả: Lấy kinh Kim Cương Đính làm chủ, tức là Mật giáo tả đạo, khẳng định bản năng của con người, muốn ngay nơi bản năng ấy mà tìm ra lẽ chân thực, nên gọi là Kim cương thừa, Dị hành thừa, (Phạm: Shahajì-yàna) hoặc gọi là Tính lực phái, nói theo lập trường của Phật giáo nguyên thủy thì phái này là bàng môn tả đạo. Phái này coi trọng pháp Song thân và từ thế kỉ IX trở đi, kết hợp với Ấn Độ giáo nên ngày càng thêm hưng thịnh. Về sau, phái này được truyền vào Tây Tạng, trở thành nòng cốt của Tạng Mật. Tạng Mật tức là Mật tông của Phật giáo Tây Tạng do các ngài Liên Hoa Sinh và Tịch Hộ truyền vào từ thế kỉ VIII. Ở giai đoạn đầu sau khi du nhập, Mật pháp Tây Tạng phần nhiều thực hành theo 2 bộ Hành và Sự mà trong sử gọi là Cựu mật pháp. Đến đầu thế kỉ XI, các ngài Nhân Khâm Tang Ba v.v... phiên dịch các loại kinh điển của Mật giáo Du Già, trong sử gọi là Tân mật pháp. Từ đó, Mật pháp của 2 bộ Du Già và Vô Thượng Du Già được thịnh hành và truyền thừa trong các phái Phật giáo Tây Tạng. Mật tông truyền sang Trung Quốc cũng trải qua 2 giai đoạn này. Mật tông truyền đến Trung Quốc bắt đầu vào thời Tam Quốc, khi ấy ngài Chi Khiêm ở nước Ngô đã dịch nhiều bộ kinh Mật giáo rất nổi tiếng như: Bát Cát Tường Thần Chú Kinh, Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh, Hoa Tích Đà La Ni Thần Chú Kinh, Trì Cú Thần Chú Kinh, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Chú Kinh, Thất Phật Thần Chú Kinh v.v... Sang đời Đông Tấn thì có ngài Bạch Thi Lê Mật Đa La dịch kinh Đại Quán Đính Thần Chú, kinh Khổng Tước Vương; ngài Trúc Đàm Vô Lan dịch 25 bộ như: Kinh Đà Lân Bát Chú, kinh Ma Ni La Chiên Thần Chú v.v... Đến đời Đường, ngài Nghĩa Tịnh cũng dịch hơn 10 bộ kinh Mật giáo như: Kinh Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Tâm Đà La Ni, kinh Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Chú Tạng Trung Nhất Tự Chú Vương, Xưng tán Như Lai công đức thần chú v.v... Ngoài ra, trong các kinh điển của Hiển giáo cũng có rất nhiều chú đà la ni, không thể kể hết. Nhưng từ trước đến đây chỉ là những kinh Tạp mật được truyền dịch mà thôi. Đến khoảng năm Khai Nguyên (713- 741) đời vua Đường Huyền Tông, ngài Thiện Vô Úy và ngài Kim Cương Trí là 2 vị Đại sư thuộc Thuần mật, ở Trường An, lần lượt phiên dịch và truyền bá các kinh điển căn bản, thiết lập đạo tràng Quán đính, Mật tông Trung Quốc đến đây mới thực sự có hệ thống. Ngoài ra, còn có các ngài Bất Không, Nhất Hạnh, Huệ Quả, Biện Hoằng, Tuệ Nhật, Duy Thượng, Nghĩa Viên, Nghĩa Minh, Không Hải, Nghĩa Tháo, Tuệ Tắc v.v... đều truyền trì Thuần mật. Trong đó, ngài Không Hải (Đại sư Hoằng pháp) người Nhật Bản, đến Trung Quốc vào năm Trinh nguyên 20 (804) đời Đường, theo ngài Huệ quả thụ pháp, sau trở về nước, hoằng dương Mật giáo và trở thành vị Tổ của tông Chân ngôn Nhật Bản. Sau Pháp nạn Hội xương, tiếp đến cuối đời Đường đầu đời Ngũ đại, chiến tranh loạn lạc kéo dài, kinh sớ của Mật tông hầu hết đều bị thiêu hủy. Từ đó về sau, nói đến Du Già chỉ còn là hình thức pháp sự mà thôi. Đến đời Tống tuy có các ngài Pháp hiền, Thí hộ, Pháp thiên v.v... truyền dịch kinh điển, nghi quĩ Mật giáo nhưng chưa thể phục hưng được. Vả lại, Mật tông ở thời này đã khác với Mật tông đời Đường. Mật tông đời Đường có thể nói Mật tông thống nhất, có hệ thống truyền thừa. Còn Mật tông đời Tống thì phân hóa, thông tục, lấy việc sùng bái vị Bản tôn đặc định và tụng trì chân ngôn đà la ni của Ngài làm chủ. Là vì đời Tống du nhập Thời luân đát đặc la của Mật tông Ấn Độ nên đã lập ra nhiều vị Bản tôn Minh vương Phẫn nộ rất uy mãnh. Đời Nguyên ấn định Lạt ma giáo làm Quốc giáo, mà Lạt ma giáo thực ra chỉ là Phật giáo Tây Tạng lấy Mật tông làm nền tảng. Về sau, vì các vua chúa nhà Nguyên quá ưu đãi Lạt ma giáo, nên đã đưa đến tình trạng thối nát của phái Hồng giáo, khiến ngài Tông Khách Ba phải ra tay làm cuộc cải cách và thành lập phái Hoàng giáo để phục hưng nền Phật giáo thuần túy của Tây Tạng. Điểm bất đồng lớn nhất giữa Hiển tông và Mật tông là ở sự truyền thừa và nghi quĩ tu trì. Đối với Hiển tông, về giáo lí thì cố nhiên phải có thầy truyền trao, nhưng về pháp môn tu trì thì không nhất định có thầy truyền trao và nghi quĩ nghiêm khắc, như Ngũ Trùng Duy Thức Quán của Du Già, Đại tiểu chỉ quán của tông Thiên Thai, dù không có thầy truyền thụ cũng có thể tự mình tu tập. Trái lại, nghi lễ của Mật tông thì rất phiền phức, các tông giáo trên thế giới không có tông giáo nào sánh kịp. Từ lúc mới qui y thụ Quán đính đến bậc Kim cương Thượng sư có 1 trình tự nhất định, không thể vượt qua được, khác rất xa với phương tiện giản dị của Hiển giáo. Nói về giáo nghĩa thì Hiển tông cho rằng Ứng thân Phật thuyết pháp, Mật tông thì lại cho rằng Pháp thân Phật thuyết pháp. Hiển tông cho rằng người tu hành phải trải qua 3 đại a tăng kì kiếp, tu lục độ vạn hạnh mới chứng được quả Phật, còn Mật tông thì chủ trương chỉ cầu tu diệu hạnh Tam mật cũng có thể thành Phật ngay ở kiếp này. Ngoài ra, còn có thuyết Lục đại duyên khởi, lục đại tức là 6 yếu tố đất, nước, lửa, gió, không và thức, 6 yếu tố này là bản thể của tất cả các pháp, có năng lực tạo ra tất cả, từ chư Phật cho đến căn thân, thế giới của hết thảy chúng sinh, tức là 4 thứ pháp, 3 loại thế gian đều do 6 yếu tố này sinh ra. Căn cứ vào Lục đại duyên khởi này mà lập nghĩa chúng sinh và Phật bình đẳng, 4 thứ Mạn đồ la Đại, Tam, Pháp, Yết cũng do Lục đại duyên khởi mà hiển hiện đức tướng của pháp thân. Nếu chúng sinh tu trì theo diệu hạnh tam mật, khi khế chứng tích đức thì liền thành Phật ngay ở đời hiện tại này. Tam mật gia trì diệu hạnh tức là tay kết khế ấn, miệng tụng chân ngôn của chư Phật và tâm trụ nơi Tam ma địa. Nếu tu hành đúng như lời dạy, thân khẩu ý (tam mật) của hành giả có thể tương ứng với thân khẩu ý của chư Phật, thì mau chóng được thành Phật. Thân khẩu ý của chư Phật tức là 4 thứ Mạn đồ la Đại, Tam, Pháp, Yết: Đại mạn đồ la là thân của chư Phật, Tam ma da mạn đồ la là ý mật, Pháp mạn đồ la là khẩu mật, còn Yết ma mạn đồ la là nghiệp dụng của 3 Mạn đồ la kia. Tóm lại, 4 thứ Mạn đồ la đầy đủ tam mật của chư Phật và bao nhiếp tất cả Mạn đồ la. Mạn đồ la được y cứ vào kinh Đại Nhật mà kiến lập, gọi là Mạn đồ la Thai tạng giới; Mạn đồ la được y cứ vào kinh Kim Cương Đính mà kiến lập, gọi là Mạn đồ la Kim Cương Giới. Mạn đồ la Thai tạng giới biểu thị cho lí bản giác, cho nên cũng gọi là Nhân mạn đồ la; Mạn đồ la Kim Cương Giới biểu thị cho trí thủy giác, cho nên cũng gọi là Quả mạn đồ la. Đối với các Mạn đồ la được y cứ vào các kinh khác mà kiến lập như Biệt tôn mạn đồ la v.v... thì 2 bộ Mạn đồ la Kim Cương Giới và Thai tạng giới này được gọi là Tổng đức mạn đồ la. Ngoài ra, tất cả Phật, Bồ Tát đều là những Tôn vị cá biệt được phát xuất từ Pháp thân Đại Nhật Như Lai, mỗi vị đại biểu cho đức riêng của mình, là bản tôn của 1 môn. Trái lại, Đại Nhật Như Lai biểu thị cho đức chung, là bản tôn của phổ môn. Trong các Tôn vị của 1 môn, thì 4 đức Phật như A Súc, Bảo Sinh v.v... tượng trưng cho 4 trí như Đại viên kính v.v... Bốn vị Phật mỗi vị đều có 4 Bồ Tát thân cận, hợp lại thành 16 vị Đại Bồ Tát, lại cộng chung với 4 Bồ Tát Ba La Mật, 4 Nhiếp Bồ Tát và 8 Bồ Tát cúng dường thì có tất cả 37 tôn vị, đều phát sinh từ trí Pháp giới thể tính của đức Đại Nhật Như Lai. Nếu hành giả thường dùng tín tâm thanh tịnh, an trụ nơi tam muội Kim cương tát đỏa, tu trì diệu hạnh Ngũ tướng thành thân, thì liền được khế chứng Phật trí, viên mãn Phật thân, thành tựu sự nghiệp lợi tha. Mật tông còn y cứ vào kinh Đại Nhật và luận Bồ đề tâm mà lập thuyết Thập trụ tâm. Chín tâm từ Dị sinh đê dương đến Cực vô tự tính là trụ tâm của thế gian, xuất thế gian, Tiểu thừa, Đại thừa, Nhị thừa, Nhất thừa ... còn tâm Bí mật trang nghiêm thứ 10 là trụ tâm của Chân ngôn Mật tông. Cũng tức là Mật tông chủ trương phàm thánh không 2, 1 mảy bụi, 1 pháp đều trụ nơi nguồn trí lúc ban đầu, tất cả đều là đất tâm của Tam ma địa, cho nên đối với bậc thượng căn thượng trí, thì những động tác như đi đứng ngồi nằm, mở miệng nói năng, cho đến lòng nhớ niệm tưởng, tất cả đều thành Tam mật vô tướng. Còn đối với những người căn cơ yếu kém thì nương vào pháp môn Tam mật hữu tướng mà tu trì, cũng có thể tương ứng với đức của các tôn vị thuộc Tam bộ, dùng ngay thân hiện tại mà chứng Phật bồ đề. Tóm lại, đặc chất tư tưởng của Mật tông là: Về phương diện Giáo chủ, Mật tông cho rằng Hiển giáo do Ứng thân Thích Ca nói ra, còn Mật giáo là do Pháp thân Đại nhật Như Lai nói. Về phương diện Pháp thân thì Pháp thân của Hiển giáo là lí thể không hình không tướng, còn Pháp thân của Mật giáo thì có hình có tướng và có thể nói pháp. Về phương diện pháp được nói ra, thì cảnh giới Bát bất trung đạo vắng lặng của tông Tam luận, cảnh giới Thắng nghĩa đế lìa lời nói của tông Pháp tướng, cảnh giới Một niệm ba nghìn chẳng thể nghĩ bàn của tông Thiên Thai, cảnh giới Thập Phật tính hải quả phần bất khả thuyết của tông Hoa Nghiêm v.v... rốt ráo đều có thể nói được. Về phương diện biểu hiện chân lí, thì tất cả các pháp đều là tượng trưng cho chân lí, mà biểu hiện một cách cụ thể loại tượng trưng này, chính là nghi quĩ của Mật tông. Về phương diện thành Phật mau hay chậm, ngoại trừ Thiền tông, còn các tông khác thì đều phải trải qua 3 a tăng kì kiếp, nhưng Mật tông thì chủ trương thành Phật ngay nơi thân này. Về phương diện tông giáo, thì 2 bộ Mạn đồ la của Mật tông biểu hiện thế giới quan, lấy tư tưởng chủ nghĩa nhân cách làm nền tảng, do vô lượng vô số chư Phật, Bồ Tát tạo nên thế giới viên dung đầy đủ: Một tức tất cả, tất cả tức một. Về phương diện hệ thống giáo nghĩa, thì Mật tông là 1 loại vũ trụ nhân sinh quan hợp nhất: Lí và Trí không hai, đức Đại Nhật Như LAI có đầy đủ nhân cách vĩ đại ấy; thế giới của Trí pháp thân gọi là Kim cương giới và thế giới của Lí pháp thân gọi là Thai tạng giới. Nhờ sức tu trì có thể khuếch đại thế giới Trí hợp nhất với thế giới Lí, đó chính là Lí, Trí không hai. (xt. Lục Đại, Tứ Mạn Tướng Đại, Tức Thân Thành Phật, Chân Ngôn Tông).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hai Gốc Cây


Cẩm nang phóng sinh


Bhutan có gì lạ


Thiếu Thất lục môn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.218.62 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...