Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lưu cầu phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lưu cầu phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


lưu cầu phật giáo:

(琉球佛教) Phật giáo xứ Lưu cầu. Lưu cầu xưa kia thuộc Trung quốc, cho mãi đến đời nhà Thanh vẫn còn triều cống, do đó đã trở thành vấn đề giữa Trung quốc và Nhật bản. Vào đầu năm Quang tự (khoảng 1875- 1908) đời Thanh, Nhật bản thôn tính đảo Lưu cầu, đổi tên là Xung thằng và đặt làm 1 huyện của Nhật bản, nhưng Trung quốc thì vẫn gọi là Lưu cầu. Theo truyền thuyết, Xung thằng là do Thiên thần A ma mĩ cửu sáng lập, vì địa thế ngoằn ngoèo uốn khúc như con rồng nổi trong nước nên gọi là Lưu cầu ( ), sau đổi thành Lưu cầu (.....). Phật giáo ở nơi này bắt đầu từ khi vua Anh tổ xây dựng chùa Cực lạc (khoảng năm 1265-1274) ở Phố thiêm. Không bao lâu, có sư Lại trọng Pháp ấn, người Nhật, sáng lập chùa Hộ quốc trên núi Ba thượng ở Na bá. Năm Tuyên đức thứ 5 (1430) đời vua Tuyên tông, hoạn quan Sài sơn xây Đại an Thiền tự. NămTuyên đức thứ 8 (1433) sáng lập Thiên Phật linh các. Vua Thượng thái cửu (1454-1460) ban sắc lần lượt kiến tạo 3 chùa: Quảng nghiêm, Phổ môn và Thiên long, thỉnh vị tăng người Nhật là ngài Giới ẩn Thừa hổ làm Trụ trì khai sơn. Nhà vua còn xây dựng chùa viện ở các nơi và đúc chuông lớn để cúng dường các chùa nổi tiếng như: Báo ân, Đại thánh v.v... cho nên trong sử sách, ông được gọi là Phụng Phật danh quân (vị vua nổi tiếng thờ Phật). Năm Thiên thuận thứ 2 (1458) đời vua Anh tông, vua Thái thượng cửu lại phái vị tăng người Nhật là Đạo an đến Triều tiên thỉnh Tạng kinh. Năm Thiên thuận thứ 6 (1462), vua Thượng đức cũng phái ngài Phổ tu cổ, thỉnh từ Triều tiên về 1 bộ Đại tạng kinh và các kinh điển khác như: Kim cương, Pháp hoa, Thiên thai tứ giáo nghi, Tâm kinh, Đại bi tâm kinh, Lăng nghiêm, Khởi tín luận, Phiên dịch danh nghĩa tập v.v... Về sau, Lưu cầu thường qua lại với giới Phật giáo Triều tiên. Năm Vạn lịch 31 (1603) đời Minh, vị tăng thuộc tông Tịnh độ Nhật bản là ngài Đại trung truyền bá kinh sách Phật giáo và xiển dương pháp môn niệm Phật tại Lưu cầu, đồng thời, ngài cũng soạn Lưu cầu thần đạo kí 5 quyển, nói rõ về tình hình chung và sự thay đổi của các chùa viện ở Lưu cầu. Năm Khang hi thứ 10 (1671) đời vua Thánh tổ nhà Thanh, vị Trụ trì chùa Hộ quốc là ngài Lại xương xin phép triều đình đổi 3 ngôi chùa Thần ứng, Vạn thọ và Thánh hiện của Thiền tông thành chùa Chân ngôn tông. Vào năm Đồng trị thứ 7 (1868), thời Minh trị Duy tân biến cách, chư tăng thuộc các phái Thiền tông đều cầu đảo Thần Phật xin chấm dứt sự tra khảo và giết chóc tại các nhà tù. Trong thời Minh trị Duy tân, các chùa viện ở Lưu cầu được chia làm Công tự và Hiếp tự. Sau thời Duy tân, các chùa viện không còn được sự bảo hộ của nhà vua nên bị suy đồi nhanh chóng. Và sau thế giới đại chiến lần thứ 2 thì Phật giáo Lưu cầu đã mất hẳn cái cảnh huống hưng thịnh của thế kỉ thứ 17. Phật giáo Lưu cầu chia làm 2 pháp hệ lớn là Nhật bản Chân ngôn tông và Lâm tế tông. Lễ hội Niệm Phật dũng được dân gian cử hành vào tháng 8 hằng năm, có thể nói đó là di phong tông Tịnh độ do ngài Đại trung truyền lại. Sau thời Minh trị, phần lớn các Thiền viện thuộc về phái Diệu tâm tự tông Lâm tế, còn các chùa tông Chân ngôn thì thuộc về phái Đông tự của tông Chân ngôn, chỉ ở Na bá có chùa Chân giáo của phái Đại cốc thuộc tông Chân ngôn. [X. Đông di liệt truyện trong Tùy thư Q.81; Ngoại quốc liệt truyện trong Minh sử Q.211; Trung sơn thế giám cổ; Kim đồ thư tập thành biên duệ điển thứ 100; Lưu cầu chi tông giáo (Thu sơn Khiêm tạng).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Nguyên lý duyên khởi


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.150.163 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...