Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại.
(Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó.
(Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai.
(Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hoằng nhẫn
KẾT QUẢ TRA TỪ
hoằng nhẫn:
(弘忍) I. Hoằng Nhẫn (602-675). Tổ thứ 5 của Thiền tông Trung quốc sống vào đời Đường, người Tầm dương (Cửu giang, Giang tây), có thuyết nói là người Hoàng mai, Kì châu (Kì xuân, Hồ bắc), họ Chu. Năm lên 7 tuổi, sư theo ngài Đạo tín, Tổ thứ 4, xuất gia ở chùa Đông sơn, núi Song phong, Hoàng mai, Kì châu, tại đây, sư triệt ngộ ý chỉ đốn tiệm và được truyền tâm ấn. Năm Vĩnh huy thứ 2 (651) đời Đường, ngài Đạo tín nhập diệt, lúc đó sư 51 tuổi, kế thừa pháp tịch của thầy. Người đời tôn xưng sư là Ngũ Tổ Hoàng Mai . Năm Hàm hanh thứ 2 (671), sư truyền pháp cho Lục tổ Tuệ năng. Sự truyền thừa của Thiền tông Trung quốc từ Sơ tổ Bồ đề đạt ma đến Ngũ tổ Hoằng nhẫn được các phái Thiền đời sau đều công nhận. Tổ Hoằng nhẫn tiếp nối sự truyền thừa này, phát huy Thiền phong, hình thành pháp môn Đông sơn và bắt đầu truyền kinh Kim cương bát nhã thay thế cho kinh Lăng già. Tư tưởng của Ngũ tổ Hoằng nhẫn lấy việc liễu ngộ nguồn gốc tâm tính làm tông chỉ, giữ tâm là cốt yếu của sự tham học. Ngũ tổ có rất đông đệ tử, trong đó có 2 vị Thần tú và Tuệ năng lập thành 2 hệ thống Thiền Bắc tông và Thiền Nam tông, đến đời sau, từ 2 hệ thống này lại chia ra thành nhiều tông phái. Ngũ tổ tịch vào năm Thượng nguyên thứ 2 (675) đời vua Cao tông nhà Đường, thọ 74 tuổi. Vua Đại tông ban thụy hiệu Đại Mãn Thiền Sư . Tương truyền sư có tác phẩm: Ngũ tổ Hoằng nhẫn đại sư tối thượng thừa luận 1 quyển. Nhưng có thuyết cho là ngụy tác. [X. Tống cao tăng truyện Q.8; Cảnh đức truyền đăng lục Q.3; Ngũ đăng hội nguyên Q.1; Phật tổ thống kỉ Q.29, Q.39]. II. Hoằng Nhẫn (1599-1638). Vị Thiền tăng thuộc tông Lâm tế ở đời Minh, người Tứ xuyên, đất Thục, họ Trịnh, tự Đàm cát. Từ nhỏ sư đã thông minh, học rộng nghe nhiều, năm 20 tuổi sư xuất gia, rất hâm mộ phong cách mẫu mực của các ngài Tăng triệu, Huyền trang, rồi tự trách mình không có chân sư thiện hữu. Năm Sùng trinh thứ 4 (1631), sư đến Ngô trung tham học; một hôm, sư xem Ngữ lục của ngài Hán nguyệt Pháp tạng, bất giác toàn thân toát mồ hôi, liền vào núi xin ngài Pháp tạng chỉ giáo và được tỏ ngộ. Sau khi ngài Pháp tạng thị tịch, sư trụ trì chùa An ẩn và lấy sự gắng sức tu tập của chính mình để giáo hóa người học. Sư thường bài xích thói đồi bại trong chốn Thiền lâm và nỗ lực cải cách những tệ nạn của đương thời. Năm Sùng trinh 11 (1638) sư tịch, thọ 40 tuổi. Sư có các tác phẩm: An ẩn lục, Tận dư ngoại tập. [X. Ngũ đăng toàn thư Q.69].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Chớ quên mình là nước
Sen búp dâng đời
Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim
Học đạo trong đời
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.142.51 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...