Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lạt ma giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lạt ma giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


lạt ma giáo:

(喇嘛教) Tạng: Bla-ma#i bstan-pa. Hán dịch: Vô thượng giáo. Giáo phái Phật giáo thịnh hành ở Tây tạng, sau được truyền vào Nội mông, Ngoại mông, Bhutan, Sikim, Nepal, v.v... Giáo chủ là Đạt lai Lạt ma, Ban thiền Lạt ma. Lạt ma, tiếng Tây tạng, có nghĩa là Thượng nhân, tức là người đạo cao đức trọng. Vì dân Tây tạng đặc biệt tôn sùng Lạt ma nên người nước ngoài mới gọi họ là Lạt ma giáo. Nhưng, thực ra tăng Tây tạng không phải vị nào cũng đều là Lạt ma, cũng không tự xưng là Lạt ma giáo. Người Tây tạng gọi Lạt ma giáo là Saís-rgyas-kyi chos, hàm ý là sự mở bày của đức Phật, hoặc tông giáo của Phật. Cũng có khi họ tự xưng là Naíschos, nghĩa là tông giáo chính thống, hoặc tông giáo nội đạo để phân biệt với Bổng giáo của ngoại đạo. Sau khi Phật giáo từ Ấn độ được truyềnvào Tây tạng, do hoàn cảnh địa lí đặc biệt của Tây tạng, kết hợp với Bổng giáo nguyên thủy mà hình thành Lạt ma giáo với phong cách đặc thù, chỉ thú khác xa với Phật giáo lưu truyền ở Trung quốc. Năm Trinh quán 15 (641) đời Đường thái tông, vua Tây tạng là Song tán tư cam phổ (Tạng:Sroí-btsan-sgam-po, tức Khí tông lộng tán) cưới công chúa Văn thành làm vợ và thỉnh kinh Phật từ Trung quốc, Ấn độ về mở đầu cho công cuộc truyền bá Phật giáo Tây tạng. Đến giữa thế kỉ VIII Tây lịch, dưới triều vua Khất lật song đề tán (Tạng: Khri-sron-lde-btsan), ngài Tịch hộ (Phạm: Zanta-rakwita), cùng với Thượng sư Liên hoa sinh, Khai tổ của Lạt ma giáo, người Bắc Ấn độ, đến Tây tạng phá dẹp ngoại đạo, sáng lập chùa viện, chế định giáo điều, phiên dịch kinh điển chữ Phạm, chữ Hán, biên tập thành tạng kinh Lạt ma giáo, tức là tạng Cam châu nhĩ (Tạng: Kàh-gyur). Một trăm năm sau, vào thời vua Lãng đạt ma (Tạng: Glaí-dar-ma), vì ông này là tín đồ Bổng giáo nên đã ra tay phá hoại Phật giáo, từ đó Lạt ma giáo suy vi. Năm 1038, vị tăng miền Đông Ấn độ là ngài A đề sa (Phạm:Atiza) đến Tây tạng, phiên dịch kinh điển, phục hưng giới luật, đổi mới Lạt ma giáo. Khi Thành cát tư hãn kiến lập Đế quốc Mông cổ, thì Tây tạng trở thành 1 phần của Đế quốc này. Niên hiệu Trung thống năm đầu (1260) đời Nguyên, vua Thế tổ suy tôn ngài Bát tư ba làm Quốc sư, phong tôn hiệu Đại Nguyên Đế Sư Đại Bảo Pháp Vương và Lạt ma giáo trở thành quốc giáo. Vào đầu thế kỉ XV, nhà cải cách Phật giáo Tây tạng là Tông khách ba, canh tân Lạt ma giáo, dựa theo giáo chỉ của Đại sư A đề sa, phục hưng giới luật, đổi mới phong khí, lập ra Tân giáo. Cựu giáo mang mũ áo màu đỏ, gọi là Hồng y phái, Hồng phái; để phân biệt, Tân giáo mang mũ áo màu vàng, gọi là Hoàng y giáo, Hoàng phái(cũng gọi Cách lỗ phái, Đức hạnh phái); 2 phái Tân, Cựu đối lập nhau. Hai người đệ tử lớn của ngài Tông khách ba là Căn châu đôn ba (Đạt lai) và Khải châu (Ban thiền) đời đời chuyển sinh làm Chánh, Phó, Giáo chủ, gọi là Hô tất lặc hãn (Mông:Hobilghan, Khubilghan). Còn có mấy chục vị đệ tử chuyển sinh làm Pháp vương, chia nhau giữ các giáo vụ tại các chùa viện địa phương, gọi là Hô đồ khắc đồ (Mông: Khutuktu). Vào thời Đạt lai lạt ma đời thứ nhất, Hồng giáo là quốc giáo, về sau Hoàng giáo hưng thịnh, phổ cập mọi nơi thì thế lực Hồng giáo suy yếu dần. Hiện nay Hoàng giáo là Lạt ma giáo chính thống, nắm toàn quyền tông giáo và chính trị ở Tây tạng. Lạt ma giáo hiện có 4 phái: Khố luân phái ở ngoại Mông cổ, Tát tư ca phái, Bát đan đạt cổ ba phái và Tán mẫu tỉnh ni tự phái. Còn Hoàng giáo thì có 4 chi hệ: Đạt lai Lạt ma ở cung Bố đạt lạp (Potala), Ban thiền Lạt ma ở chùa Trát thập luân bố, Chương gia hô đồ khắc đồ ở Đa luân nặc nhĩ thuộc nội Mông cổ và Triết bố tôn đan ba hô đồ khắc đồ ở ngoại Mông cổ. Sau khi ngài Bát tư ba được vua Thế tổ nhà Nguyên tôn làm Quốc sư, ngài đặt ra chữ Mông cổ mới và soạn bộ Chí nguyên pháp bảo khám đồng tổng lục. Thời vua Vũ tông, vị tăng Tây tạng là ngài Pháp quang (Tạng: Chos-kyi #od-zer) sửa chữa và bổ sung chữ Mông cổ mới, đồng thời, cùng với các học giả trong nước và các học giả Hồi cốt phiên dịch tạng kinh Tây tạng ra tiếng Mông cổ. Về sau, các triều vua Anh tông, Tấn tông, Minh tông, Văn tông, Thuận đế đều ưu đãi Lạt ma giáo bảo hộ chúng tăng, nên thế lực Lạt ma giáo cực kì hưng thịnh. Sau khi nhà Nguyên mất, chủng tộc Mông cổ lui về phía Bắc biên giới, Lạt ma giáo cũng theo đó mà tàn lụi, mãi đến hơn 100 năm sau mới hưng thịnh trở lại ở Mông cổ. Đến đời nhà Thanh, áp dụng chính sách ôn hòa đối với Mông cổ nên cũng ưu đãi chư tăng Lạt ma, triều đình đặt ra chế độ phong thưởngvà kiến thiết các chùa viện. Như vua Khang hi xây cất chùa Đa luân nặc nhĩ vựng tông cho Chương gia hô đồ khắc đồ, đệ tử của Đạt lai lạt ma đời thứ 5. Vua Ung chính cũng làm chùa Thiện nhân cho Hô tất lặc hãn là đệ tử nối pháp của Chương gia hô đồ khắc đồ và đổi cung Ung hòa ở Bắc kinh làm chùa Lạt ma. Hiện nay nội và ngoại Mông cổ có tất cả hơn 70 vị Phật sống. Lạt ma giáo phần nhiều lưu hành ở các vùng: Ô lan sát bố minh, Sát cáp nhĩ minh và Tích lâm quách lặc minh thuộc nội Mông cổ. Còn ở ngoại Mông cổ, thì vì các chùa viện ở miền Đông và Tây Mông cổ phần nhiều bị thiêu hủy trong chiến tranh, lại bị sự xâm nhập của tín đồ Hồi giáo, cho nên thế lực của Lạt ma giáo phải rơi vào tình trạng suy tàn. Vào đầu đời Đường, khi công chúa Văn thành đến Tây tạng có mang theo bộ Du già sư địa luận của ngài Vô trước, rồi ông Đoan mĩ tam bồ đề từ Ấn độ mang về Đại thừa Mật giáo, nhưng lúc bấy giờ giáo pháp của Phật giáo Tây tạng chủ yếu là truyền pháp Hiển giáo, như Bát nhã, Trung quán, v.v... Đến khi Thượng sư Liên hoa sinh đến Tây tạng mới truyền Mật giáo, đồng thời dung hợp với Bổng giáo, khai sáng Lạt ma giáo, mở ra cục diện Hiển Mật song hành, nhưng sau thời Mật giáo toàn thịnh. Tổ sư của Hoàng phái là ngài Tông khách ba dung hợp Du già Mật thừa với giáo nghĩa của luận Trung quán, dựa vào luận Trung quán để hoằng dương Bát bất trung đạo, lập ra thuyết 70 thứ vô ngã, y cứ vào luận Du già sư địa mà giải thích các thuyết Thập nhị nhân duyên và Lục đạo luân hồi, đồng thời thuyết minh tam đế Không Giả Trung và nhị đế Thế tục, Thắng nghĩa, chủ trương thắng nghiệp duy nhất của Niết bàn là trì tụng thần chú Quan âm Án ma ni bát di hồng, còn trợ nghiệp là luôn luôn cầu nguyện tiêu trừ tội nghiệp, vãng sinh Tịnh độ cực lạc. Phật giáo Tây tạng sùng bái Bản sơ Phật (Phạm: Àdi-buddha) là thầy của chư Phật. Bản sơ Phật sinh ra 5 Phật gọi là Thiền định Phật (Phạm: Dhyàni-buddha). Năm Phật là: Phật Tì lô giá na ở Trung ương, Phật A súc ở phương Đông, Phật Bảo sinh ở phương Nam, Phật A di đà ở phương Tây và Phật Bất không thành tựu ở phương Bắc. Năm vị Phật này tương đương với ngũ trí Như lai của tông Chân ngôn. Năm Phật đều hóa thân xuất hiện ra đời: Phật Tì lô giá na hóa hiện Phật Câu lâu tần, bồ tát Phổ hiền; Phật Bảo sinh hóa hiện Phật Câu na hàm mâu ni, bồ tát Kim cương thủ, Phật A di đà hóa hiện Phật Thích ca mâu ni, bồ tát Quan âm; Phật Bất không thành tựu hóa hiện Phật Di lặc. Trong vô số các vị Bồ tát do Phật Thiền định hóa hiện, 3 vị: Văn thù, Kim cương thủ và Quan âm đặc biệt được tín đồ Lạt ma giáo tôn sùng, gọi là 3 vị giáo chủ. Về phương diện giáo nghĩa, Lạt ma giáo bao gồm cả Đại thừa và Tiểu thừa, nhưng lấy Đại thừa làm chính. Trong Đại thừa có cả Hiển và Mật, nhưng đặc biệt trọng Mật tông và lấy Vô thượng Du già mật làm thứ bậc tu hành cao nhất, hình thành nên Tạng Mật. Ngoài ra, Lạt ma giáo cũng chịu ảnh hưởng hình thức và thần linh của Bổng giáo Tây tạng. Tây tạng là khu vực lấy tín ngưỡng Phật giáo làm nguồn sống của dân tộc, cho nên tất cả truyền thuyết cũng như lịch sử đều lấy Phật giáo làm trung tâm. Giữa các bộ lạc sở dĩ đoàn kết được là nhờ có chung một nền tín ngưỡng, quan niệm quốc gia và ý thức dân tộc rất mờ nhạt, ngoài chư Phật, Bồ tát và các vị tăng Phật giáo ra, không có Thánh hiền nào đáng kính, cũng không có luân lí nào đáng theo, do đó mà sự sùng bái Lạt ma trở thành tuyệt đối. Bởi thế trong Phật giáo Tây tạng có phong tục Qui y Tứ bảo, nghĩa là ngoài Tam bảo Phật, Pháp, Tăng ra, còn có Lạt ma bảo. Vì Lạt ma là tổng thể của vạn thiện vạn đức, nên tôn sùng Lạt ma tức là cúng dường Tam bảo: Đây là 1 sắc thái đặc biệt của Phật giáo Tây tạng. Phật giáo là quốc giáo của Tây tạng cho nên có rất nhiều chùa viện, tổ chức các chùa viện và chế độ học kinh rất nghiêm mật, 3 tạng giáo điển đã hoàn toàn được dịch ra tiếng Tây tạng. Nhưng từ sau năm 1959, Cộng sản Trung quốc ra sức đàn áp Lạt ma giáo, tịch thu tài sản, chùa viện cũng như số tăng chúng giảm sút rất nặng nề. Cứ theo thống kê của cơ quan quản lí tông giáo ở Tây tạng của nhà nước Trung quốc, thì vào khoảng năm 1968, toàn cõi Tây tạng có hơn 1.700 ngôi chùa với khoảng 500.000 Lạt ma. Chùa, tháp của Lạt ma giáo được kiến trúc rất đặc biệt, tháp phần nhiều phụ thuộc vào chùa, nhưng cũng có khi được xây cất riêng biệt và cách cấu tạo rất giống kiểu tháp Ấn độ. Nền tháp hình vuông, có nhiều tầng, thân tháp hình cầu, phần đáy tháp thu nhỏ, trên tháp có từ 7 đến 13 luân bàn (hình cái mâm), trên chóp luân bàn có bảo cái (cây lọng báu), phía trên bảo cái lại có 1 hình tháp nhỏ, thường làm bằng gạch hoặc đá. Những tòa tháp hiện còn như tháp ở chùa Đại tháp viện và tháp ở chùa Cực lạc trên núi Ngũ đài, tháp ở chùa Vĩnh an tại Bắc bình, tháp ở Tam hà kiều thuộc Tây giao và 4 tòa tháp ở 4 ngôi chùa phía ngoài thành Thẩm dương... đều được kiến trúc theo kiểu tháp trên. Trong số các ngôi tháp vừa kể, tháp của chùa Đại tháp viện cao khoảng 89 mét, là tòa tháp to lớn nhất trong số tháp Lạt ma hiện còn. Chùa viện và cung điện thường làm bằng gỗ, trên chỗ đất cao, quay mặt hướng đông, trước chùa phần nhiều có hồ nước, nóc chùa đều bằng phẳng. Cung điện của Đạt lai Lạt ma ở Lhasa và cung điện củaBan thiền Lạt ma ở Trát thập luân bố có qui mô lớn nhất. Còn các ngôi chùa nổi tiếng khác thì có: chùa Tang da, chùa Đại chiêu, chùa Tiểu chiêu, chùa Cam đan, chùa Biệt bạng, chùa Sắc lạp, v.v... Chùa được chia làm 2 loại: Chùa chuyên việc cúng tế cầu nguyện và chùa chuyên nghiên cứu về học vấn. Việc nghiên cứu lại chia làm nhiều bộ: Hiển giáo học, Mật giáo học, Thiên văn học, Y học, v.v... Lạt ma giáo có rất nhiều pháp hội, quan trọng hơn cả thì có: 1. Truyền chiêu đại pháp hội: Được khai diễn vào ngày 15 tháng 01 hằng năm, là 1 pháp hội lớn có tính chất toàn quốc. Từ ngày mồng 3, mồng 4 tháng giêng, chúng tăng tập hợp ở 3 ngôi chùa lớn tại Lhasa, chọn ngày tụng kinh, thuyết giới Bố tát, tổ chức hội Cách tây thi tuyển biện luận, cho. 2. Đến khoảng 20 tháng giêng thì kết thúc. 3. Tiểu chiêu tự tập hội: Khai diễn vào tháng 2, về nghi thức, nhân số và trình tự đều giống với pháp hội ở chùa Đại chiêu. Nhưng học vị Cách tây được tuyển lựa ở đây thuộc bậc thứ 2 sau học vị được tuyển chọn ở Đại chiêu tập hội. 4. Dục Phật pháp hội: Lễ tắm Phật được tổ chức long trọng vào ngày Phật đản mồng 8 tháng 4(nay là rằm tháng 4)mỗi năm. 5. Bảo bối Phật Niết bàn Đại pháp hội: Được tổ chức vào ngày 25 tháng 10, kỉ niệm ngày Đại sư Tông khách ba thị tịch. Bảo bối Phật là tiếng tôn xưng ngài Tông khách ba. Các chùa cử hành đại lễ này còn trọng thể hơn cả ngày Phật đản. Vào dịp này, tất cả mọi nhà đều thắp đèn sáng trưng, cho nên cũng gọi là Đăng tiết. 6. Trai nguyệt: Tháng 1, tháng 2 là những tháng Đại trai nguyệt, cũng gọi là Đại tế nguyệt. Mồng 1 là tế Khiêu vũ, mồng 2 là tế Phi thằng, mồng 3 là tế Phiên chử, từ ngày mồng 6 đến ngày 21 là tế Đại thí, trong đó, ngày 15 là tế đèn, ngày 18 là tế Xu mị, ngày 20 là tế Quan binh, ngày 25 là tế Cạnh mã, ngày 30 là tế xua đuổi ma quỉ, ngày 27 tháng 2 là tế Vũ đạo. Vào những ngày trai tế này, bất luận trai gái già trẻ đều tụng thần chú Đại minh Án ma ni bát di hồng, trên mình đeo Hộ Phật, Xá lợi, kinh Phật, tràng hạt, hộ phù, v.v...; tay cầm bánh xe Ma ni (Tạng: Mani-hkhor), thỉnh chư tăng làm đại Phật sự. [X. luận Chương sở tri Q.thượng; Phật tổ lịch đại thông tải Q.22; Mông cổ du mục kí; Thánh vũ kí; Mông cổ địa chí Q.hạ; Nguyên sử bản kỉ; Minh sử bản kỉ; Đại thanh nhất thống chí; Cát lâm thông chí; Nhiệt hà chí; Cận đại Mông cổ sử nghiên cứu; Mongoliai Mongli (Pozdneyeff); Journey of Friar William of Rubruck (W. W. Rockhill); History of Mongols (Howarth)]. (xt. Tây Tạng Phật Giáo Sử).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Công đức phóng sinh


Vầng sáng từ phương Đông


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.12.222 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...