Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai.
(Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả.
(The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta.
(A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình.
(Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kim lăng khắc kinh xứ
KẾT QUẢ TRA TỪ
kim lăng khắc kinh xứ:
(金陵刻經處) Cơ sở khắc in và phát hành kinh sách Phật giáo nằm ở đường Diên linh, thành phố Nam kinh Trung quốc. Vào cuối đời nhà Thanh, xã hội loạn lạc, binh lửa liên miên vì thế kinh điển của Phật giáo phần nhiều thất tán. Do lòng thương cảm, ông Dương văn hội cùng với hơn 10 người khác khuyến hóa khắp nơi để khắc bản lưu thông kinh Phật. Trong số hơn 10 người ấy có ông Trịnh học xuyên(về sau xuất gia, pháp hiệu Diệu không) ở Giang đô, sáng lập, Giang bắc khắc kinh xứ ở Chuyên kiều Kê viên tại làng Đông thuộc Dương châu; ông Dương văn hội thì thành lập cơ sở khắc kinh tại Nam kinh. Vào năm Đồng trị 12 (1873), ấn hành bức tranh Cực lạc thế giới y chính trang nghiêm, tượng Đại bi Quan âm thập nhất diện. Về sau, xây một tòa nhà ở Nam kinh để cất giữ những bản kinh đã được khắc trong mấy năm qua. Năm Quang tự 12 (1886), ông Dương văn hội sang Anh quốc, 3 năm sau về nước, thỉnh được bộ Súc loát Đại tạng kinh(Đại tạng kinh rút gọn) của Nhật bản, từ đó ông đóng cửa đọc tụng. Năm Quang tự 16 (1890), ông đến Bắc kinh sưu tầm sách của các bậc Cổ đức chưa được đưa vào Đại tạng nhưng đã bị thất tán và thông qua một học giả Phật giáo người Nhật là ông Nam điều Văn hùng, ông đã thỉnh được những tác phẩm Phật giáo thời Tùy, Đường từ Nhật bản đưa về Trung quốc, như các bộ: Trung luận sớ, Bách luận sớ, Thành duy thức luận thuật kí, v.v... và khắc bản lưu thông. Năm Quang tự 23 (1897), ông sáng lập Kim Lăng Khắc Kinh Xứ để cất giữ và phát hành kinh sách, là nơi ấn hành kinh điển Phật đầu tiên. Năm Quang tự 33 (1900), ông mở trường Phật học tại nơi khắc kinh, gọi là Tinh xá Kì viên, nhằm đào tạo nhân tài cho việc chấn hưng Phật giáo sau này. Nhưng chưa đầy 2 năm thì phải tạm ngưng vì thiếu kinh phí. Ông lại đóng cửa đọc Đại Nhật bản tục tạng kinh, ông nhận thấy bộ Tục tạng kinh này rất lộn xộn, nên ông sửa đổi mục lục các sách, mà biên soạn thành Đại Tạng Tập Yếu. Năm Tuyên thống thứ 3 (1911), ông mắc bệnh, lúc lâm chung, ông ủy thác cho 3 người: Trần tê am, Trần tuyên phủ và Âu dương tiệm khắc bản các kinh sách được ghi trong Đại tạng tập yếu, rồi lại triệu tập những người trong hội Nghiên cứu Phật học, cùng nhau duy trì Kim Lăng Khắc Kinh Xứ. Sau khi ông Dương văn hội qua đời, các ông Trần tê am, v.v... tiếp tục công việc khắc kinh. Sau khi chiến tranh Trung Nhật bùng nổ, việc khắc kinh phải đình chỉ và một số bản kinh đã bị mất. Năm Dân quốc 41 (1951), được sự giúp đỡ của giới Phật giáo ở Nam kinh và Thượng hải, cháu của ông Dương văn hội là các ông Dương lập sinh, Dương vũ sinh, cùng với các ông Từ bình hiên và Triệu phác sơ, thành lập Hội Ủy viên hộ trì Kim lăng khắc kinh xứ. Trong đó, ông Từ bình hiên là chủ trông coi mọi việc, có ông Lữ trừng phụ tá. Ngoài ra, cũng nhờ sự viện trợ kinh tế của Hiệp hội Phật giáo Trung quốc và sự ngoại hộ của ông Chu thúc ca, v.v... Hội này thực hiện kế hoạch bổ sung nghiệp vụ và mở rộng cơ sở khắc kinh, sửa sang những căn nhà dột nát và các bản kinh đã bị hư hại, tổng cộng đã có 900 bản khắc được tàng trữ. Từ năm Dân quốc 43 (1953) trở đi, nhờ sự hộ trợ của hiệp hội Phật giáo Trung quốc, hội lại tiến thêm một bước thu tập tất cả các bản kinh tản mạn trên khắp nước, tổng cộng được trên 12 vạn bản, tuyển 20 thợ khắc kinh để khắc cho đủ các bản kinh đã bị thất lạc và khắc những bản mới những kinh sách do ngài Huyền trang soạn dịch. Để đáp ứng nhu cầu khắc kinh, Hội đã làm ra các bản khắc mới, đào tạo thợ khắc, tận lực sưu tập các loại bản kinh đã bị thất tán, đồng thời, đặt chi bộ Trung quốc biên soạn sở để soạn bộ Thế Giới Phật Giáo Đại Bách Khoa Sự Điển bằng tiếng Anh. [X. Dương nhân sơn cư sĩ di trứ, tập thứ 1; Dương nhân sơn cư sĩ sự lược (Từ văn úy); Trung quốc Phật giáo sử Q.4 (Tưởng duy kiều)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Bhutan có gì lạ
Chuyển họa thành phúc
Hạnh phúc khắp quanh ta
Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.167.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...