Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hữu tưởng luận »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hữu tưởng luận








KẾT QUẢ TRA TỪ


hữu tưởng luận:

(有想論) Luận thuyết cho rằng chúng sinh sau khi chết vẫn có các tác dụng ý thức như: Cảm giác, nhận thức, ý chí, tư duy, v.v... Đây là thường kiến trong 62 loại kiến chấp của ngoại đạo ở Ấn độ đời xưa. Cứ theo luận Du già sư địa quyển 6, thì do 4 loại Tứ cú mà tạo thành 16 loại Hữu tưởng luận. Tứ cú thứ 1: Tưởng và Sắc đối đãi nhau. 1. Hữu sắc hữu tưởng (cũng gọi Ngã hữu sắc tử hậu hữu tưởng luận): Chấp trước Ngã là sắc pháp và cho rằng sau khi chết, Ngã vẫn có ý thức và tồn tại ở cõi Dục và cõi Sắc, nhưng không tồn tại ở cõi trời Vô tưởng. 2. Vô sắc hữu tưởng (cũng gọi Ngã vô sắc tử hậu hữu tưởng luận): Chấp trước Ngã là vô sắc uẩn , sau khi chết vẫn có ý thức và tồn tại ở cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, chỉ trừ cõi trời Vô tưởng. 3. Diệc hữu sắc diệc vô sắc hữu tưởng (cũng gọi Ngã diệc hữu sắc diệc vô sắc tử hậu hữu tưởng luận): Chấp trước Ngã là Ngũ uẩn , sau khi chết vẫn có ý thức và tồn tại ở khắp cõi Dục. 4. Phi hữu sắc phi vô sắc hữu tưởng (cũng gọi Ngã phi hữu sắc phi vô sắc tử hậu hữu tưởng luận): Tức cho rằng Ngã chẳng phải sắc chẳng phải tâm, thường trụ không hoại diệt. Tứ cú thứ 2: Tưởng và Biên, Vô biên đối đãi nhau. 1. Hữu biên hữu tưởng (cũng gọi Ngã hữu biên tử hậu hữu tưởng luận): Chấp trước Ngã là sắc hoặc chẳng phải sắc, cho thể của Ngã cũng như sở y, sở duyên của nó đều có tính sai biệt, tính giới hạn, sau khi chết cũng có ý thức và tồn tại ở cõi Dục, cõi Sắc, chỉ trừ cõi trời Vô tưởng. 2. Vô biên hữu tưởng (cũng gọi Ngã vô biên tử hậu hữu tưởng luận): Chấp trước Ngã là sắc pháp hoặc chẳng phải sắc pháp, trùm khắp tất cả mọi chỗ, sau khi chết vẫn có ý thức, tùy chỗ thích ứng mà tồn tại trong toàn bộ cõi Dục. 3. Diệc hữu biên diệc vô biên hữu tưởng (cũng gọi Ngã diệc hữu biên diệc vô biên tử hậu hữu tưởng luận): Nếu chấp trước Ngã là sắc pháp thì cho rằng lượng của Ngã tùy theo sự biến hiện của thân sở y mà là hữu biên hay vô biên; nếu chấp trước Ngã chẳng phải là sắc pháp thì cho rằng tùy theo sở y và sở duyên có hạn lượng hay không hạn lượng, mà hữu biên hoặc vô biên; sau khi chết vẫn có ý thức và tùy chỗ thích ứng mà tồn tại trong toàn bộ cõi Dục. 4. Phi hữu biên phi vô biên hữu tưởng (cũng gọi Ngã phi hữu biên phi vô biên tử hậu hữu tưởng luận): Không thừa nhận Ngã là hữu biên hay vô biên và chủ trương sau khi chết sinh về cõi Hữu tưởng. Tứ cú thứ 3: 1. Nhất tưởng (cũng gọi Ngã hữu nhất tưởng, Duy nhất tưởng): Tức cho rằng khi Ngã ở 3 tầng trời dưới trong 4 tầng trời cõi Vô sắc, thì các tưởng của Ngã chỉ nương vào ý môn mà lưu chuyển, cho nên Ngã chỉ có 1 tưởng. 2. Chủng chủng tưởng (cũng gọi Nhược can tưởng, Ngã hữu chủng chủng tưởng): Tức cho rằng khi Ngã ở cõi Dục, cõi Sắc thì các tưởng của Ngã nương vào lục căn môn mà chuyển, duyên theo nhiều cảnh, cho nên Ngã có nhiều thứ tưởng. 3. Tiểu tưởng (cũng gọi Ngã hữu tiểu tưởng): Chấp trước, Ngã là tiểu sắc, tiểu vô sắc, nương vào tiểu thân, duyên theo tiểu cảnh, cho nên là Ngã nhỏ hẹp. Trong đó, nếu cho ngã là tiểu sắc uẩn , thì Ngã tồn tại ở cõi Dục và cõi Sắc, chứ không tồn tại ở cõi trời Vô tưởng. Còn nếu cho Ngã là tiểu vô sắc uẩn (tức bất cứ một uẩn nào trong 4 uẩn: Thụ, tưởng, hành, thức), thì trừ cõi trời Vô tưởng, Ngã tồn tại ở cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ. 4. Vô lượng tưởng (cũng gọi Ngã hữu vô lượng tưởng): Chấp trước Ngã là sắc uẩn vô lượng, hoặc chấp trước Ngã là vô sắc uẩn (thụ, tưởng, hành, thức) vô lượng. Trong đó, nếu chấp trước Ngã là sắc uẩn thì Ngã trùm khắp tất cả mọi chỗ, lấy ý thức làm Ngã sở nương vào vô lượng thân, duyên theo vô lượng cảnh, hợp cùng với sắc uẩn kia, cho nên có vô lượng tưởng, Ngã tồn tại ở cõi Dục và cõi Sắc, chỉ trừ cõi trời Vô tưởng. Còn nếu chấp trước Ngã là vô sắc uẩn vô lượng, thì ngoài trừ cõi trời Vô tưởng, Ngã tồn tại ở cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ. Tứ cú thứ 4: 1. Ngã thuần hữu lạc (cũng gọi Hữu lạc hữu tưởng): Cảm thụ của Ngã ở các cõi trời Sơ thiền, Nhị thiền và Tam thiền cõi Sắc. 2. Ngã thuần hữu khổ (cũng gọi Hữu khổ hữu tưởng): Cảm thụ của Ngã ở địa ngục. 3. Ngã hữu khổ hữu lạc(cũng gọi Hữu khổ hữu lạc hữu tưởng): Cảm thụ của Ngã ở các cõi quỉ đói, súc sinh, người và các trời cõi Dục. 4. Ngã vô khổ vô lạc(cũng gọi Phi hữu khổ phi hữu lạc hữu tưởng): Cảm thụ của Ngã ở cõi trời Đệ tứ thiền cõi Sắc trở lên. Bốn loại kiến giải trên đây đều cho rằng đời này, đời khác giống nhau, các cảm giác như khổ, vui, v.v... là khách, còn Ngã thể thì lưu chuyển trong trạng thái mờ mịt, sau khi chết thì vẫn có ý thức. [X. kinh Phạm động trong Trường a hàm Q.14; luận Đại tì bà sa Q.199; Đại thừa nghĩa chương Q.6]. (xt. Lục Thập Nhị Kiến, Thường Kiến).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.82.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...