Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hiền kiếp thiên phật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hiền kiếp thiên phật








KẾT QUẢ TRA TỪ


hiền kiếp thiên phật:

(賢劫千佛) Một nghìn đức Phật ra đời ở Hiền kiếp. 4 Hoặc nói theo địa vị tu nhân thì gọi là Hiền kiếp thiên Bồ tát (một nghìn vị Bồ tát ở kiếp Hiền). Tức là một nghìn đức Phật từ các ngài Câu lưu tôn, Câu na hàm mâu ni, Ca diếp, Thích ca mâu ni ở quá khứ và các ngài Từ thị, Sư tử diệm cho đến Lâu chí sẽ xuất hiện trong vị lai, gọi là Hiền kiếp thiên Phật. Về nhân duyên ra đời của một nghìn đức Phật này, có nhiều thuyết khác nhau. Cứ theo Mật tích kim cương lực sĩ hội trong kinh Đại bảo tích quyển 9, thì vào thời đức Vô lượng huân bảo cẩm tịnh Như lai trong quá khứ xa xưa, có vị Chuyển luân thánh vương tên Dũng quận sinh được một nghìn người con. Về sau, vua và một nghìn người con cùng phát tâm Vô thượng bồ đề ở nơi đức Như lai Cẩm tịnh vương. Chuyển luân thánh vương Dũng quận tức là đức Định quang Như lai ở quá khứ, còn một nghìn người con tức là một nghìn đức Phật ở Hiền kiếp; người con thứ 1 là Phật Câu lưu tôn, người thứ 1.000 là Phật Lâu chí. Cứ theo kinh Thiên nhãn thiên tí Quan thế âm bồ tát đà la ni quyển thượng, thì đức Phật Tì bà sa ở đời quá khứ thị hiện thân hàng ma, Ngài có một nghìn mắt, từ mỗi mắt phóng ra một đức Phật, đó là một nghìn Phật của Hiền kiếp. Cứ theo kinh Quán Dược vương Dược thượng nhị bồ tát, thì trong vô lượng kiếp xa xưa, đức Phật Thích ca mâu ni từng xuất gia học đạo ở thời Mạt pháp của đức Phật Diệu quang. Bấy giờ Ngài được nghe danh hiệu của 53 vị Phật, rồi lần lượt dạy nhau cho đến ba nghìn người. Trong đó, bắt đầu từ đức Câu lưu tôn cho đến đức Lâu chí, theo thứ tự thành Phật trong Hiền kiếp hiện tại. Còn các kinh Bi hoa quyển 5, kinh Duy ma cật quyển hạ, kinh Thiên Phật nhân duyên, v.v... đều ghi chép khác nhau. Nhân duyên đầu tiên về thuyết nghìn Phật ra đời bắt nguồn từ Sử thi Ma ha bà la đa (Phạm: Mahàbhàrata) của Ấn độ. Tức là thuyết nói trong rốn của Na la diên sinh ra hoa sen. Ngoài ra, theo Cao tăng Pháp hiển truyện và Đại đường tây vực kí quyển 7, thưở xưa có nàng Lộc nữ là vợ vua Phạm dự, sinh ra một bông sen nghìn cánh, trên mỗi cánh có một người con. Nhà vua cho đó là điềm xấu, bèn đem thả xuống sông Hằng. Vua Ô kì diên đang đi dạo ở miền hạ du thấy được, liền đem về nuôi nấng. Một nghìn người con ấy tức là một nghìn vị Phật của Hiền kiếp. Vua Ô kì ni chính là Ưu đà diên (Phạm: Udayana) được nói đến trong luận Phân biệt công đức quyển 1, cũng tức là tên khác của Na la diên. Cho nên, thuyết này chắc hẳn đã có quan hệ với thuyết hoa sen mọc ở rốn của Na la diên đã nói ở trên. Về thời điểm ra đời của một nghìn đức Phật, theo kinh Đại bản trong Trường a hàm quyển 1, kinh Thất Phật phụ mẫu tính tự, kinh Thất Phật, kinh Bi hoa quyển 5 và kinh Hiền kiếp quyển 8 chép, vào kiếp 91 thời quá khứ, khi con người thọ 8 vạn tuổi thì đức Phật Tì bà thi ra đời. Vào kiếp 31 thời quá khứ, khi con người thọ 7 vạn tuổi thì đức Phật Thi khí ra đời. Trong kiếp 31 thời quá khứ khi con người thọ 6 vạn tuổi thì đức Phật Tì xá phù ra đời. Trong Hiền kiếp hiện tại, khi con người thọ 4 vạn tuổi thì đức Phật Câu lưu tôn ra đời; khi con người thọ 3 vạn tuổi thì đức Phật Câu na hàm mâu ni ra đời; khi con người thọ 2 vạn tuổi thì đức Phật Ca diếp ra đời; khi con người thọ 100 tuổi thì đức Phật Thích ca mâu ni ra đời. Ngoài ra, kinh Tăng nhất a hàm quyển 45 thì cho rằng đức Phật Câu lưu tôn ra đời vào lúc con người thọ 5 vạn tuổi. Còn Đại đường tây vực kí quyển 6 lại nói rằng khi con người thọ 6 vạn tuổi thì đức Phật Câu lưu tôn ra đời và rằng khi con người thọ 4 vạn tuổi thì đức Phật Câu na hàm mâu ni ra đời. Đến đời sau, Mật giáo tôn trí một nghìn đức Phật Hiền kiếp ở 4 phương ngoài Luân đàn của hội Thành thân trong Mạn đồ la Kim cương giới, mỗi phương 250 vị, chủng tử là (hùô). Từ nghìn xưa, tín ngưỡng Hiền kiếp Thiên Phật đã rất là thịnh hành ở Ấn độ, Trung á và Trung quốc. Hiện ở các nơi này còn nhiều tượng và tranh vẽ của nghìn vị Phật ở trong các hang động. [X. kinh Quán Di lặc bồ tát thướng sinh Đâu suất thiên; kinh Thuyết vô cấu xưng Q.6; luận Đại trí độ Q.38; Đại từ ân tự tam tạng pháp sư truyện Q.2; A. Stein: Ancieint Khotan; Ruins of Desert Cathay, vol.I; P. Pelliot: Les Grottes de Touen- Houang].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.112.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (151 lượt xem) - Việt Nam (95 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...