Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: duy ma kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: duy ma kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


duy ma kinh:

(維摩經) Tranh Duy Ma Biến Tướng Phạm: Vimalakìrti-nirdeza. Gồm 3 quyển, 14 phẩm, do ngài Cưu ma la thập dịch vào đời Diêu Tần, đưa vào Đại chính tạng tập 14. Cũng gọi Duy ma cật sở thuyết kinh, Duy ma cật kinh. Mục đích kinh này là nói rõ pháp môn giải thoát bất khả tư nghị mà ngài Duy ma đã chứng được, cho nên còn gọi là kinh Bất khả tư nghị giải thoát. Nhân vật chính trong kinh này là cư sĩ Duy ma, một trưởng giả ở thành Tì xá li trung Ấn độ ở thời đại đức Phật. Thuở ấy, đức Phật đang ở thành Tì xá li, các con của 500 Trưởng giả đến chỗ đức Phật, xin ngài nói pháp. Lúc đó, cư sĩ Duy ma bị bệnh, đức Phật sai các vị tỉ khưu và Bồ tát đến thăm bệnh, nhân dịp này, cư sĩ Duy ma bàn luận sâu rộng về Phật pháp với Bồ tát Văn thù và các vị cùng đi, nhân đó mà thành kinh này. Kinh Duy ma được đặt trên nền tảng tư tưởng không của Bát nhã, xiển dương đạo thực tiễn của Bồ tát Đại thừa, nói rõ các đức mục tôn giáo mà các tín đồ tại gia phải tu hành. Toàn bộ kinh lấy cư sĩ Duy ma làm nhân vật trung tâm, xuyên qua phương thức bàn luận về Phật pháp giữa ngài và Bồ tát Văn thù để tuyên dương chân lí của Phật giáo Đại thừa. Kinh này được thành lập vào khoảng thế kỉ thứ nhất Tây lịch, sau kinh Bát nhã, là một trong những kinh điển Đại thừa ở thời kì đầu. Ở Ấn độ, kinh này rất thịnh hành và thường được trích dẫn trong các bộ luận như: Đại trí độ v.v... Tại Trung quốc kinh này còn được truyền dịch, tụng trì rộng rãi hơn. Cứ theo các bản ghi chép về kinh điển qua các thời đại, thì kinh Duy ma có tất cả bảy bản Hán dịch, hiện chỉ còn ba bản.Ngoại trừ bản dịch của ngài Cưu ma la thập còn có: 1. Kinh Duy ma cật, gồm 2 quyển hoặc 3 quyển, do ngài Chi khiêm dịch ở nước Ngô vào thời Tam quốc (Ngụy, Thục, Ngô). Cũng gọi: Kinh Duy ma cật sở thuyết bất khả tư nghị pháp môn, kinh Phổ nhập đạo môn, kinh Phật pháp phổ nhập đạo môn, kinh Phật pháp phổ nhập đạo môn tam muội, kinh Duy ma. Thu vào Đại chính tạng tập 14, là bản Hán dịch xưa nhất hiện còn.2. Kinh Vô cấu xưng, gồm 6 quyển, do ngài Huyền trang dịch vào đời Đường. Cũng gọi kinh Thuyết vô cấu xưng, thu vào Đại chính tạng tập 14. Trong ba bản dịch hiện còn, về cách kết cấu văn kinh và nghĩa lý đại khái giống nhau, nhưng cũng có một vài chỗ sai khác: Chẳng hạn như bài kệ tán Phật trong phẩm thứ nhất, bản dịch của ngài Chi khiêm là 10 bài tụng, bản của ngài La thập là 18 bài, bản của ngài Huyền trang là 19 bài rưỡi. Nếu bàn về mức độ phiên dịch chính xác thì bản của ngài Huyền trang phải được đặt lên hàng đầu; còn nếu nói về văn dịch khéo léo, nhuần nhuyễn thì phải nhường cho bản của ngài La thập, ngòi bút dịch của ngài rất lưu loát đẹp đẽ, xưa nay được coi là tác phẩm nghệ thuật ưu tú trong văn học kinh Phật và được lưu thông rất rộng rãi. Kinh này còn có bản dịch Tây tạng được đưa vào trong kinh tập Phật thuyết bộ của Đại tạng kinh Tây tạng. Ngoài ra, có bản dịch tiếng Mãn châu và tiếng Mông cổ dịch theo bản dịch Tây tạng. Những bản chú thích trọng yếu của kinh này có: Duy ma nghĩa kí của ngài Tuệ viễn (đời Tùy), Duy ma kinh huyền sớ của ngài Trí khải, Duy ma kinh nghĩa sớ của ngài Cát tạng, Duy ma kinh huyền luận cũng của ngài Cát tạng. [X. Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục, Cổ kim dịch kinh đồ kỉ Q.3; Khai nguyên thích giáo lục Q.4; Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục Q.1].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cẩm nang phóng sinh


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Hát lên lời thương yêu


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.234.177.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...