Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: duyên giác »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: duyên giác








KẾT QUẢ TRA TỪ


duyên giác:

(緣覺) Phạm: Pratyeka-buddha, Pàli: pacceka-buddha. Dịch âm : Bát lạt y ca phật đà, Tất lặc chi để ca phật, Bích chi ca phật, Bối chi ca phật, Bích chi phật. Cũng gọi Độc giác, Duyên nhất giác, Nhân duyên giác. Là một trong hai thừa, một trong ba thừa.Chỉ cho người tu hành ngộ đạo một mình. Tức là bậc Thánh ở đời không có Phật, không thầy chỉ dạy, một mình ngộ đạo, ưa sự vắng lặng, không thích thuyết pháp giáo hóa. Thanh văn và Duyên giác gọi là Nhị thừa, nếu cộng thêm Bồ tát nữa thì là Tam thừa.Theo các luận Đại tì bà sa, Câu xá và Du già sư địa thì có hai loại Độc giác là Bộ hành độc giác. và Lân giác dụ độc giác . Theo luận Câu xá quyển 12 thì Bộ hành độc giác là chỉ cho vị Thanh văn đã chứng quả Bất hoàn, khi muốn đạt đến quả A la hán thì không nương nhờ Phật mà tự tu tự ngộ. Còn Lân giác dụ độc giác thì chỉ cho những vị tự tu hành một trăm đại kiếp tích chứa đầy đủ thiện căn công đức mà đạt được giác ngộ. Có thuyết cho rằng Bộ hành độc giác vốn chỉ cho các bậc Thanh văn Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm và A la hán. Nhưng có thuyết lại nói các Bộ hành độc giác trước là dị sinh (phàm phu), từng tu Thuận quyết trạch phần của Thanh văn, sau tự ngộ đạo, do đó mà có tên là Độc thắng. Đây là căn cứ vào thuyết vị tiên tu khổ hạnh bắt chước cử chỉ của loài khỉ mà tự chứng ngộ ghi chép trong kinh Bản sự, tức ý muốn nói rõ Bộ hành độc giác là dị sinh phàm phu. Bộ hành độc giác tu hành phần nhiều sống trong Tăng đoàn, còn Lân giác dụ độc giác thì thường tu một mình trong rừng núi không ưa kết bạn, cho nên ví dụ là Lân giác (sừng con kì lân: vật hiếm thấy). Cứ theo luận Đại trí độ quyển 18 thì Bích chi phật có hai loại là Độc giác bích chi phật và Nhân duyên giác bích chi phật. 1. Độc giác bích chi phật lại có hai hạng: a. Tiểu bích chi ca phật: Vốn là hạng Hữu học, chứng quả Tu đà hoàn sau bảy lần thụ sinh, trở lại nhân gian nhằm đời không có Phật mà tự ngộ thành đạo, tương đương với hàng Thanh văn đắc quả trong Bộ hành độc giác. b. Đại bích chi ca phật: Tức là người ở trong trăm kiếp tu hành tăng trưởng phúc tuệ mà thành bậc Thánh có được 31 tướng, 30 tướng, 29 tướng cho đến một tướng, tương đương với Lân giác dụ độc giác. 2. Nhân duyên giác bích chi phật: Do quả báo của phúc đức hạnh nguyện đời trước, nên đời này không cần phải theo người khác nghe pháp mà tự mình có khả năng phát ra trí tuệ và chỉ nhờ nhân duyên nhỏ như thấy hoa bay lá rụng mà giác ngộ. Bậc này tương đương với dị sinh phàm phu trong Bộ hành độc giác. Luận Du già sư địa quyển 34 cũng nêu rõ ba loại Độc giác: Loại thứ nhất tương đương với Đại bích chi ca phật, loại thứ hai tương đương với Nhân duyên giác, loại thứ ba tương đương với Tiểu bích chi ca phật. Tứ giáo nghi quyển 3 dẫn văn của luận Đại trí độ, nói rằng, Độc giác có hai loại lớn nhỏ, Nhân duyên giác cũng có hai loại lớn nhỏ. Nhưng thuyết này e không đúng. Hoa nghiêm hành nguyện phẩm sớ sao quyển 4 cũng nêu ra ba loại Duyên giác: 1. Duyên giác của Duyên giác, loại này đồng với Nhân quả câu. 2. Duyên giác của Thanh văn, trong đây, nhân là chỉ cho Thanh văn, quả chỉ cho Duyên giác. 3. Duyên giác của Bồ tát, trong đây, nhân là chỉ cho Bồ tát, quả chỉ Duyên giác. Đại thừa nghĩa chương quyển 17 nêu bốn cách phân biệt Thanh văn, Duyên giác: 1. Thanh văn chứ không phải Duyên giác, tức là hạng Thanh văn. 2. Duyên giác chứ không phải Thanh văn, tức là hạng Lân dác dụ. 3. Vừa là Thanh văn vừa là Duyên giác, tức là Bộ hành. 4. Vừa là Duyên giác vừa là Thanh văn, tức là Nhân duyên giác. Lại đem so sánh Thanh văn và Duyên giác thì có năm điểm giống nhau và sáu điểm khác nhau. Năm điểm giống nhau: 1. Cùng thấy chân lí, cùng thấy lí sinh không. 2. Cùng dứt chướng, cùng đoạn phiền não của bốn trụ. 3. Tu hành giống nhau: cùng tu 37 phẩm trợ đạo. 4. Được quả giống nhau: Cùng được quả tận trí và vô sinh trí. 5. Chứng diệt giống nhau: Cùng chứng Niết bàn hữu dư, vô dư. Sáu điểm khác nhau: 1. Căn tính khác nhau: Thanh văn căn tính chậm lụt, Duyên giác căn tính nhạy bén. 2. Chỗ nương khác nhau: Thanh văn nương vào thầy, Duyên giác không nương vào ai. 3. Nhờ duyên khác nhau: Thanh văn nhờ duyên giáo pháp mà được ngộ đạo, Duyên giác nhờ duyên sự tướng hiện tiền mà ngộ đạo. 4. Chỗ quán xét khác nhau: Thanh văn quán xét bốn chân đế, Duyên giác quán xét 12 nhân duyên. 5. Hướng và quả khác nhau: Thanh văn có bốn hướng bốn quả, Duyên giác có một hướng một quả. 6. Sự thông dụng khác nhau: Thanh văn dùng 2.000 quốc độ làm cảnh giới chung, Duyên giác dùng 3.000 quốc độ làm cảnh giới chung. So sánh giữa Duyên giác và Bồ tát thì có một điểm giống nhau và 10 điểm khác nhau. Một điểm giống nhau là đã vào trong Thánh vị rồi thì không bao giờ trở lui. Còn mười điểm khác nhau: 1. Nhân khác nhau: Phúc thiện đời trước của Duyên giác nhỏ hẹp còn phúc thiện của Bồ tát thì rộng lớn. 2. Căn tính khác nhau: Duyên giác căn tính chậm lụt, Bồ tát căn tính nhạy bén. 3. Tâm lí khác nhau: Duyên giác sợ khổ, Bồ tát không sợ. 4. Chỗ tỏ ngộ khác nhau: Duyên giác quán 12 nhân duyên mà tỏ ngộ lí sinh không, còn Bồ tát quán tất cả pháp mà tỏ ngộ Nhị không (Nhân không, pháp không). 5. Khởi hạnh khác nhau: Duyên giác tu hạnh lợi mình, Bồ tát tu hạnh lợi mình và lợi người. 6. Dứt chướng khác nhau: Duyên giác dứt phiền não chướng, Bồ tát đoạn phiền não chướng và sở tri chướng. 7. Được quả khác nhau: Duyên giác được Tiểu niết bàn, Bồ tát được Đại niết bàn. 8. Hiện thần thông giáo hóa khác nhau: Duyên giác chỉ hiện thần thông chứ không nói pháp, Bồ tát thì vừa hiện thần thông lại vừa nói pháp. 9. Sự thông dụng khác nhau: Duyên giác và Thanh văn chỉ có một tâm một tác dụng, không thể có nhiều tâm nhiều tác dụng; còn chư Phật và Bồ tát có thể cùng một lúc hóa hiện tất cả sắc tướng trong 10 phương thế giới và các loại thân trong năm đường để độ chúng sinh. 10. Thể nghĩa khác nhau: Thân trí công đức của Duyên giác đều là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh, còn Niết bàn của Bồ tát thì thường, lạc, ngã, tịnh. Sự so sánh trên đây là thuyết của Đại thừa, còn Tiểu thừa thì cho rằng bất luận là Thanh văn, Duyên giác hay Bồ tát, cuối cùng đều qui về trạng thái khôi thân diệt trí (thân ra tro trí diệt mất). Hàng Duyên giác chỉ có hạnh lợi mình chứ không có tâm lợi người, cho nên không khởi được tâm đại bi cứu độ chúng sinh, vì thế khó chứng được quả vị Phật. Nếu so với Thanh văn thì Duyên giác là hàng lợi căn, nhưng so với Bồ tát thì Duyên giác lại là hàng độn căn. Bởi thế, kinh Hoa nghiêm (bản dịch cũ) quyển 6, gọi Thanh văn là Tiểu thừa, gọi Bồ tát là Đại thừa, và gọi Duyên giác là Trung thừa. Còn Đại phẩm thập địa thì gọi Duyên giác là Chi phật địa (Bích chi phật) ở trên Dĩ biện địa và dưới Bồ tát địa, tức là địa thứ 8 trong 10 địa của Thông giáo. Chính Chi phật địa cũng có phần trong Thập địa. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.32, kinh Hiền ngu Q.5; luận Đại tì bà sa Q.7, Q.180; luận Đại trí độ Q.19, Q.28; luận Du già sư địa Q.32; luận Bích chi phật nhân duyên Q.1; Xuất tam tạng kí tập Q.1; Du già luận lược toản Q.9; Câu xá luận quang kí Q.23; Tuệ uyển âm nghĩa Q.thượng; Huyền ứng âm nghĩa Q.3; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.2].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Hoa nhẫn nhục


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 35.173.233.176 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...