Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may.
(If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi.
(I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: duy thức
KẾT QUẢ TRA TỪ
duy thức:
(唯識) Phạm:Vijĩapti-màtratà. Âm Hán: Tì nhã để ma đát lạt đa. Thức là bản thể của tâm, ngoài sự biến hiện của thức, không có bất cứ vật gì thực sự tồn tại nên gọi là Duy thức. Nghĩa là các hiện tượng tâm, vật bên ngoài đều do Kiến phần (chủ quan) và Tướng phần (khách quan) của tự thể tám thức biến hiện ra. Vả lại, những hình dạng tương tự của các đối tượng nhận thức chỉ là bóng dáng từ trong tâm ánh hiện ra mà cho là có thật, rồi đến bản chất của các cảnh vật được xem là đối tượng nhận thức cũng từ những hạt giống trong thức A lại da biến sinh ra, cho nên ngoài duy thức không có thực tại nào khác, gọi là Duy thức vô cảnh (chỉ có thức không có đối tượng), hoặc căn cứ theo nghĩa từ thức biến ra mà gọi là Duy thức sở biến. Cứ theo luận Thành duy thức quyển 2 thì sự biến hiện của thức có thể được chia làm hai: 1. Nhân năng biến, cũng gọi Nhân biến, Sinh biến. Tất cả sự tồn tại (các pháp) đều từ hạt giống trong thức A lại da biến ra. 2. Quả năng biến, cũng gọi Quả biến, Duyên biến. Kết quả của Nhân biến là do sự phân biệt chủ quan, khách quan của tám thức nhắm vào tác dụng đối tượng. Quán tâm giác mộng sao quyển hạ chia làm hai thứ đạo lí để thuyết minh sự biến hiện của thức: 1. Huân tập đạo lí: Tức là nghĩa sinh biến, hạt giống là do tác dụng của tự tâm gieo sâu trong thức. 2. Chuyển biến đạo lí: Tức là nghĩa duyên biến, do thức biến hiện kiến phần và tướng phần. Giáo nghĩa căn bản của tông Pháp tướng là nói về tướng của Duy thức, cho rằng năm vị trăm pháp không ngoài thức, đó là Tổng môn duy thức hoặc Bất li môn duy thức. Trong năm vị, Tâm vương là tự tướng của thức, Tâm sở là những hoạt động tâm lí tương ứng với Tâm vương, Sắc pháp do thức biến hiện, Bất tương ứng hành pháp là phần vị giả lập của ba vị trên (Tâm vương, Tâm sở, Sắc pháp), Vô vi pháp là thực tính của bốn vị trên (Tâm vương, Tâm sở, Sắc pháp, Bất tương ứng hành pháp), y cứ vào các lí do trên đây để hiển bày duy thức, gọi là Biệt môn duy thức. Biệt môn duy thức là vì những người độn căn mà phân biệt Năng, Sở để thuyết minh nên cũng gọi là Hư vọng duy thức, Bất tịnh phẩm duy thức, Phương tiện duy thức.Bồ tát từ Sơ địa trở lên có thể liễu ngộ lí duy thức, chứng được trí duy thức không trần cảnh, chỉ còn lại chân thức, gọi là Chân thực duy thức, Tịnh phẩm duy thức hoặc Chính quán duy thức. Luận Thành duy thức quyển 9, đối với giáo lý Duy thức, nêu ra chín nạn (Duy thức cửu nạn) để giải đáp. Đó là: Duy thức sở nhân nạn, Thế sự quai tông nạn, Thánh giáo tương vi nạn, Duy thức thành không nạn, Sắc tuớng phi tâm nạn, Hiện lượng vi tông nạn, Mộng giác tương vi nạn, Ngoại thủ tha tâm nạn và Dị cảnh phi duy nạn. Ngoài ra, Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương quyển 1 phần cuối chia thuyết Duy thức trong các kinh luận thành năm loại Duy thức: Cảnh duy thức, Giáo duy thức, Lí duy thức, Hành duy thức và Quả duy thức. Còn về sự tu hành của tông Duy thức thì có Ngũ trùng duy thức quán (quán năm lớp duy thức). Tông Hoa nghiêm cho ba cõi đều do một tâm tạo tác và nêu ra mười lớp Duy thức để thuyết minh: 1. Tướng kiến câu tồn duy thức. 2. Nhiếp tướng qui kiến duy thức. 3. Nhiếp số qui vương duy thức. 4. Dĩ mạt qui bản duy thức. 5. Nhiếp tướng qui tính duy thức. 6. Chuyển chân thành sự duy thức. 7. Lí sự câu dung duy thức. 8. Dung sự tương nhập duy thức. 9. Toàn sự tương tức duy thức. 10. Đế võng vô ngại duy thức. Nếu suy cứu đến cùng tột thì 10 lớp duy thức trên đây cũng giống như tấm lưới bằng châu ngọc của cung điện Đế thích (Nhân đà la võng), trong một bao hàm tất cả, trong tất cả đều đủ mỗi một, trùng trùng vô tận, sự sự vô ngại. Nếu đem 10 lớp duy thức phối hợp với năm giáo, thì 1, 2, 3 là Thủy giáo, 4, 5, 6, 7 là Chung giáo và Đốn giáo, 8, 9, 10 là Viên giáo.Nhưng Hoa nghiêm kinh đại sớ sao quyển 37 thì xếp Duy thức vào thuyết Tiểu thừa. [X. Nhiếp đại thừa luận thích (bản dịch đời Lương) Q.5; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.13; Thành duy thức luận thuật kí Q.7 phần cuối].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.25.115 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...