Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: dược sư phật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: dược sư phật








KẾT QUẢ TRA TỪ


dược sư phật:

(藥師佛) Dược sư, Phạm: Bhaiwajyaguru, âm Hán: Bệ sát xã lũ rô. Cũng gọi Dược sư Như lai; Dược sư lưu li quang Như lai, Đại y vương Phật, Y vương thiện thệ, Thập nhị nguyện vương. Là vị giáo chủ của thế giới Tịnh lưu li ở phương Đông. Khi còn tu đạo Bồ tát ở thời quá khứ, đức Phật Dược sư đã từng phát 12 nguyện lớn, nguyện diệt trừ các nỗi khổ do tật bệnh gây nên cho chúng sinh, khiến họ đầy đủ các căn, cuối cùng được đạo giải thoát; nhờ thệ nguyện ấy mà Ngài được thành Phật, trụ ở thế giới Tịnh lưu li, cõi nước của Ngài đẹp đẽ trang nghiêm như nước Cực lạc. Thệ nguyện của đức Phật Dược sư không thể nghĩ bàn, nếu có người bị bệnh nặng, hiện tướng tử vong, lúc sắp chết, họ hàng thân thuộc của người này đêm ngày dốc lòng cúng dường lễ bái đức Phật Dược sư, thắp 49 ngọn đèn, làm 49 lá phan trời năm mầu, tụng 49 biến kinh Dược sư Như lai bản nguyện công đức, thì người ấy sẽ được sống lại. Tín ngưỡng Phật Dược sư đã rất thịnh hành từ xưa đến nay. Cứ theo Dược sư lưu li quang vương thất Phật bản nguyện công đức niệm tụng nghi quĩ cúng dường pháp, thì hình tượng của Phật Dược sư là: Tay trái cầm dược khí (bình thuốc, cũng gọi là ngọc vô giá), tay phải bắt ấn Tam giới, mặc áo ca sa, ngồi kết già (ngồi xếp bằng) trên đài hoa sen, dưới đài có 12 thần tướng. Mười hai thần tướng này thề nguyền hộ trì pháp môn Dược sư, mỗi vị cầm đầu 7000 Dược xoa quyến thuộc, ở các nơi để bảo vệ những chúng sinh thụ trì danh hiệu Phật Dược sư. Lại nữa, hình tượng phổ thông được lưu truyền là hình tượng có tóc xoắn ốc, tay trái cầm bình thuốc, tay phải bắt ấn Thí vô úy (hoặc ấn Dữ nguyện), hai bồ tát Nhật quang, Nguyệt quang đứng hầu hai bên, gọi chung là Dược sư tam tôn. Hai vị đứng hầu hai bên này là bậc Thượng thủ trong vô lượng chúng ở cõi Tịnh độ của Phật Dược sư, là các bồ tát Nhất sinh bổ xứ. Cũng có chỗ đặt bồ tát Quan âm và bồ tát Thế chí đứng hầu hai bên Phật Dược sư. Ngoài ra, cũng có thuyết lấy tám vị bồ tát: Văn thù sư lợi, Quan âm, Thế chí, Bảo đàn hoa, Vô tận ý, Dược vương, Dược thượng, Di lặc v.v... làm thị giả của đức Phật này. Theo kinh Dược sư lưu li quang thất Phật bản nguyện công đức do ngài Nghĩa tịnh dịch vào đời Đường, thì Phật Dược sư còn có tên là Thất Phật Dược sư. Tức là bảy đức Như lai gồm: Thiện xưng danh cát tường vương Như lai, Bảo nguyệt trí nghiêm âm tự tại vương Như lai, Kim sắc bảo quang diệu hạnh thành tựu Như lai, Vô ưu tối thắng cát tường Như lai, Pháp hải lôi âm Như lai, Pháp hải tuệ như ý thần thông Như lai và Dược sư lưu li quang Như lai. Trong đó, sáu vị Như lai trước là những phân thân của đức Dược sư Như lai. Pháp Thất Phật dược sư là một trong bốn pháp lớn của Thai mật Nhật bản. Nếu các pháp tu cầu tiêu trừ tai ách lấy Dược sư Như lai làm bản tôn, thì gọi là Dược sư pháp. Nghi quĩ của pháp này cũng giống như pháp Thất Phật dược sư. Hình tam muội da là bình thuốc. Chân ngôn thì có Đại chú và Tiểu chú khác nhau; Tiểu chú là: Án hô lô hô lô chiến đà lợi ma đằng chỉ sa ha. Ngoài ra, Dược sư Như lai là cùng thể với các đức Như lai A súc, Đại nhật hoặc Thích ca. [X. kinh Dược sư như lai bản nguyện (ngài Đạt ma cấp đa dịch vào đời Tùy); Dược sư lưu li quang Như lai tiêu tai trừ nạn niệm tụng nghi quĩ; Dược sư Như lai quán hành nghi quĩ pháp; Tục cao tăng truyện Q.30 truyện ngài Chân quán đời Tùy; Tống cao tăng truyện Q.24 truyện ngài Nguyên kiểu đời Đường; Xuất tam tạng kí tập Q.5 Tân tập nghi kinh ngụy soạn tạp lục; Cổ kim đồ thư tập thành dị điển thứ 91 Phật tượng bộ].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giải thích Kinh Địa Tạng


Vì sao tôi khổ


Công đức phóng sinh


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.220.114 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...