Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình.
(The opinion which other people have of you is their problem, not yours.
)Elisabeth Kubler-Ross
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai.
(Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi.
(I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: dược sư lưu li quang như lai bản nguyện công đức kinh
KẾT QUẢ TRA TỪ
dược sư lưu li quang như lai bản nguyện công đức kinh:
(藥師琉璃光如來本願功德經) Phạm : Bhagavàn-bhaiwajyaguruvaidùryaprabhasya pùrvapraịidhànavizewa-vistara. Có 1 quyển, do ngài Huyền trang dịch vào đời Đường. Gọi tắt: Dược sư Như lai bản nguyện công đức kinh, Dược sư bản nguyện công đức kinh, Dược sư bản nguyện kinh, Dược sư kinh. Thu vào Đại chính tạng tập 14. Kinh này có năm loại bản Hán dịch (có thuyết nói bốn loại), xếp theo thứ tự thời gian được dịch như sau : 1. Bản do ngài Bạch thi lê mật đa la dịch vào đời Đông Tấn (317- 322). 2. Bản do ngài Tuệ giản dịch vào đời Lưu Tống (475). 3. Bản do ngài Đạt ma cấp đa dịch vào đời Tùy (615). 4. Bản do ngài Huyền trang dịch vào đời Đường (650). 5. Bản do ngài Nghĩa tịnh dịch vào đời Đường (707). Trong năm bản dịch trên đây, các bản 1,2,3 nhấn mạnh về phương diện công đức của Phật Dược sư, gọi là Kinh Dược sư tùy nguyện. Bản dịch của ngài Nghĩa tịnh gọi là kinh Dược sư lưu li quang thất Phật bản nguyện công đức, hoặc kinh Thất Phật dược sư, trình bày rõ về bản nguyện và đà la ni của bảy đức Phật Dược sư. Bản dịch của ngài Huyền trang được lưu hành phổ biến nhất, lấy tư tưởng lợi ích hiện thế và vãng sinh Tịnh độ làm đặc chất. Tại Tây tạng, kinh Dược sư có hai bản dịch, trong đó, bản tương đương với kinh Dược sư lưu li quang như lai bản nguyện công đức đề là: Bcom-ldam #das smangyi bla vaidùrya#i hod-kyi síon-gyi smon-lam-gyi khyad-par rgyas-pa. Còn bản dịch tương đương với bản dịch của ngài Nghĩa tịnh thì đề là: De-bshingzegs-pa bdun-gyi síon-gyi smon-lamgyi khya-par rgyas-pa. Về sách chú sớ kinh này thì có: Dược sư bản nguyện kinh nghĩa sớ 3 quyển của ngài Thực quán, Dược sư bản nguyện kinh sớ của các ngài Khuy cơ, Tĩnh mại, Thần thái, Độn luân, Cảnh hưng v.v... của mỗi vị đều có 1 quyển, Dược sư bản nguyện kinh cổ tích 2 quyển của Thái hiền v.v... [X. Khai nguyên thích giáo lục Q.3, Q.7; Pháp kinh lục Q.1, Q.4; Xuất tam tạng kí tập Q.5; Tân tập nghi kinh ngụy soạn tạp lục; Chí nguyên pháp bảo khám đồng tổng lục Q.2].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Tôi đọc Đại Tạng Kinh
Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ
Truyện cổ Phật giáo
Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.167.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...