Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó.
(Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy.
(You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật.
(If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường.
(Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc.
(Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đông nam á phật giáo
KẾT QUẢ TRA TỪ
đông nam á phật giáo:
(東南亞佛教) Phật giáo ở khu vực Đông nam á. Thời vua A dục của Ấn độ, hai ngài Tu na và Uất đa la đã được nhà vua phái đến nước Kim địa (Pàli: Suvaịịbhùmi) để truyền bá Phật giáo. Nay theo sự khảo sát các cổ vật và di chỉ đào được, thì khu vực Phật giáo được truyền vào sớm nhất là vùng Hạ Miến điện hoặc miền Trung Thái lan hiện nay, các nơi này rất có quan hệ với sự truyền bá Phật giáo ở nước Án đạt la (Phạm: Andhra) xưa thuộc Nam Ấn độ vào thế kỉ II, thế kỉ III Tây lịch. Phật giáo ở Đông nam á thời xưa, Tiểu thừa và Đại thừa thay nhau lúc suy lúc thịnh, nhưng Phật giáo Thượng tọa bộ Nam truyền có nhiều thế lực hơn. Vào cuối thế kỷ VII Tây lịch, vùng Hạ Miến điện và miền Trung Thái lan tin theo Thượng tọa bộ; Chiêm ba (nằm ở miền trung nam Việt nam hiện nay) lấy Bà la môn giáo làm chính, nhưng cũng có thiểu số dân chúng tin theo Chính lượng bộ và Hữu bộ của Phật giáo Tiểu thừa; Cao miên thì tín ngưỡng cùng một lúc cả Bà la môn giáo và Phật giáo; còn các đảo Java và Sumatra thì tin theo Bà la môn giáo. Vào thế kỉ XII, Tích lan ra sức cải cách Phật giáo và Phật giáo Thượng tọa bộ phái Đại tự (Pàli: Mahàvihàra) mạnh nhất; một vài quốc gia vùng Đông nam á gửi các tỉ khưu sang Tích lan lưu học. Từ đó về sau trong 200 năm, các nước Miến điện, Thái lan và Lào đều hoằng dương và truyền thừa Phật giáo Thượng tọa bộ của Tích lan. Duy có Việt nam từ xưa vốn chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc nên đã hoằng truyền Phật giáo Đại thừa. Còn Mã lai á, Java và Sumatra vốn tin thờ Bà la môn giáo, Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa, nhưng đến thế kỉ XIII, sau khi Hồi giáo Ả rập xâm lăng, thì tôn giáo truyền thống ở các xứ này bị tiêu diệt. Đứng về phương diện hoạt động của giáo đoàn mà nói, thì Phật giáo Đông nam á tiếp cận sắc thái Phật giáo thời kì đầu của Ấn độ sớm hơn Phật giáo Trung quốc, đặc biệt về mặt giáo chế và sinh hoạt của tỉ khưu vẫn giữ được tinh thần của giáo đoàn Phật giáo nguyên thủy. Về mặt lịch sử cũng sớm hơn Phật giáo Bắc truyền ở bất cứ vùng nào. Còn về mặt giáo nghĩa thì Phật giáo Đông nam á cũng tự thành một hệ thống riêng. 1. Tích Lan: Phật giáo truyền thừa vào Tích lan thế kỉ III trước Tây lịch. Vua A dục đã cho mang một nhánh cây Bồ đề nhỏ ở nơi đức Phật thành đạo đến trồng ở Tích lan. Năm trăm năm sau, Tích lan cung nghinh răng của đức Phật từ Ấn độ về. Hai sự kiện này cho đến nay vẫn còn kích phát lòng thành kính đối với tôn giáo của người Tích lan. TiếngPàli là ngôn ngữ văn học của Tích lan, ba tạng kinh điển bằng tiếngPàli đều được giữ gìn đầy đủ ở đây. (xt. Tích Lan Phật giáo). 2. Miến Điện: Theo các sử liệu đáng tin cậy thì Phật giáo được truyền vào Miến điện khoảng sau thế kỉ V Tây lịch. Vào thế kỉ XI, vua A nô luật đà (Pàli:Anurudha) lên ngôi ở Bồ cam (Pagan) tạo nên thời đại vàng son cho Phật giáo. Bấy giờ, nhà vua cho xây dựng bảo tháp Thụy hỉ cung để tôn thờ răng Phật rước từ Tích lan cùng với xương trán và xương quai xanh của Phật rước từ Ti mậu về, cho đến nay, Phật tử đến đây chiêm bái rất đông. Vào thế kỉ XVIII, vua Mạnh vẫn xây tháp Mẫn cống lớn nhất thế giới thời đó, đến nay vẫn còn thờ một viên xá lợi Phật do vua Cao tông nhà Thanh, Trung quốc đem tặng. Cuối thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX, Miến điện bị người Anh thống trị, Phật giáo không được xem trọng nữa, chỉ còn Hội thanh niên Phật giáo Miến điện được thành lập vào năm 1906 hô hào đòi độc lập. Ngày nay tín đồ Phật giáo Miến điện chiếm 90% dân số cả nước, Hồi giáo, Ấn độ giáo mỗi đạo chiếm 3%, Cơ đốc giáo 2%, các tôn giáo khác 2%. Tín đồ Phật giáo Miến điện chỉ có tỉ khưu, sa di và nam, nữ cư sĩ chứ không có tỉ khưu ni, sa di ni và chính học nữ (thức xoa ma na). Toàn quốc có tất cả hơn 20.000 ngôi chùa. (xt. Miến Điện Phật Giáo). 3. Thái Lan: Phật giáo truyền vào Thái lan sớm nhất có thể từ thời vua A dục của Ấn độ; Phật giáo được truyền vào thời ấy là Phật giáo Thượng tọa bộ, mà người tiếp nhận là giống người Cao miên xưa chứ không phải giống người Thái lan hiện nay. Đến thế kỉ VIII, Phật giáo Đại thừa mới từ Indonesia và Cao miên truyền vào; những di tích hiện còn như tháp Phật sai da (chaiya), tháp đá nguyên hình sáu đoạn(sau sửa thành kiểu Tích lan) và tượng bồ tát Quan thế âm đúc bằng kim loại hỗn hợp... đều là những cấu trúc lớn thời bấy giờ. Thế kỉ XI, miền bắc Thái lan chịu ảnh hưởng Phật giáo Bồ cam Miến điện tin theo Thượng tọa bộ, nhưng từ miền nam thành Tố khả thái (Sukhothai) trở xuống thì vẫn tin theo Phật giáo Đại thừa. Vua Lạp mã đời thứ 4 (ở ngôi 1851- 1868) ban lệnh xây dựng Đại tháp Phật thống, đến vua Lạp mã đời thứ 6 mới hoàn thành là tháp Phật lớn nhất tại Thái lan, cao hơn 120m, chu vi 240m. Hiện nay Thái lan có khoảng 21.000 ngôi chùa Phật lớn nhỏ, hơn 400 viện Phật học giảng dạy bằng tiếngPàli, gần 6.000 viện Phật học giảng dạy bằng tiếng Thái với 180.000 học sinh, 90% dân chúng Thái lan là tín đồ Phật giáo, chỉ có ở miềnNam Thái lan và vùng giáp giới với Mã lai á mới có một số ít tín đồ Hồi giáo. Mỗi năm có ba ngày lễ lớn của Phật giáo: Ngày Vệ tắc tháng 6, ngày Ma ca tháng 3 và ngày an cư đầu tháng 7. Trong ba ngày này, toàn quốc đều nghỉ việc. Trung quốc cũng có 15 hội Phật giáo Hoa kiều hoạt động Phật sự và tu trì tại Thái lan. 4. Cao Miên: Tên xưa là Phù nam, Chân lạp, Giản bộ trại, là một nước nhỏ nằm ở phía nam bán đảo Trung nam, lấy văn hóa Ấn độ làm chính, văn tự từ tiếng Phạm,Pàli cấu thành. Phật giáo truyền đến chậm nhất là vào thời kì Phù nam thế kỉ III Tây lịch, kinh điển Phật được dịch ra ở thời kì này phần nhiều là kinh tiếng Phạm. Từ thế kỉ VI về sau, Bà la môn giáo và Phật giáo lưu hành song song; cuối thế kỉ XII là thời đại vua Xà da bạt ma đời thứ 7 (JayavarmanVII), Phật giáo đạt đến đỉnh cao. Khoảng thế kỉ XIII, XIV, Phật giáo Nam phương được truyền vào; trong khoảng năm, sáu trăm năm, Phật giáo ở Cao miên rất hưng thịnh. Tăng đoàn Phật giáo chia ra hai phái: Đại tông phái chiếm 90% tăng sĩ và Pháp tông phái gồm phần lớn hàng quí tộc xuất gia. Ngoài ra còn có hai đoàn thể Phật giáo lớn: Thế giới Phật giáo hữu nghị hội Kampuchia Trung tâm và Cư sĩ Pàli Học Hội. Nhân dân cả nước có 85% tín ngưỡng Phật giáo; đại đa số đàn ông, trong một đời, ít nhất phải một lần xuất gia. Đến năm 1975, Cao miên bị cộng sản thống trị, tất cả sinh hoạt tôn giáo bị cấm chỉ. (xt. Cao Miên). 5. Lào: Theo lịch sử nước Lào, vào giữa thế kỉ XIV, vua Pháp ngang thành lập nước Nam chưởng thì Phật giáo đã bắt đầu được truyền vào. Đến đầu thế kỉ XV, vua Phách da tam thành thái làm chùa, đề xướng học Phật, đồng thời, đúc tượng Phật lớn bằng đồng thờ ở chùa Ma na lan (Wat Manorom); hiện nay chùa này đã bị hủy hoại; tượng Phật chỉ còn lại phần đầu và ngực. Năm 1566, vua Tất đạt đề lạp xây tháp Đại xá lợi (Dhàtu Luang), cao 3 tầng, là kiến trúc vĩ đại nhất trong các thời đại của nước Lào. Cuối thế kỉ XIX, tháp này bị bọn trộm cướp phá hoại, đến năm 1930 mới được trùng tu. Năm 1955, chính phủ Lào công bố pháp lệ Tăng già nước Lào, qui định tăng ni phải phục tùng Tăng vương. Hiện nay, trên cả nước có hơn 1.000 ngôi chùa, tăng chúng lúc nhiều nhất lên tới 12.000 vị. Chùa Phú sĩ gần cố đô Luangphrabang là trung tâm của Phật giáo, trong chùa thờ pho tượng Phật bằng vàng nặng 478 cân đúc vào thế kỉ XV ở Tích lan. Cách cố đô về mạn bắc 20 cây số có động Bắc khư được gọi là Động Vạn Phật, hằng năm vào ngày Phật đản, vua Lào đích thân đến cử hành lễ tắm Phật. Ở thủ đô Vientiane có Hội Phật Giáo Trung Lào do người Hoa kiều sáng lập. (xt. Lào Quốc Phật Giáo). 6. Việt Nam: Phật giáo truyền vào Việt nam chậm nhất là thế kỉ II Tây lịch. Từ đó đến tiền bán thế kỉ X là thời kỳ Phật giáo du nhập; từ hậu bán thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIV là thời kì phát triển, trong đó, 200 năm đầu thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XIII là thời đại cực thịnh. Phật giáo Việt nam qua các thời kì đều nhờ sự bảo hộ và đề xướng của các triều vua, lại tuy chịu ảnh hưởng Trung quốc nhưng về giáo nghĩa chưa có chỗ phát minh, cho nên đặc sắc của Phật giáo Việt nam chỉ hạn ở việc thịnh hành các hệ phái Thiền tông ở miền Nam Trung quốc, chứ về phương diện lí luận giáo nghĩa thì chưa có phát huy sáng tạo được bao nhiêu. Thế kỉ XV về sau, văn hóa triều Minh tràn vào, Nho học, Văn học đều thịnh, Đạo giáo, Lạt ma giáo song hành, riêng Phật giáo là suy vi, rồi từ đó trở đi, Phật giáo bị pha trộn với Nho giáo, Đạo giáo mà cấu thành tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (ba giáo cùng nguồn, tức là Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo cùng giống nhau). Về lối kiến trúc thì chùa viện Việt nam cũng giống như chùa viện Trung quốc, ở giữa chính điện có đài cao năm, sáu cấp, ở ngay phía trước thông thường thờ tượng Phật đản sinh, hai bên là hai vị tôn giả A nan và Mục kiền liên. Ngoài ra, còn thờ các vị Thánh của Nho giáo và các vị Thần của Đạo giáo. Tại miền Nam Việt nam ngoài số ít chịu ảnh hưởng của Phật giáo Thượng tọa bộ từ Cao miên truyền sang, còn lại phần nhiều đều theo hình thức Phật giáo Bắc truyền. Kinh điển phần nhiều cũng bằng chữ Trung quốc. Năm 1963, Ngô đình diệm lợi dụng quyền lực chính trị đàn áp Phật giáo khiến hòa thượng Thích Quảng đức và hàng chục Tăng ni, Phật tử khác đã phải hi sinh bằng cách tự đốt thân mình để bảo vệ đạo pháp. Năm 1975, quân Mĩ rút lui; Phật giáo Việt nam lại bước vào giai đoạn khác. (xt. Việt Nam Phật Giáo). 7. Indonesia: Đầu thế kỉ thứ V, ở đảo Java đã có nhiều tín đồ Phật giáo. Khi ngài Pháp hiển đến đảo này vào năm 414, ngài thấy Bà la môn giáo đang thịnh và Phật giáo thì mới phát triển. Đến thế kỉ VI, Phật giáo chính thức truyền vào các đảo Tô môn đáp lạp (Sumatra). Ba lân bàng (Palembang). Về sau, Ba lân bàng trở thành nơi trung tâm nghiên cứu Phật giáo ở vùng quần đảo Đông nam á, chư tăng thường trú tại đây từ 1.000 vị trở lên, có thể sánh ngang với chùa Na lan đà bên Ấn độ. Thời bấy giờ các nước vùng Nam hải đều tin thờ Thượng tọa bộ, chỉ có Indonesia thì theo cả Đại thừa. Vào thế kỉ VII, đế quốc Thất lợi phật thệ (Sri-vishaya) nổi lên, nhân dân trong nước đều tín ngưỡng Phật giáo. Thế kỉ VIII, tín đồ Phật giáo Mạnh gia lạp (Bengal) cũng truyền Mật tông vào, cho mãi đến thế kỉ XII Mật tông mới bắt đầu suy. Vào thế kỉ XV, sau khi người Hà lan xâm nhập, Phật giáo trở nên suy tàn, tín đồ chỉ còn nhờ vào các ngôi chùa do người Hoa kiều xây dựng để duy trì sinh hoạt tín ngưỡng của mình. Sau đại chiến thứ 2, vào năm 1971, số tín đồ đã lên đến 10 triệu người, hơn 300 ngôi chùa viện. (xt. Ấn Ni Phật giáo). 8. Mã Lai Á: Phật giáo truyền vào Mã lai á khoảng thế kỉ thứ II Tây lịch, cho đến thế kỉ XV, Phật giáo vẫn được thịnh hành song song với Bà la môn giáo. Nhưng, cũng bắt đầu từ thế kỉ XV trở đi, Vương triều Ma lục giáp tin theo và đề cao Hồi giáo nên Phật giáo mỗi ngày một suy tàn. Mãi đến đầu thế kỉ XIX, do tín đồ Phật giáo người Hoa và tín đồ Phật giáo Nam truyền một lần nữa đưa Phật giáo vào Mã lai nên mới có xu thế phục hưng. Năm 1959, Hội Phật Giáo Mã Lai (sau đổi là Tổng Hội Phật Giáo Mã Lai) được thành lập tại Tân thành (Penang), xuất bản nguyệt san Vô Tận Đăng, nỗ lực hoằng dương Phật pháp. Ngoài ra, Hội còn mở các trường Tiểu học và Trung học Bồ đề, Phật giáo nghĩa học để giáo dục thanh niên Phật tử. Các sư Trung quốc như: Viên anh, Hội tuyền, Hội cơ, Pháp phảng v.v... đã lần lượt hoằng pháp ở Hội Phật giáo Di bảo. Về các ấn phẩm Phật giáo, thì ngoài Hoa báo, Vô tận đăng ra, còn có các tờ báo Trung quốc, Quang tân v.v... và mỗi tháng có một kì đặc san Phật Học nhờ đó Phật giáo được truyên dương. (xt. Mã Lai Tây Á Phật Giáo). 9. Tân Gia Ba: Quốc gia của người Hoa được độc lập vào năm 1959, dân số hơn hai triệu người. Năm Dân quốc 15 (1926), đại sư Thái hư đã từng thành lập Hội Phật Giáo Trung Hoa tại đây. Đạo tràng hưng thịnh nhất hiện nay, trước hết phải kể đến chùa Phổ giáo thuộc Quang minh sơn; tùng lâm lớn nhất là chùa Song lâm. Ngoài ra còn có các trường Tiểu học, Trung học và đặc biệt có viện Phật học dành cho nữ giới. (xt. Tân Gia Ba Phật Giáo). 10. Phi Luật Tân: Quốc gia Thiên chúa giáo duy nhất ở Viễn đông, nhưng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII Tây lịch, Phật giáo đã cùng với ảnh hưởng của đế quốc Thất lợi phật thệ (Sri-vishaya) ở Indonesia mà truyền vào Phi luật tân. Cho đến nay, trong thổ ngữ của người Phi vẫn còn giữ lại một ít thành phần tiếng Phạm đủ để chứng minh sự có mặt của Phật giáo ở xứ này từ thời xa xưa. Rất tiếc là ngoài một số ít tượng Phật được phát hiện, chưa thấy một ảnh hưởng nào của Phật giáo đối với văn hóa Phi luật tân. Năm Dân quốc 20 (1931), Hoa kiều thành lập Hội Nghiên Cứu Phật Học Phi Trung Hoa là đoàn thể Phật giáo sớm nhất tại đảo Phi luật tân. Hội xuất bản tờ Hải quốc già âm nhưng rất tiếc chỉ in được một kì; rồi xây cất chùa Đại thừa tín nguyện để làm cơ sở hoằng dương chính pháp. Ngoài ra, còn có các chùa Phổ đà, Túc yến ở thành phố Ma ni la đều là những phân viện của chùa viện Trung quốc. Thời gần đây, Phật giáo Phi luật tân đều do người Hoa kiều du nhập vào, cho đến nay, Phật giáo ở đây phần lớn cũng chỉ lưu hành trong giới Hoa kiều mà thôi. (xt. Phi Luật Tân Phật Giáo).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.71.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...