Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đồng biệt nhị giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đồng biệt nhị giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


đồng biệt nhị giáo:

(同別二教) Cũng gọi Đồng giáo biệt giáo, Nhị chủng nhất thừa. Từ ngữ gọi chung Đồng giáo và Biệt giáo theo giáo phán của tông Hoa nghiêm, tức là Đồng giáo nhất thừa và Biệt giáo nhất thừa. A. Đồng giáo nhất thừa. Tùy theo căn cơ Nhị thừa, Tam thừa mà nói pháp khiến cho họ vào được pháp giới một nhiều vô tận, cho nên nương theo pháp Tam thừa của Thủy giáo hoặc pháp Nhất thừa của Chung giáo, Đốn giáo mà nói pháp Nhất thừa vô tận. Đồng giáo nhất thừa có bảy nghĩa: 1. Pháp tướng giao tham: Trong Tam thừa có Nhất thừa, trong Nhất thừa có Tam thừa, cả hai liên tiếp, giao thoa nhau. 2. Nhiếp phương tiện: Pháp Tam thừa đều là pháp môn phương tiện của pháp Nhất thừa, cho nên đều gọi là Nhất thừa. 3. Sở lưu: Tam thừa đều từ Nhất thừa mà ra. 4. Thù thắng môn: Đại thừa trong Tam thừa là Nhất thừa. Quyền (tạm thời), Thực (chân thực) tuy có khác nhưng đều là chỗ sở y của hàng Bồ tát, cho nên gọi là Nhất thừa. 5. Giáo sự thâm tế: Vì các pháp được nói ra rất sâu xa mầu nhiệm nên gọi là Nhất thừa. 6. Bát nghĩa ý thú: Nhất thừa và mật ý của Phật đều có ý thú của tám nghĩa. 7. Thập nghĩa phương tiện: Hoa nghiêm khổng mục chương chia Nhất thừa ra làm Chính thừa và Phương tiện thừa, trong đó, Phương tiện thừa có 10 nghĩa, tức là 10 nghĩa phương tiện này. B. Biệt giáo nhất thừa. Tức là pháp Nhất thừa vô tận khác biệt với pháp Nhị thừa, Tam thừa. Đây là tư tưởng đặc biệt của tông Hoa nghiêm do ngài Trí nghiễm dựa theo thuyết Cộng bát nhã và Bất cộng bát nhã mà đặt ra. Ngài Trí nghiễm đem Thánh giáo một đời của Như lai chia làm Tam thừa và Nhất thừa, trong Nhất thừa lại chia làm Đồng giáo và Biệt giáo, rồi lấy thuyết Hội tam qui nhất (họp ba về một) trong kinh Pháp hoa làm Nhất thừa đồng giáo, và lấy thuyết Thập thập vô tận (mười mười không hết) trong kinh Hoa nghiêm làm Nhất thừa biệt giáo. Về sau, ngài Pháp tạng kế thừa thuyết này mà tập đại thành giáo phán của tông Hoa nghiêm. Trong Hoa nghiêm ngũ giáo chương quyển 1, ngài Pháp tạng chia Nhất thừa biệt giáo làm hai phần: 1. Tính hải quả phần: Phần này không thể nói được, vì là cảnh giới tự nội chứng của 10 đức Phật chẳng thể nghĩ bàn. 2. Duyên khởi nhân phần: Phần này có thể nói được, vì đây là cảnh giới của bồ tát Phổ hiền. Có hai môn: a) Phần tướng môn: Biệt giáo nhất thừa khác với thuyết Tam thừa. Sự sai biệt giữa Nhất thừa và Tam thừa có 10 thứ: Quyền thực, giáo nghĩa, sở minh, đức lượng, ước kí vị, phó chúc, căn duyên thụ giả, nan tín dị tín, ước cơ hiển lí và bản mạt khai hợp. b) Cai nhiếp môn: Nói pháp Tam thừa vốn là Nhất thừa. Cả hai môn trên đây vẫn tồn tại vô ngại, không phải khác, chẳng phải một: Chẳng phải một tức là Phần tướng môn, không phải khác tức là Cai nhiếp môn. Tóm lại, Đồng giáo nhất thừa chủ yếu chỉ cho giáo thuyết trong kinh Pháp hoa, còn Biệt giáo nhất thừa thì chỉ cho giáo thuyết trong kinh Hoa nghiêm. Tuy nhiên, trong kinh Hoa nghiêm có ý chỉ của Đồng giáo, mà trong kinh Pháp hoa cũng có ý chỉ của Biệt giáo, cho nên phân biệt chung là Đồng biệt nhị giáo. Ngoài ra, còn lập Định nội và Định ngoại khác nhau. Tức là: Đồng biệt nhị giáo trong kinh Hoa nghiêm là được nói từ trong định Hải ấn nên gọi là Định nội đồng biệt; còn Đồng biệt nhị giáo trong kinh Pháp hoa thì không được nói từ trong định Hải ấn nên gọi là Định ngoại đồng biệt. Nhưng, các ngài Trừng quán và Tông mật giải thích về Đồng biệt nhị giáo có hơi khác với thuyết trên. Chẳng hạn như trong Hoa nghiêm kinh sớ quyển 2, Hoa nghiêm tùy sớ diễn nghĩa sao quyển 10, ngài Trừng quán lấy pháp môn Viên dung cụ đức trong Nhất thừa làm Biệt giáo; còn lấy Chung giáo, Đốn giáo và giáo nghĩa Nhất tính nhất tướng trong Biệt giáo làm Đồng giáo. Còn ngài Tông mật thì, trong Hoa nghiêm kinh hành nguyện phẩm biệt hành sớ sao quyển 1, lấy Tính khởi môn làm Biệt giáo, lấy Duyên khởi môn làm Đồng giáo. [X. Hoa nghiêm kinh khổng mục chương Q.2, Q.4; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.2, Q.3; Hoa nghiêm ngũ thập yếu vấn đáp Q.thượng; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.1; Hoa nghiêm ngũ giáo chương chỉ sự Q.thượng phần đầu; Hoa nghiêm pháp giới nghĩa kính Q.hạ; Hoa nghiêm ngũ giáo chương thông lộ kí Q.1 đến Q.10]. (xt. Cộng Giáo, Nhân Phần Quả Phần).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.141.6 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (54 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...