Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đôn hoàng thạch quật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đôn hoàng thạch quật








KẾT QUẢ TRA TỪ


đôn hoàng thạch quật:

(敦煌石窟) Cũng gọi Đôn hoàng thạch thất. Quần thể hang động ở huyện Đôn hoàng, tỉnh Cam túc, Trung quốc. Đôn hoàng là vùng đất ở đầu cực tây của tỉnh Hà tây. Từ đời Hán trở đi, vùng này là đường giao thông trọng yếu giữa Trung quốc và các nước Tây vực. Vào thời thượng cổ, đây là vùng đất của Tây nhung, thời Xuân thu gọi là Qua châu, vào thời Tần là đất của Đại nguyệt thị, đầu đời Hán nội thuộc Hung nô. Đến năm Hàm khang (335 - 341) đời Đông Tấn được gọi là Sa châu. Khoảng năm Long an (397 - 401), nhà Tây lương đóng đô ở đây. Thái vũ đế nhà Hậu Ngụy đặt trấn Đôn hoàng, khoảng năm Đại nghiệp (605- 616) được đổi là quận Đôn hoàng. Các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh lần lượt đổi tên là: Qua châu, Tây sa châu, Đôn hoàng, Sa châu. Khoảng năm Càn long (1736 - 1795) được đổi là huyện Đôn hoàng thuộc tỉnh Cam túc. Vùng đất này từ xưa vốn do các bộ tộc ở xen lẫn, văn hóa, phong tục phức tạp. Phật giáo được truyền đến đây rất sớm, có khá nhiều các vị cao tăng đã sinh ra ở đây, như ngài Trúc pháp hộ được người đương thời gọi là Đôn hoàng Bồ tát, ngài Trúc pháp thừa là người đầu tiên dựng chùa, hoằng pháp ở Đôn hoàng, ngài Vu đạo thúy sang Ấn độ cầu pháp, các ngài Đơn đạo khai và Trúc đàm du đời Đông Tấn, các ngài Pháp dĩnh, Siêu biện đời Tiêu Tề, ngài Tuệ viễn đời Tùy v.v... Ngoài ra, ngài Đàm vô sấm đời Bắc Lương từng ở đây phiên dịch Bồ tát giới bản và sáu phẩm sau của kinh Đại bát niết bàn (bản Bắc); ngài Đam ma mật đa đời Lưu Tống cũng từng ở đây khai phá đất đai, xây dựng tinh xá, tận lực hoằng pháp. Vì một khi ra khỏi Đôn hoàng liền đi vào sa mạc mịt mù, sống chết chưa biết ra sao, cho nên những người buôn bán qua lại vùng này luôn luôn nguyện cầu đức Phật che chở giúp đỡ, đó chính là nguyên nhân đưa đến sự phát đạt của nghệ thuật Đôn hoàng ngày sau. Tương truyền, hang đá đầu tiên ở Đôn hoàng là do sa môn Lạc tốn đục mở vào năm Kiến nguyên thứ 2 (366) đời Tiền Tần. Về sau qua nhiều đời có đục mở thêm và dần dần đã trở thành một quần thể gồm hơn 1.000 hang động, nhưng rất tiếc vì năm tháng quá lâu xa, nên bị cát trôi vùi lấp, hoặc bị hủy hoại, chỉ còn sót lại hơn vài trăm động. Vả lại, từ đời Minh về sau kĩ thuật hàng hải dần dần phát đạt, con đường tơ lụa trở nên thưa thớt, các động đá Đôn hoàng do đó cũng ít được người đời biết đến. Vào năm Quang tự thứ 5 (1879), ông L. de Lóczy, Giám đốc Sở Điều tra địa chất Hungary, tìm thấy những bức tranh vẽ trên vách trong động Thiên Phật, kinh ngạc trước kho bảo vật, khi trở về Âu châu, ông ta công bố tin ấy: đó là lần đầu tiên người Tây phương biết đến động Thiên Phật ở Đôn hoàng. Giới học giả hiện nay gọi Nghệ Thuật Phật Giáo Đôn Hoàng bao gồm hang Du lâm và động Tiểu thiên Phật ở vùng phụ cận huyện An tây và động Tây thiên Phật ở mạn tây nam Đôn hoàng. Nhưng thông thường gọi động Thiên Phật Đôn Hoàng là chỉ cho quần thể hang động nằm ở chân núi phía đông núi Minh sa, cách huyện Đôn hoàng về phía đông nam 20 km. Động Thiên Phật còn được gọi là Mạc cao quật (Dmag-mgo), Thiên Phật nham, Lôi âm tự. Từ sau khi sa môn Lạc tốn đục mở, các vị sa môn Pháp lương, Đông dương vương, Lí quảng v.v... ở đời Đường đều nối tiếp nhau khắc đục, hoặc mở hang động, hoặc chạm trổ khám Phật, hoặc sửa sang lầu gác, hoặc vẽ các bức tranh trên vách v.v... Địa chất núi Minh sa vốn là đá sỏi tạo thành, không dễ gì vỡ lở. Nhưng vào đời vua Nhân tông nhà Tống, vùng đất này bị quân Tây hạ xâm nhập, từ đó về sau thường bị loạn lạc, nhất là vào đời Minh, tín đồ Hồi giáo dày xéo, tàn phá, tổn hại rất lớn. Thời gần đây, sau khi thám hiểm khai quật, thanh lí kiểm tra thì biết đến nay còn có hơn 430 hang động khác. Những hang động nằm theo vách đá, bày xếp thành hàng từ nam đến bắc, chạy dài khoảng 1,6 km, có thể chia làm 3 phần: Trung ương, Nam, Bắc. Trong đó, số hang động ở Trung ương và phía Bắc tương đối ít và qui mô nhỏ hơn, cũng không có dấu vết cho thấy người đời sau có tô điểm sửa sang, mà tình trạng hoang phế cũng khá nghiêm trọng. Trái lại, nhóm hang động ở phía Nam thì chạy dài khoảng hơn 930 m, ở hai đầu có một hang đá lớn, trước hang thiết lập điện Phật, trong điện tôn trí tượng đức Phật ngồi cao tới 20 m. Ở khoảng giữa hai hang đá lớn này và các hang khác phần nhiều đục mở hai hàng cho đến bốn hàng hang động trên dưới, có tới hơn ba trăm mấy mươi hang. Hiện nay, phía trước mỗi hang phần nhiều đều đã đổ nát, nhiều hang động ở hàng dưới bị chôn vùi trong cát. Còn những hang động ở hàng trên phần nhiều có làm thang gỗ, những cấu trúc để lại đến nay vẫn còn. Nói cách đại khái, các hang động ở hàng dưới phần nhiều đã được đục mở vào đời Đường hoặc trước đời Đường, tượng Phật vẽ trên vách hang cũng là tác phẩm của thời kì ấy. Về hình thức hang động, thì từ hình thức có phụ thêm khám nhỏ để tu hành ở thời kì đầu, dần dần chuyển biến thành hình tháp trung ương, cột trụ trung tâm, Phật đàn trung ương v.v... Từ các đời Tùy, Đường về sau, vì để thích ứng với các bức vẽ về biến tướng kinh bằng khổ lớn, nên ở phía sau trung ương đặt bàn thờ Phật rất trang nghiêm kính cẩn, trên bốn vách đều vẽ kín các bức tranh với mầu sắc xanh vàng rất rực rỡ, đã dần dần gần với hình thái điện đường trong các chùa Phật hiện nay. Từ đời Minh trở đi, các hang động bị tín đồ Hồi giáo phá hủy nghiêm trọng, khám thờ Phật cũng thường bị cát trôi vùi lấp, hang báu Minh sa dần dần bị cát bụi lấp kín. Cứ theo mục Lôi âm tự trong Đôn hoàng huyện chí thứ 7 nói, thì bắt đầu từ giữa đời Thanh, các hang động do Đạo sĩ trông coi sửa sang và xây dựng Đạo quan ở trước các hang động, nhờ đó hương khói ở Đôn hoàng có phần nào được ấm cúng. Vào năm Quang 25 (1904), 20 năm sau ngày ông L. de Lóczy phát hiện những bức tranh trên vách của động Thiên Phật ở Đôn hoàng tại núi Minh sa, đạo sĩ Vương viên lục (Nguyên lộc), nhân dọn dẹp lớp cát tích tụ trong hang 17, tình cờ thấy bức tranh vách tróc ra, ông liền đập vách chung quanh thì thấy một hầm bí mật rất lớn trong đó chứa đầy sách cổ. Sau đó, Đạo sĩ đóng kín lại, không cho ai biết. Nhưng các nhà thám hiểm khảo cổ Tây phương đã sớm biết tin về các bức bích họa ở động Thiên Phật tại Đôn hoàng do ông L. de Lóczy công bố trước đây, đã lục tục kéo nhau đến tìm kiếm cướp lấy. Người đầu tiên đến Đôn hoàng là nhà địa chất học người Nga tên Vladimiy Afanásevich Obruchev (1863 - 1956), đã lén lấy đi những bản sao sách cổ và các bức tranh Phật hiện được cất giữ ở viện bảo tàng Leningrad. Năm Quang tự 33 (1907), người Hungary quốc tịch Anh là A. Stein cũng đến Đôn hoàng. A. Stein vào hang 163 trong động Thiên Phật xem xét các tượng Phật và tranh vẽ trên vách, đồng thời mua chuộc đạo sĩ Vương viên lục, rồi lén vào hầm bí mật. Stein chọn lấy 3.000 quyển kinh điển Phật chép tay và khoảng 3.000 quyển sách vở khác cùng với tranh, tượng Phật, đóng gói thành hơn 200 bao, trả cho Vương viên lục một số tiền bằng giá rẻ mạt rồi vận chuyển về Luân đôn. Năm 1908, học giả người Pháp là Paul Pelliot (1878 - 1945) lại đến Đôn hoàng, tự ý lựa lấy hơn 5.000 quyển sách chép tay, rồi kiểm tra các động, những bức tranh vẽ trên vách rất đẹp nhưng không lấy đi được, Pelliot đành phải chụp ảnh, ghi số rồi đem về. Trên đường về nước, P. Pelliot dừng chân tại Bắc bình, lấy một số quyển sách đem khoe với các học giả Trung quốc, lúc đó chính phủ Trung ương mới biết rõ nội vụ, liền kết tội đạo sĩ Vương viên lục đã bán trộm những bảo vật của quốc gia, đồng thời, thu nhặt những kinh sách còn lại, nhưng chỉ còn hơn 8.000 quyển mà hiện nay được cất giữ tại thư viện Bắc kinh. Trong thời gian ấy, còn có các nhà thám hiểm người Mĩ, Nhật bản, v.v... đến Đôn hoàng, họ in mẫu hoặc nạy lấy các bức tranh vách, lấy trộm các quyển kinh chép tay, lén lút vận chuyển những pho tượng đắp bằng đất ra ngoài, hoặc thu mua những cổ vật tản mạn trong dân gian do các tư nhân sưu tầm cất giữ. Ngày nay, những di vật văn hóa quí báu của Phật giáo nói riêng, của Trung quốc nói chung, được cất dấu trong hang động Đôn hoàng đã bị lưu lạc đến các viện bảo tàng của các nước Anh, Pháp, Nhật, Ấn, Đức, Nga v.v... Tóm lại, những di vật văn hóa được phát hiện trong các hang động ở Đôn hoàng rất phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực như đã trình bày ở trên, là những tư liệu hết sức quí báu, đối với văn hóa và học thuật Trung quốc đã chiếm một địa vị cực trọng yếu, không những có thể bổ túc cho phần thiếu sót trong văn học và lịch sử của khoảng 600 năm từ thời Bắc Ngụy đến đời Bắc Tống mà còn có thể giúp cho việc sửa chữa nhiều chỗ sai lầm trong các kinh điển. [X. thiên Di tích trong Thích ca phương chí; Lương cao tăng truyện Q.3, Q.4, Q.8 đến Q.12; Tục cao tăng truyện Q.8; Xuất tam tạng kí tập Q.2, Q.13; Hán thư địa lí chí 8; Đôn hoàng quận trong Tục Hán chí 23; Thông điển 174; Cam túc thông chí 23; Tây vực thủy đạo kí 3; mục An tây phủ trong Đại thanh nhất thống chí 213; thiên Tây vực trong Đông tây giao thiệp sử chi nghiên cứu; Phật điển nghiên cứu]. (xt. Thiên Phật Động, Đôn Hoàng Học).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Thắp ngọn đuốc hồng


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Báo đáp công ơn cha mẹ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.143.181 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...