Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đạo tế »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đạo tế








KẾT QUẢ TRA TỪ


đạo tế:

(道濟) I. Đạo Tế (1150 - 1209). Vị Thiền tăng thuộc phái Dương kì tông Lâm tế ở đời Tống. Người Lâm hải (Chiết giang), họ Lí, tên Tâm viễn, tự Hồ ẩn, hiệu Phương viên tẩu. Năm 18 tuổi, sư xuất gia ở chùa Linh ẩn, lần lượt tham học các ngài Pháp không Nhất bản ở chùa Quốc thanh, Đạo thanh ở chùaKì viên, Đạo tịnh ở chùa Quan âm. Sau, sư vào núi Hổ khâu làm đệ tử ngài Hạt đường Tuệ viễn và nối pháp của ngài. Sư lại đến ở chùa Tịnh từ, chùa bịthiêu hủy, sư đi hành hóa ở Nghiêm lăng. Cư dân ở vùng Tần hồ ăn ốc thường chặt đuôi, sư liền xin đem thả xuống sông, ốc sống lại nhưng cụt đuôi. Bình sinh tính sư điên khùng, buông thả, thích rượu thịt, nên người đời gọi sư là Tế điên. Năm Gia định thứ 2 (1209) sư ngồi mà hóa, thọ 60 tuổi; nhục thân để vào tháp Hổ bào. [X. Bắc giản tập Q.10; Tịnh từ tự chí Q.10; Kim sử Q.80]. II. Đạo Tế(1487 - 1560). Vị Thiền tăng tông Lâm tế đời Minh, người Tú thủy, Gia hưng (Chiết giang), họ Trương, tự là Pháp chu. Năm 20 tuổi, sư xuất gia ở chùa Thiên ninh, theo hầu ngài Mặc đường tuyên. Sau, sư tham yết ngài Cát am tộ, được tỏ ngộ và nối pháp của ngài. Sư đi du phương nhiều nơi, rồi lần lượt trụ trì các chùa Giác vương, Cảnh đức, Song kế, An ẩn v.v... Năm Gia tĩnh 39 (1560) sư tịch, thọ 74 tuổi, 52 tuổi hạ. Sư có tác phẩm: Thiên ninh Pháp chu Tế thiền sư ngữ lục. [X. Nam Tống Nguyên Minh tăng bảo truyện Q.14; Bổ tục cao tăng truyện Q.16]. III. Đạo Tế(1630? - 1708). Vị tăng họa sĩ ở cuối đời Minh đầu đời Thanh, người Quế lâm, họ Chu, tự Thạch đào, hiệu Hạt tôn giả, Khổ qua hòa thượng. Biệt hiệu của sư rất nhiều, vì ngưỡng mộ thiền sư Hồ ẩn ở đời Tống, cho nên sư cũng lấy hiệu là Đạo tế, hoặc Điên tăng, hoặc Tế đạo nhân, Tế tiều nhân, Tế sơn tăng, Việt tây Tế sơn tăng, Việt sơn Thạch đào v.v... Sư là con của Tĩnh giang vương Hanh Gia đời Minh, hoặc gọi là Sở vương tử. Người đời truyền là sư sinh vào năm Sùng trinh thứ 3. Niên hiệu Long vũ năm đầu (1645), nước mất nhà tan, sư trốn vào rừng rồi sau xuất gia ở Toàn châu. Có thuyết nói sư xuống tóc nơi ngài Nam hải Thâm độ. Sư tham học ngài Lữ am Bản nguyệt, lãnh hội ý chỉ biệt truyền, sau được nối pháp của ngài. Lúc đầu, sư ở núi Kính đình tại Tuyên châu, năm Khang hi 41 (1702), sư dời về chùa Nhất chi ở Kim lăng. Sư thông suốt thế học, giỏi thi họa thư pháp, đặc biệt viết chữ thảo, chữ lệ, các bậc sĩ phu ở Giang thượng ai cũng kính trọng, nhưng sư an nhiên tự tại, không ưa sự đón rước. Mùa thu năm Khang hi 44 (1705), sư đến ở Đại địch đường tại Dương châu, nhân đó lấy hiệu là Đại địch tử. Người đời truyền nhau nhiều sự tích kì lạ về sư và ngờ có lẽ sư là vị Đại bồ tát theo nguyện thị hiện. Có thuyết nói, vua Khang hi nghe danh của sư nên kết bạn với sư, triệu sư đến Bắc kinh, nhưng sư chỉ ở đó ít lâu rồi trở về Quảng lăng. Từ đó, không thấy sư xuất hiện nữa. Trong tác phẩm Khổ qua hòa thượng ngữ lục, sư dùng hội họa để diễn đạt chân lí đạo Phật, thể hiện Thiền pháp bằng những nét vẽ tinh xảo, khiến cho hàng thức giả khen là tác phẩm đẹp chưa từng có. Các nước đều có bản dịch của bộ ngữ lục này, mọi người tranh nhau cất giữ và khen ngợi: Một tấc giấy, một thước ngọc. [X. Thanh sử cảo liệt truyện 290; Quốc triều họa trưng tục lục Q.hạ]. (xt. ThạchĐào).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.118.198 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...