Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đạo an »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đạo an








KẾT QUẢ TRA TỪ


đạo an:

(道安) I. Đạo An. Vị tăng đời Đông Tấn. Sư sinh năm Nguyên gia thứ 6 (312), có thuyết nói năm Kiến hưng thứ 2 (314) đời Đông Tấn, người Phù liễu, Thường sơn (Chính định, tỉnh Hà bắc). Sư xuất gia năm 12 tuổi, rất thông minh, học tập và nghiên cứu các kinh luận, kiến thức siêu việt, nối pháp ngài Phật đồ trừng. Về sau, miền Bắc loạn lạc, sư cùng với thầy đi lánh nạn các nơi, khi đến Tương dương tỉnh Hồ bắc thì ở lại giảng diễn giáo hóa 15 năm. Vua Phù kiên nhà Tiền Tần nghe danh sư, đem binh vây đánh Tương dương, thỉnh sư về ở chùa Ngũ trùng tại Trường an, tôn thờ làm thầy. Sư từng đề nghị với vua Phù kiên đi Tây vực thỉnh ngài Cưu ma la thập đến Trung quốc. Sư chỉnh lí các kinh luận đã được dịch ra chữ Hán rồi biên soạn thành bộ Chúng kinh mục lục. Bộ sách này hiện nay không còn, nhưng bộ Xuất tam tạng kí tập được biên soạn thành là căn cứ theo bộ mục lục này của sư. Ngoài ra, sư còn dốc sức vào việc phiên dịch kinh điển, viết lời tựa và chú thích các kinh, gồm tất cả 22 bộ. Khi giải thích, sư chia các kinh điển làm ba phần: Tựa, Chính tông và Lưu thông. Phương pháp phân chia này đến nay vẫn còn được dùng theo. Sư cũng đặt ra nghi thức Tăng đoàn, hành qui, lễ sám v.v... và qui định lấy họ Thích làm họ Tăng và qui định này đã được đời sau làm theo. Trong việc nghiên cứu, sư dùng kinh Bát nhã làm chính, nhưng sư cũng tinh thông A hàm, A tì đạt ma và là người đầu tiên áp dụng phương pháp phê bình văn kinh. Trong lịch sử Phật giáo, sư đã có những cống hiến rất lớn lao. Sư tịch vào năm Thái nguyên thứ 10 (385). Có thuyết nói Thái nguyên năm đầu, Thái nguyên năm 14. Lại vì trên tay của sư có một cái bướu thịt nổi lên, nên người đời thường gọi sư là Bồ tát Ấn thủ. Sư cùng với Tập tạc xỉ hay dùng các từ ngữ Tứ hải Tập tạc xỉ, Di thiên Thích đạo an để đối đáp qua lại, cho nên người đời sau bèn gọi sư là Di thiên Thích đạo an. [X. Lương cao tăng truyện Q.1, Q.2, Q.5; Xuất tam tạng kí tập Q.15; Lịch đại tam bảo kỉ Q.8; Tục cao tăng truyện Q.9, Q.29; Tập thần châu tam bảo cảm thông lục Q.trung, Q.hạ; Pháp uyển châu lâm Q.13]. II. Đạo An. Vị tăng đời Bắc Chu, người Hồ thành, Phùng dực (Thiểm tây) họ Diêu. Năm sinh năm mất không rõ. Thủa nhỏ, sư đã mến đạo tu thiền. Sau, sư ở ẩn trên núi Thái bạch để nghiên cứu và tu tập định, tuệ. Sư cũng thông suốt các sử truyện và Bách gia chư tử. Sau khi thụ giới Cụ túc, sư tuyên giảng kinh Niết bàn và luận Đại trí độ ở vùng Vị tân, được các nhân sĩ Nho, Đạo trong triều ngoài nội tôn sùng. Sau đó, sư phụng mệnh Vũ đế nhà Bắc Chu đến ở chùa Đại trung hưng, tiếng tăm lừng lẫy. Thời ấy, người đời phần nhiều trọng đạo Lão mà gièm chê Phật, vua cũng thế, nên sư viết Nhị giáo luận 1 quyển dâng vua, rồi lánh vào rừng sâu ẩn tu. Vũ đế hạ lệnh cho người đi tìm, sau khi tìm được, vua ban cho sư cái hốt bằng ngà, cùng với lụa là châu báu và chức vị trong triều đình, nhưng sư đều từ chối, không nhận. Đệ tử của sư có các vị: Tuệ ảnh, Bảo quí v.v... [X. Quảng hoằng minh tập Q.8; Lịch đại tam bảo kỉ Q.11; Tục cao tăng truyện Q.23]. III. Đạo An (1617 - 1688). Vị tăng ở cuối đời Minh đầu đời Thanh, người huyện Tấn giang tỉnh Phúc kiến, họ Hồ. Sư xuất gia ở núi Đới vân. Lúc đầu, sư tham lễ ngài Cổ hàng, không khế hợp, sau sư đến học nơi ngài Vĩnh giác, lãnh ngộ huyền chỉ. Sư lần lượt ở Cổ sơn và Nhiếp sơn tại Kim lăng, xiển dương tông phong. Năm Khang hi 27 sư tịch, thọ 72 tuổi. [X. Tăng đính Phật tổ đạo ảnh Q.3 (Hư vân)]. IV. Đạo An (1907 - 1977). Vị cao tăng Trung quốc thời hiện đại, người Kì dương, tỉnh Hồ nam. Thủa nhỏ sư đã thông kinh sử từ chương, từng tự cho mình là nhà Lí học. Sau đọc truyện Thích ca và luận Hộ pháp của ông Trương thương anh, sư mới qui y Phật pháp. Năm 20 tuổi, sư xuất gia ở chùa Phật quốc và thụ giới Cụ túc tại chùa Đại la hán ở Hành dương, rồi tham thiền ở chùa Nhân thụy 3 năm. Sau đó, sư vào hang Long trì núi Nam nhạc ở Hành sơn tu hành khổ hạnh trong 18 tháng, công phu thiền định ngày thêm sâu. Sư còn kiêm tu cả Thiền và Giáo với các ngài Thường ngộ, Thiền tĩnh, Linh đào, Thiện nhân v.v... Ngoài ra, sư nghiên cứu cả triết học Trung quốc và phương Tây. Năm 1953, sư đến Đài loan giảng kinh hoằng pháp. Đầu tiên, sư giảng dạy luận Câu xá ở Di lặc nội viện tại Tịch chỉ, sau đó, chủ trì Ban nghiên cứu Phật học tĩnh tu, tổ chức khóa giảng Phật học tại các viện Đại học chuyên khoa, xây cất chùa Tùng sơn, sáng lập trường Trung học Từ hàng, phát hành nguyệt san Sư tử hống, Văn khố, kế tiếp, mở nhà in kinh tại Đài loan và thường đi dự các hội nghị Phật giáo thế giới. Sư từng đảm nhiệm các chức vụ: Viện trưởng viện Phật học Nam nhạc, Giáo sư các Học viện Sư phạm quốc lập Nam nhạc, Học viện Văn hóa Trung quốc (nay là Đại học Văn hóa) và Trụ trì các chùa: Chúc thánh ở Nam nhạc, Tùng sơn, Thiện đạo ở Đài bắc, Huyền trang ở Nhật nguyệt đàm. Các trứ tác của sư gồm có: Trung quốc Đại tạng kinh phiên dịch khắc ấn sử, Trung quốc Đại tạng kinh điêu khắc sử thoại, Trung quán sử luận cập kì triết học, Càn khôn vạn cổ nhất hoàn nhân, Nhị lực thất văn tập v.v... Năm 1977 sư tịch, hưởng thọ 71 tuổi, 50 tuổi hạ. [X. Đạo an pháp sư thất thập tuế kỉ niệm luận văn tập].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đường Không Biên Giới


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.167.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...