Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại thừa nghĩa chương »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại thừa nghĩa chương








KẾT QUẢ TRA TỪ


đại thừa nghĩa chương:

(大乘義章) I. Đại Thừa Nghĩa Chương. Gồm 3 quyển. Cũng gọi Đại thừa đại nghĩa chương, Cưu ma la thập pháp sư đại nghĩa, Pháp vấn đại nghĩa, Vấn đại thừa trung thâm nghĩa thập bát khoa. Năm 1930, Thư viện Trung quốc Phật giáo lịch sử tái bản, đề là: Viễn Thập Đại Thừa Yếu Nghĩa Vấn Đáp. Thu trong Đại chính tạng tập 45. Nội dung bộ sách này do ngài Tuệ viễn (334 - 416) ở Lô sơn đời Đông Tấn đặt câu hỏi và ngài Cưu ma la thập (344 - 413) trả lời, gồm 18 điều: 1. Vấn đáp chân pháp than (Hỏi và trả lời về chân pháp thân). 2. Trùng vấn đáp pháp thân (Hỏi và trả lời tiếp về pháp thân). 3. Vấn đáp pháp thân tượng loại (Hỏi và trả lời về các loại pháp thân). 4. Vấn đáp pháp thân thọ lượng (Hỏi và trả lời về thọ lượng của pháp thân). 5. Vấn đáp tu tam thập nhị tướng (Hỏi và trả lời về việc tu nhân 32 tướng). 6. Vấn đáp thụ quyết (Hỏi và trả lời về việc thụ kí). 7. Vấn đáp pháp thân cảm ứng (Hỏi và trả lời về sự cảm ứng của pháp thân). 8. Vấn đáp pháp thân Phật tận bản tập (Hỏi và trả lời về việc pháp thân Phật còn tập khí hay không). 9. Vấn đáp tạo sắc pháp (Hỏi và trả lời về việc cấu tạo sắc pháp). 10. Vấn đáp La hán thụ quyết(Hỏi và trả lời về việc La hán được thụ kí). 11. Vấn đáp niệm Phật tam muội (Hỏi và trả lời về Tam muội niệm Phật). 12. Vấn đáp tứ tướng (Hỏi và trả lời về bốn tướng). 13. Vấn đáp như pháp tính chân tế(Hỏi và trả lời về thực tế của pháp tính). 14. Vấn đáp thực pháp hữu (Hỏi và trả lời về thực có pháp không). 15. Vấn đáp phần phá không (Hỏi và trả lời về phá không). 16. Vấn đáp hậu thức truy ức tiền thức (Hỏi và trả lời về việc thức sau nhớ lại thức trước). 17. Vấn đáp biến học(Hỏi và trả lời về việc học khắp). 18. Vấn đáp trụ thọ nghĩa (Hỏi và trả lời về nghĩa trụ thọ). Cứ theo Pháp luận mục lục quyển 1 của Lục trừng trong Xuất tam tạng kí tập quyển 12 của ngài Tăng hựu (445 - 518) và điều Tuệ viễn trong Lịch đại tam bảo kỉ quyển 7 của Phí trường phòng đời Tùy chép, thì văn thư vấn đáp qua lại giữa hai ngài La thập và Tuệ viễn đã được biên soạn thành sách từ trước đời Tùy, cũng với hình thức 3 quyển 18 chương, nhưng nội dung các điều mục thì hơi khác với bản hiện nay. Trong sách này, ngài La thập đã trực tiếp nói rõ giáo nghĩa của Phật giáo Đại thừa; đồng thời, giới thiệu và truyền bá hệ thống tư tưởng Phật giáo Trung quán của các ngài Long thụ, Đề bà tại Trung quốc, do đó, đã đưa đến việc phiên dịch và nghiên cứu các kinh điển Đại thừa. Ngoài ra, cuộc vấn đáp của các ngài Tuệ viễn và La thập cũng có thể được xem như một sự so sánh giữa tư tưởng, văn hóa của Trung quốc và Ấn độ. [X. Pháp uyển châu lâm Q.100; Đại đường nội điển lục Q.3; Xuất tam tạng kí tập Q.12; Tam luận tông chương sớ]. II. Đại Thừa Nghĩa Chương. Gồm 20 quyển, do ngài Tuệ viễn (523- 592) ở chùa Tịnh ảnh soạn vào đời Tùy, thu trong Đại chính tạng tập 44. Nội dung bộ sách này chủ yếu phân loại và giải thích các mục trọng yếu trong kinh điển để hiển bày rõ nghĩa sâu xa của Đại thừa. Toàn sách chia làm 5 tụ: Giáo pháp tụ, Nghĩa pháp tụ, Nhiễm pháp tụ, Tịnh pháp tụ và Tạp pháp tụ. Mỗi tụ lại chia làm nhiều nghĩa môn được sắp xếp theo thứ tự pháp số tăng từ số ít đến số nhiều để giải thích. Như từ nghĩa2chướng đến 8vạn 4nghìn phiền não v.v... gồm tất cả 222 môn (trừ Tạp nhiễm tụ hiện nay không còn). Vì sách này dẫn chứng rộng rãi, nghĩa lí rõ ràng, có tính chất tương đương với một bộ từ điển bách khoa, cho nên từ xưa đến nay, các nhà nghiên cứu phần nhiều đều dẫn dụng để giải thích thuật ngữ Phật giáo. Theo điều Tuệ viễn trong Tục cao tăng truyện quyển 8, thì sách này vốn có 14 quyển gồm 249 khoa. Bản lưu hành hiện nay có hai loại: Bản 20 quyển và bản 28 quyển (Nghĩa thiên lục). Phương pháp sắp xếp pháp số theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn để thuyết minh thuật ngữ Phật giáo mà thành là thể tài từ điển này, không biết đã bắt đầu từ bao giờ? Nhưng Tục cao tăng truyện quyển 10 cho biết, thầy của Tuệ viễn (tác giả Đại thừa nghĩa chương) là ngài Pháp thượng từng đã soạn các sách: Đại thừa nghĩa chương 6 quyển và Tăng số pháp môn (Nội pháp số lâm) 40 quyển v.v... Ngoài ra, ngài Thiên thai Trí khải cũng có soạn Pháp giới thứ đệ sơ môn, trong đó, theo lập trường tu Thiền mà kiến lập pháp số 60 khoa. Nội dung những sách nói trên đây phần nhiều cũng phù hợp với những hạng mục trong Đại thừa nghĩa chương của ngài Tuệ viễn. Theo đó mà suy thì loại sách này đã rất được lưu hành trong giới Phật giáo ở khoảng trước sau thế kỉ VI. Còn về cách chia năm tụ trong sách này thì có người cho rằng đó là căn cứ theo phương pháp phân loại: Phát tụ, Khổ đế tụ, Tập đế tụ, Diệt đế tụ và Đạo đế tụ trong luận Thành thực. [X. Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục Q.3; Phật điển sớ sao mục lục Q.thượng; Đại thừa nghĩa chương thư hậu (Trần dần khác tiên sinh luận văn tập hạ)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.199.243 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...