Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại tạng kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại tạng kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


đại tạng kinh:

(大藏經) Cũng gọi: Nhất thiết kinh, Nhất đại tạng kinh, Đại tạng, Tạng kinh, Tam tạng thánh giáo. Có nghĩa là kho tàng chứa đựng tất cả kinh điển của Phật giáo. Từ ngữ Đại tạng kinh không thấy được ghi chép vào thời kì đầu ở Ấn độ và Trung quốc. Ở Trung quốc, vào thời Nam Bắc triều, chỉ gọi là Nhất thiết chúng tạng kinh điển, Nhất thiết kinh tạng v.v... cho mãi đến sau đời Tùy, Đường mới có tên Đại tạng kinh chỉ cho tất cả các kinh do triều đình ra lệnh biên tập thời bấy giờ. Kinh điển Phật giáo nguyên thủy như A hàm và các luật v.v... đều do truyền miệng, sau khi kết tập, đính chính, xác nhận, trở thành kinh điển có uy tín mới được ghi chép bằng văn tự. Trái lại, kinh điển Đại thừa thì phần nhiều được viết thành sách để lưu truyền, như kinh Phật bản hạnh tập quyển 51 cho biết là dùng bút và mực viết kinh lên lá bối, kinh Đại phương đẳng đại tập quyển 30 thì ghi là dùng giấy và mực, còn các kinh Trì tâm phạm vương sở vấn quyển 4, kinh Bảo nữ sở vấn quyển 4, phẩm Thán Phật trong kinh Phổ diệu quyển 4 v.v... thì nói là dùng thẻ tre và vải lụa, cũng có văn kinh được viết trên các bức vách. Ngoài ra, kinh Chính pháp niệm xứ quyển 40, quyển 46, kinh Đại bát niết bàn quyển 14, kinh Phạm võng quyển thượng, kinh Đại Phật đính thủ lăng nghiêm quyển 7 v.v... cũng nêu ra các tài liệu dùng để viết kinh như: Vỏ cây hoa, lá bối, giấy, lụa trắng v.v... Kinh điển Phật giáo còn lưu truyền đến ngày nay, trên phương diện văn tự, có thể chia làm các loại văn: Pàli, Phạm, Tây tạng, Hán, Nhật, Mông cổ, Mãn châu, Tây hạ, Tây phương v.v... 1. Văn Pàli: Ba tạngPàli cũng gọi là Nam truyền đại tạng kinh, là những kinh điển căn bản của Phật giáo phương Nam. Niên đại thành lập tạng kinh này được suy đoán là khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỉ thứ I trước Tây lịch. Lại theo Đảo sử (Pàli: Dìpavaôsa) của Tích lan chép, thì vào cuối thế kỉ thứ I Tây lịch, vuaVaagàmaịicủa Tích lan đã triệu thỉnh 500 vị A la hán về tinh xá Abhayagiri (ở núi Vô úy) để viết chép Tam tạngPàli mà trước kia chỉ được truyền miệng, đây chính là hình thức đầu tiên của Đại tạng kinhPàli ngày nay. Về sau, trải qua nhiều lần thay đổi, đến thế kỉ thứ V Tây lịch, ngài Buddhaghosa (Phật âm, cũng gọi Phật đà cù sa) từ Ấn độ đến Tích lan, đem toàn bộ kinh điển Phật lúc bấy giờ được truyền bằng thổ ngữ, đổi thành vănPàli gốc Ấn độ, triệt để chỉnh lí các sách chú thích tam tạngPàli, đến đây mới được coi là toàn bích. Sau, ngài Buddhaghosa đến Miến điện truyền đạo, Tam tạngPàli cũng theo đó được truyền vào Miến điện, Thái lan, Cao miên v.v... Ngày nay, Tam tạng thuộc hệ Pàli có các loại bản chữ Tích lan, chữ Miến điện, chữ Thái lan, chữ Cao miên v.v... Cuối thế kỷ XIX, vua Thái lan Chula Longkorn thứ V đã tổ chức biên tập, duyệt xét kinh điển Phật lưu truyền ở phương Nam rồi ấn hành toàn bộ tạng kinh bằng chữ Thái lan, giúp ích cho học giới rất nhiều. Ngoài ra, từ thế kỉ XIX, các học giả Phật giáo phương Tây bắt đầu nghiên cứu kinh Phật bằng tiếngPàli, cho nên sự xuất bản và truyền dịch Tam tạngPàli mỗi ngày một phát triển mạnh. (xt. Nam Truyền Đại Tạng Kinh). 2. Phạm văn: Ở thời đại đức Phật, quí tộc Ấn độ vốn lưu hành một thứ Nhã ngữ (lời nói tao nhã), nhưng đức Phật, vì chủ trương bốn giai cấp đều bình đẳng, nên Ngài không dùng Nhã ngữ. Khoảng 100 năm sau đức Phật nhập diệt, nhà văn pháp học Ba nhã ni đem Nhã ngữ sửa chữa lại cho được rõ ràng và thông dụng, thì đệ tử Phật cũng dùng Nhã ngữ để ghi chép kinh điển Phật, đây tức là kinh Phật bằng tiếng Phạm. Vấn đề kinh Phật tiếng Phạm và vănPàli, loại nào có trước, loại nào có sau, ngày nay không khảo sát được, mà chỉ có thể phân biệt theo khu vực lưu bá. Cứ theo truyền thuyết, ở thời vua Ca nị sắc ca, ba tạng kinh đã từng được giám định lại, phàm những bản kinh không lưu truyền đều được viết chép, còn những bản đã lưu truyền thì được đối chiếu để kiểm xét lại, nhờ thế mà kinh tiếng Phạm mới được hoàn bị. Nhưng, kinh tiếng Phạm hiện còn phần nhiều chỉ là những đoạn rời rạc, nội dung thiếu mạch lạc, so với Tạng kinhPàli thì kém hoàn chỉnh hơn. Đứng về phương diện giáo lí mà nhận xét, thì tạngPàli chuyên nói về giáo lí Tiểu thừa, còn tạng tiếng Phạm thì phần nhiều thuộc giáo nghĩa Đại thừa, trong đó, phần lớn đã được dịch ra Hán văn từ rất sớm, nhưng cũng còn nhiều bộ quí hiếm vẫn chưa được dịch ra chữ Hán. Gần đây, các nhà khảo cổ đã tìm được một số lớn kinh Phật tiếng Phạm ở Népal,Tây tạng và vùng Trung á, trong đó, số phát hiện ở Népal là nhiều nhất: Năm 1822, ông B.H. Hodgson sưu tầm được 380 bộ; khoảng năm 1873 - 1876, ông D. Wright tiếp tục sưu tập được hơn 320 bộ. Ngoài Népal ra, một lượng lớn kinh điển tiếng Phạm cũng được khai quật thấy ở Vu điền, Đôn hoàng, Cao xương, Cưu tư v.v... đối với học giới, đã có ảnh hưởng rất lớn. Nguyên điển Tam tạng tiếng Phạm hiện còn đến nay tuy ít ỏi, có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng khoảng thế kỷ thứ I Tây lịch số kinh Phạm văn đã được truyền vào Tây tạng, Trung quốc và được dịch ra tiếng Tây tạng, Hán văn với số quyển thật là đồ sộ và trong toàn bộ kinh điển Phật giáo, đã chiếm một địa vị quan trọng. 3. Hán văn: Trong việc truyền dịch kinh điển của các hệ Phật giáo, tạng Hán dịch đã được phiên truyền rất sớm: Khởi đầu từ đời Hậu Hán cho mãi đến đời Nguyên và được dịch từ tiếng Phạm,Pàli và Hồ ngữ. Những kinh điển được phiên dịch sớm nhất chủ yếu là kinh điển Tiểu thừa do ngài An thế cao dịch. Ngài An thế cao đến Lạc dương vào năm Kiến hòa thứ 2 (148) đời Hoàn đế nhà Đông Hán. Những năm cuối đời Hoàn đế, ngài Chi lâu ca sấm, người nước Đại nguyệt chi, cũng đến Lạc dương và phiên dịch các kinh điển Đại thừa. Những kinh điển phiên dịch lúc đầu chỉ được viết chép và truyền trì từng bộ một. Đến ngài Đạo an (314? - 385) đời Phù Tần mới sưu tập và phân loại các kinh mà biên thành mục lục. Đây tức là Tông lí chúng kinh mục lục 1 quyển, nội dung chia làm tám phần: Soạn xuất kinh luật luận lục, Dị xuất kinh lục, Cổ dị kinh lục, Thất dịch kinh lục, Lương thổ dị kinh lục, Quan trung dị kinh lục, Nghi kinh lục, Chú kinh và tạp kinh chí lục v.v... gồm 639 bộ 886 quyển, là bộ mục lục kinh Phật đầu tiên của Trung quốc. Về sau, các ngài Tăng hựu, Bảo xướng v.v... cũng soạn các kinh lục để bổ sung. Sang đời Tùy, Đường, sự nghiệp dịch kinh lại càng thịnh hơn, chia ra thành các loại như: Đơn dịch, trùng dịch, biệt sinh, nghi hoặc, vọng ngụy v.v... Các sách do chư tăng Trung quốc sáng tác, soạn thuật, truyện kí v.v... cũng lần lượt được đưa vào tạng. Riêng về mục lục Đại tạng, đã có từ 60 đến 70 bộ, hiện còn hơn 20 bộ, trong đó, Xuất tam tạng kí tập của ngài Tăng hựu, Chúng kinh mục lục của ngài Pháp kinh, Lịch đại tam bảo kỉ của Phí trường phòng, Đại đường nội điển lục của ngài Đạo tuyên, Khai nguyên thích giáo lục của ngài Trí thăng, Chí nguyên pháp bảo khám đồng tổng lục của ngài Khánh cát tường v.v... rất nổi tiếng. Từ đời Tề, Lương trở về sau, phong tục sao tập yếu chỉ của các kinh cũng rất thịnh, như: Kinh luật dị tướng 50 quyển của các ngài Bảo xướng v.v... đời Lương; Giản văn đế nhà Lương ban lệnh cho các học sĩ soạn Pháp bảo tập 200 quyển; Chúng kinh yếu tập 20 quyển của nhóm các ngài Đàm hiển đời Hậu Ngụy; Nội điển bác yếu 30 quyển của nhóm Ngu hiếu kính đời Lương; Chân ngôn yếu tập 10 quyển của ngài Hiền minh đời Lương; Chúng kinh yếu sao 88 quyển của nhóm các ngài Tăng mân đời Lương; Nghĩa lâm 80 quyển cũng do nhóm ngài Tăng mân soạn; Tam bảo tập 11 quyển của ngài Tịnh ái đời Lương; Pháp uyển kinh 189 quyển của khuyết danh; Chư kinh yếu tập 20 quyển của ngài Đạo thế đời Đường; Pháp uyển châu lâm 100 quyển cũng do ngài Đạo thế soạn; Thiền lâm sao kí 30 quyển của nhóm các ngài Huyền tắc đời Đường; Đại tạng nhất lãm tập 10 quyển của Trần thực đời Minh v.v... Từ đời Tùy, Đường về sau, phong tục soạn sách âm nghĩa để giải thích những chữ Phạm và các câu khó hiểu trong tạng kinh cũng thịnh hành, như: Nhất thiết kinh âm nghĩa 25 quyển của ngài Huyền ứng đời Đường; Nhất thiết kinh âm nghĩa 100 quyển của ngài Tuệ lâm đời Đường; Nhất thiết kinh âm nghĩa 10 quyển của ngài Hi lân đời Liêu; Tân tập tạng kinh âm nghĩa tùy hàm lục 30 quyển của ngài Khả hồng đời Hậu Tấn; Thiệu hưng trùng điêu Đại tạng âm 3 quyển của ngài Xử quan đời Tống v.v... Ngoài ra, các tác phẩm giải đề Đại tạng kinh cũng nhiều, như: Đại đường khai nguyên thích giáo quảng phẩm lịch chương 30 quyển của ngài Huyền dật đời Đường; Đại tạng kinh cương mục chỉ yếu lục 13 quyển của ngài Duy bạch đời Tống, Đại tạng thánh giáo pháp bảo tiêu mục 10 quyển của Vương cổ đời Tống, Quản chủ bát đời Nguyên soạn tiếp; Đại minh thích giáo vựng mục nghĩa môn 41 quyển của ngài Tịch hiểu đời Minh; Tiêu mục 4 quyển cũng do ngài Tịch hiểu soạn; Duyệt tạng tri tân 44 quyển của ngài Trí húc đời Minh; Duyên sơn tam đại tạng mục lục 3 quyển của Tùy thiên người Nhật... Đại tạng kinh Hán văn ở thời Tùy, Đường mới chỉ được soạn tập chứ chưa có kĩ thuật ấn loát, tất cả đều nhờ sự viết chép, cho mãi đến đời Tống mới có bản in. Toàn bộ Đại tạng kinh Hán văn lần đầu tiên được vua Tống thái tổ cho khắc bản và in tại Thành đô, đất Thục, đây tức là bản Khai bảo tạng. Từ đó về sau, công tác khắc in tạng kinh tiếp tục được thực hiện. Đời Tống gồm có các bản: Khiết đan tạng bản Liêu, Kim tạng bản Kim, Vạn thọ tạng, Tì lô tạng bản Phúc châu, Viên giác tạng, Tư phúc tạng, Thích sa tạng bản Hồ châu v.v... Đời Nguyên có tạng Phổ ninh và tạng Hoằng pháp ấn hành theo bản đời Tống, nhưng cuối đời Nguyên, trong nước loạn lạc, tạng kinh bị thiêu hủy gần hết. Khoảng năm Hồng vũ đời vua Thái tổ nhà Minh, các bậc thạc đức được triệu tập ở Tưởng sơn, kiểm xét lại tạng kinh để khắc in Nam tạng, nhưng việc kiểm xét không được kĩ nên còn có chỗ sai lầm. Ngoài Nam tạng ra, còn có Bắc tạng bản chùa Lăng nghiêm, bản chùa Báo ân v.v... Từ năm Ung chính 13 đời vua Thế tông đến năm Càn long thứ 3 (1735 - 1738) đời vua Cao tông nhà Thanh, Long tạng được khắc in, có thêm nhiều sách mới. Ngoài ra còn có tạng Tần già, tạng Bách nạp, và năm 1956, bắt đầu ấn hành Trung hoa đại tạng kinh, và năm 1988 tiếp tục xuất bản Phật quang đại tạng kinh... Tạng Cao li cũng thuộc về hệ thống Hán văn, bắt đầu khắc vào thời vua Hiển tông năm thứ 2 (1011), lấy tạng Khai bảo đời Tống làm bản chính, đây tức là bản Đại tạng Cao li đầu tiên. Đến thời vua Tuyên tông (Cao li) lại bắt đầu khắc bản Tục tạng. Năm Cao tông 22 (1236), bắt đầu khắc lại bản Đại tạng Cao li, tức là bản lưu truyền hiện nay. (xt. Trung Văn Đại Tạng Kinh). 4. Tạng Nhật bản: Kinh điển Phật do Nhật bản khắc in vốn thuộc hệ thống Hán văn, nhưng vì sự nghiệp khắc in tạng kinh ở Nhật bản rất thịnh, cho đến thời gần đây, việc biên tập Đại tạng kinh càng tiến tới hoàn chỉnh. Nhật bản bắt đầu ấn hành tạng Thiên hải vào thời Đức xuyên. Bản tạng này được khắc in theo bản đời Tống và đời Nguyên của Trung quốc. Kế đến, có tạng Hoàng bá khắc lại bản tạng chùa Lăng nghiêm đời Minh. Thời Minh trị, Thư viện Hoằng giáo ấn hành tạng kinh Súc loát, được đối chiếu theo bốn tạng kinh: Cao li, Tống, Nguyên, Minh, đồng thời, thêm vào một số tác phẩm do người Nhật soạn. Năm Minh trị 35 đến 38 (1902 - 1905), Thư viện Tạng kinh ấn hành Vạn tự chính tạng, lấy bản Hoàng bá và bản Cao li làm chính, rồi tham chiếu bản Minh mà thành. Năm Minh trị 38 đến niên hiệu Đại chính năm đầu (1912) Viện Nhật bản tạng kinh sưu tập những kinh còn sót chưa được đưa vào Vạn tự tạng mà in thành Vạn tự tục tạng. Năm Minh trị 44 đến năm Đại chính 11 (1923) hội xuất bản sách Phật ở Tokyo, tiếp tục ấn hành bộ Phật giáo toàn thư, trong đó, lấy những tác phẩm của người Nhật làm chính, tức là bộ Nhật Bản Phật Giáo Toàn Thư. Đồng thời, hội Biên soạn Đại tạng kinh Nhật bản ấn hành Nhật Bản Đại Tạng Kinh do Trung dã Đạt tuệ chủ biên. Năm Đại chính 13 (1925), nhóm các ông Cao nam Thuận thứ lang bắt đầu ấn hành Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, đến năm Chiêu hòa thứ 7 (1932) thì hoàn tất, tập đại thành tạng kinh Hán văn từ xưa đến nay, gồm hơn 10.000 quyển kinh, luật, luận, bao quát tất cả những tác phẩm Phật giáo trứ danh của Ấn độ, Trung quốc, Nhật bản, Triều tiên, là bộ Đại tạng kinh hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, còn có Nam Truyền Đại Tạng Kinh và Quốc Dịch Nhất Thiết Kinh ấn hành bằng tiếng Nhật. (xt. Trung Văn Đại Tạng Kinh). 5. Tạng Tây tạng: Khoảng thế kỉ thứ VII, Quốc vương Tây tạng là Sron-btsan-sgam-po, gửi Đại thần Thon-mi-sam bhota đến Ấn độ học, khi về nước, ông mang theo rất nhiều kinh điển bằng tiếng Phạm. Sau đó lấy tiếng Phạm làm nền tảng, ông sáng tạo ra văn tự Tây tạng, đồng thời, bắt đầu công cuộc phiên dịch kinh Phạm. Khoảng thế kỉ VIII, IX, sự nghiệp phiên dịch kinh điển ở Tây tạng rất phát đạt. Ngoài việc phiên dịch, chư tăng Tây tạng còn biên soạn rất nhiều sách chú thích, tông nghĩa, lịch sử v.v... Đến thế kỉ XIV, Buston chia tất cả kinh điển làm hai loại: 1. Cam châu nhĩ (Tạng: Bka#-#gyur), gồm kinh, luật. 2. Đan châu nhĩ (Tạng: Bstan-#gyur) gồm các bộ luận. Từ trước đến nay có rất nhiều bản tạng kinh Tây tạng. Vào thế kỉ XIII, Tây tạng đã bắt đầu khắc in tạng kinh Cựu nại đường, về sau có tới mười hai loại bản như: Tạng Lí đường, tạng Đức cách, tạng Tân nại đường, tạng Trác ni, tạng Bố na khắc, tạng Kiệt côn bành, tạng Khước mẫu đà, tạng Vĩnh lạc, tạng Vạn lịch, tạng Bắc kinh và tạng Lạp tát... Trong đó, tiêu biểu nhất thì có tạng Cách đức, tạng Tân nại đường và tạng Bắc kinh, đặc biệt tạng Cách đức là bộ Đại tạng hoàn chỉnh nhất trong các bộ Đại tạng kinh Tây tạng. (xt. Tây Tạng Đại Tạng Kinh). 6. Các Tạng khác: Ba tạng kinh Tây tạng được lưu hành ở vùng Trung á, đến khoảng thế kỉ XIII, vua Thế tổ nhà Nguyên là Hốt tất liệt xâm lăng Tây tạng, tin sùng Lạt ma giáo, tôn ngài Bát tư ba làm Quốc sư, Bát tư ba sáng chế ra văn tự Mông cổ, rồi phiên dịch kinh điển Phật bằng văn Tây tạng ra tiếng Mông cổ. Đến đầu thế kỉ XIV, vị tăng Lạt ma của phái Tát ca tên là Chos-kyi hod-zer cùng với tỉ khưu Châu mân và nhiều học giả Tây tạng, Mông cổ, Hồi cốt, Trung quốc v.v... nối tiếp nhau hoàn thành sự nghiệp truyền dịch Đại tạng kinh Mông cổ. Đại tạng kinh Mãn châu bắt đầu vào thế kỉ XVIII, trước hết, dịch Phật bộ trong tạng kinh Tây tạng, Mông cổ. Thời vua Thế tông nhà Thanh, lãnh tụ Hoàng giáo ở Bắc kinh lúc đó là Thổ quán hô đồ khắc đồ đời thứ I, phụng sắc phiên dịch Cam châu nhĩ ra ba thứ tiếng Mãn châu, Mông cổ, Tây tạng đối chiếu, rồi hoàn thành phiên dịch trọn bộ Đại tạng Tây tạng vào năm Càn long 55 (1790). Được biết, trên thế giới hiện nay chỉ có một bộ tạng kinh văn Mãn châu duy nhất và được bảo tồn tại Nhật bản. Tây hạ bắt đầu dịch Đại tạng kinh vào niên hiệu Cảnh hựu năm đầu (1034) đời vua Nhân tông nhà Tống. Lúc đó, vua Tây hạ là Triệu nguyên hạo thỉnh được Đại tạng kinh từ nhà Tống, sau đó, lập viện nghiên cứu hai thứ chữ Thổ phồn và Hán, rồi sáng chế ra văn tự Tây hạ và thỉnh các vị tăng người Hồi cốt phiên dịch kinh Phật, đến năm Đại đức thứ 6 (1302) đời Nguyên thì hoàn thành toàn tạng, gồm hơn 3.600 quyển. Nhưng đời sau chỉ tìm thấy vài trăm bộ bản khắc văn Tây hạ. Ngoài ra, phong trào nghiên cứu Đông phương học của các học giả phương Tây thời cận đại mỗi ngày một thịnh, nền Phật học cũng dần dần thu hút sự chú ý của giới học thuật Âu Mĩ và sự phiên dịch kinh điển Phật giáo càng được xem trọng. Ở thời kì đầu, phần lớn kinh điển Phật giáo chỉ được phiên dịch từ tạngPàli, sau khi nguyên điển tiếng Phạm được phát hiện thì dần dần kinh điển Phạm ngữ cũng được dịch ra các thứ tiếng Âu Mĩ, nhưng đến nay không còn được tiếp tục. [X. Phật tổ thống kỉ Q.47; Đại minh tam tạng thánh giáo mục lục (bản tiếng Anh); Đại tạng kinh chi thành lập dữ truyền bá; Trung quốc đại tạng kinh phiên Kinh Pháp Cú đào được ở Tây Vực Kinh thuộc Bí mật bộ chữ Mông Cổ dịch khắc ấn sử; Trung quốc đại tạng kinh điêu khắc sử thoại (Thích Đạo an)]. (xt. Tây Hạ Văn Đại Tạng Kinh).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Hát lên lời thương yêu


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Tây Vực Ký

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.12.108.236 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...