Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại bát niết bàn kinh hậu phần »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại bát niết bàn kinh hậu phần








KẾT QUẢ TRA TỪ


đại bát niết bàn kinh hậu phần:

(大般涅槃經後分) Gồm 2 quyển, do ngài Nhã na bạt đà la dịch vào đời Đường. Cũng gọi Đại bát niết bàn kinh đồ tì phần, Niết bàn kinh hậu phần, Xà duy phần, Hậu phần. Thu vào Đại chính tạng tập 12. Nội dung tường thuật về sự tích trước và sau khi đức Phật nhập diệt. Trong tạng kinh Tây tạng, kinh này được thêm vào ở cuối kinh Đại bát niết bàn. Kinh này chia làm 4 phẩm rưỡi là: 1. Phẩm Di giáo. 2. Phẩm Ứng tận hoàn nguyên. 3. Phẩm Cơ cảm đồ tì. 4. Phẩm Thánh khu khuếch nhuận và phần còn lại của phẩm Kiều trần như. Cứ theo Đại đường cầu pháp cao tăng truyện Hội minh truyện và Đại chu san định chúng kinh mục lục quyển 2 nói, thì kinh này là do hai ngài Nhã na bạt đà la người Nam thiên trúc và Hội ninh người Trung quốc dịch trong năm Lân đức (664- 665) đời Đường tại nước Ba lăng vùng Nam hải, và được đưa về Trường an vào đầu năm Nghi phụng. Kinh này được gọi là Đàm vô sấm dịch Đại bát niết bàn kinh hậu phần (Phần sau của kinh Đại bát niết bàn do Đàm vô sấm dịch). Nhưng, những việc tường thuật trong kinh này phần nhiều giống với nội dung của kinh Du hành trong Trường a hàm, tức là văn Niết bàn Tiểu thừa, khác với ý trong kinh Đại bát niết bàn do ngài Đàm vô sấm dịch. Cho nên ngài Nghĩa tịnh nhận định là kinh này không dính dáng gì đến Niết bàn Đại thừa. Song, Khai nguyên thích giáo lục quyển 11 thì căn cứ vào những câu như (Đại 55, 591 thượng): Thường lạc ngã tịnh, cảnh giới của Phật và Bồ tát không phải là chỗ mà Nhị thừa có thể biết được... mà cho kinh này có mang nghĩa lí của Niết bàn Đại thừa, và mạch văn liên tiếp nhau. Theo Đại bát niết bàn kinh sớ quyển 33 của ngài Quán đính dẫn lời kinh Cư sĩ thỉnh tăng thì biết, trước đời Đường, kinh Đại bát niết bàn hậu phần còn có ba phẩm là: Phẩm Thiêu thân, phẩm Khởi tháp, phẩm Chúc lụy. Nhưng mục Nghi kinh ngụy soạn tạp lục trong Xuất tam tạng kí tập quyển 5 xếp kinh Cư sĩ thỉnh tăng vào loại Kinh tồn nghi (kinh còn ngờ là giả). Lại Niết bàn kinh sớ tam đức chỉ qui quyển 20 của ngài Trí viên đời Tống cho rằng, phẩm Di giáo và phẩm Hoàn nguyên của kinh này tương đương với phẩm Chúc lụy, phẩm Đồ tì và phẩm Khuếch nhuận tương đương với phẩm Thiêu thân, còn phẩm Khởi tháp thì vẫn chưa được truyền đến Trung quốc. Ngoài ra, Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết quyển 6 đoạn 3 nói, Niết bàn hậu phần vốn nằm trong Ngụy mục (mục kinh giả), mãi đến Đại Đường san định mới được xếp vào loại kinh chính. Cứ đó suy ra, nếu kinh Cư sĩ thỉnh tăng là kinh giả, thì kinh Niết bàn hậu phần có lẽ đã do các vị Hội ninh giả tạo chăng? Điều này cũng chưa thể biết chắc được. [X. Tống cao tăng truyện Q.2 truyện Trí hiền; Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục Q.12; Đại tạng cương mục chỉ yếu lục Q.3; Duyệt tạng tri tân Q.25].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 100.26.35.111 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...