Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cung cụ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cung cụ








KẾT QUẢ TRA TỪ


cung cụ:

(供具) Hay cúng cụ, còn gọi là cung vật. Chỉ các vật phẩm dâng cúng Phật, Bồ tát, Tam bảo, như hương hoa, thức ăn uống. Cũng có khi đặc biệt gọi cái đồ đựng các phẩm vật cúng dường là Cung cụ hoặc Cung khí. Cung và Cụ đều có nghĩa là dâng cúng. Dâng cúng Cung cụ, gọi là Cung dưỡng. Nếu dâng cúng quần áo, thức ăn uống, đồ nằm ngồi, và thuốc thang, gọi là Tứ sự cung dưỡng. Nếu cúng hoa, hương, anh lạc, hương bột, hương thoa, hương đốt, cờ lọng, phan phướn, quần áo, kĩ nhạc... gọi là Thập chủng cung dưỡng (cúng dường mười thứ). Thông thường, các vật cúng phần nhiều được dâng cúng Phật, Bồ tát, chúng tăng và các vong linh. Cái bàn lớn để đặt các vật cúng, gọi là Cung đài. Cơm đặt cúng trước bàn Phật, gọi là Phật cúng, Phật phạn, Phật hướng, đó là sự cúng dường giản đơn nhất. Hoa nhân tạo đặt cúng trước bàn Phật, gọi là Thường hoa. Trong vật cúng Vu lan bồn, có năm loại quả là hạnh nhân, lê, thạch lựu, hồ đào, đậu lớn đậu nhỏ, thông thường gọi là Ngũ quả. Khi đức Phật còn tại thế, những người ngoại hộ Phật pháp, các tín đồ thường cúng dường Phật và các vị đệ tử những thứ nhu yếu hàng ngày, như quần áo, thức ăn uống, đồ nằm, và cả vườn cây, tinh xá v.v... Sau khi Phật nhập diệt, Tam bảo cùng được tôn trọng, cúng dường, tín đồ còn tạo lập tượng Phật, rồi cúng dường thức ăn uống, kĩ nhạc và các vật trang nghiêm, cũng như lúc đức Phật còn tại thế, về sau dần dần hình thành những nghi thức cúng dường nhất định. Cho nên, nếu nói theo nghĩa rộng, các đồ trang nghiêm được trưng bày trong điện Phật, các pháp hội được tổ chức, cho đến việc lễ bái, tán tụng v.v... đều có thể được coi là các vật cúng dường. Về phần Trung quốc, những ghi chép có liên quan đến cúng vật, thì như Lạc dương già lam kí quyển 5 chép, vào khoảng năm Thần qui (518-519) nhà Bắc Ngụy, Hồ Thái hậu sai Sa môn Huệ sinh (Tuệ sinh), Tống vân sang Tây trúc cầu pháp, thỉnh kinh, và cho Huệ sinh cùng đoàn tùy tùng mang theo phan, phướn ngũ sắc, năm trăm cái túi bằng gấm đựng hương để cúng dường đạo tràng các nơi trên đường đi. Còn cứ theo Phật tổ thống kỉ quyển 43 chép, thì khoảng năm Thái bình hưng quốc (976- 983) đời Bắc Tống, sa môn Pháp ngộ khuyến hóa được lọng Long bảo, ca sa kim lan, sau khi đến trung Thiên trúc, ngài cúng dường ở tòa kim cương nơi đức Phật thành đạo.Nhưng từ xưa đến nay, hương hoa đèn nến vẫn là những vật cúng thông thường nhất. Cứ theo luận Đại trí độ quyển 93 nói, dâng thức ăn uống cúng dường chư Phật, chúng tăng, ngoài cơm ra, còn có bánh, trái cây và thuốc v.v...Trong pháp hội, bánh, trái cũng được phân phát cho tín đồ, tín đồ ăn để gây duyên Phật pháp. Ngoài ra, những phẩm vật mà các tông phái đặt cúng Phật hằng ngày tuy không phải là giống nhau hết, nhưng phần nhiều lấy cơm làm chính, rồi nước trong hoặc trà, bởi vì cơm là thức ăn chính của các khu vực châu Á. Về vật cúng của Mật giáo thì có sáu thứ: át già (nước trong), hương bột, hoa, hương đốt, thức ăn và đèn. Thông thường tùy theo bản tôn của các bộ như Phật bộ, Liên hoa bộ, Kim cương bộ và mục đích của các phép tu, như Tức tai, Tăng ích, Hàng phục v.v... cho đến ba loại thành tựu thượng, trung, hạ khác nhau do các phép tu nhằm đạt đến, mà vật cúng cũng bất đồng. 1. Át già: ba bộ đều dùng nước trong, chỉ có mục này là cả ba bộ giống nhau. 2. Hương bột: cúng bản tôn của Phật bộ, dùng cỏ thơm, rễ cỏ thơm và hoa làm thành - bản tôn của Liên hoa bộ, dùng vỏ các loại cây thơm, hương bạch đàn và các vật có mùi thơm trộn lẫn với nhau - bản tôn của Kim cương bộ thì dùng rễ, hoa, quả lá của loại cỏ thơm hòa hợp với nhau. Trong đó mùi thơm của rễ và quả là quí, nên được dùng chung cho bản tôn của cả ba bộ. Tu phép Tức tai thì dùng hương bột mầu trắng, phép Tăng ích dùng hương bột mâu vàng, phép Hàng phục dùng hương bột màu đỏ. 3. Hoa: cúng dường Phật bộ, dùng hoa Xà để tô mạt na, Liên hoa bộ, cúng dường hoa sen hồng, Kim cương bộ, cúng dường hoa sen xanh. Phép Tức tai dùng hoa mầu trắng, vị ngọt, phép Tăng ích dùng hoa mầu vàng, vị lạt, phép Hàng phục dùng hoa mầu đỏ, vị cay. 4. Hương đốt: Phật bộ, dùng hương trầm thủy, Liên hoa bộ, dùng hương bạch đàn, Kim cương bộ thì dùng hương uất kim. Phép Tức tai dùng hương dã rồi vê tròn, phép Tăng ích dùng hương viên tròn, phép Hàng phục dùng hương bột. 5. Thức ăn uống: gồm các thứ bánh, trái và canh, những vật cúng dường Phật bộ thì dùng các thứ sinh trong núi, cúng Liên hoa bộ dùng các thứ sinh trong nước, còn các vị đắng, cay, lạt thì cúng dường Kim cương bộ. Phép Tức tai dùng quả vị ngọt, phép Tăng ích dùng quả vị chua dôn dốt (hơi chua), phép Hàng phục dùng quả vị hơi cay. Ngoài ra, cúng Phật bộ thức ăn bằng bột gạo thì có thể viên mãn phép Tức tai thành tựu bậc thượng - cúng Liên hoa bộ thức ăn bằng miến mạch, có thể viên mãn phép Tăng ích thành tựu bậc trung - cúng Kim cương bộ thức ăn bằng dầu mè (vừng), hạt đậu, có thể viên mãn phép Hàng phục thành tựu bậc dưới. 6. Đèn: dùng bơ bò đen làm dầu thắp đèn là tốt nhất, chung cho cả ba bộ. Phép Tức tai thì dùng dầu gỗ thơm hoặc bơ bò trắng, phép Tăng ích dùng bơ bò vàng hoặc dầu mè (vừng), dầu thuốc, phép Hàng phục dùng dầu hạt cải trắng, hoặc dầu có mùi hắc. [X. kinh Đà la ni tập Q.12 - kinh Tô tất địa yết la Q.thượng, Q.hạ - kinh Nhuy hi da Q.trung - Đại nhật kinh sớ Q.7, Q.8 - Ngũ tạp trở Q.15]. (xt. Cung Dưỡng).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hai Gốc Cây


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.171.235 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...