Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cụ duyên phái »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cụ duyên phái








KẾT QUẢ TRA TỪ


cụ duyên phái:

(具緣派) Phạm: Pràsaígika. Nói đủ là Trung quán Cụ duyên phái. (Phạm: Màdhyamikapràsaígika). Một chi nhánh của phái Phật giáo Trung quán tại Ấn độ. Do ngài Phật hộ (Phạm: Buddhapàlita) sáng lập vào khoảng năm 470 đến 540 Tây lịch. Tổ của phái Trung quán là ngài Long thụ dựa theo kinh Bát nhã mà viết ra luận Trung quán, tuyên thuyết nghĩa Duyên sinh tức không. Bài tụng Qui kính trong phần Bản tụng của luận Trung quán nêu ra tám cái chẳng (Bát bất): chẳng sinh (Phạm: Anutpàda), chẳng diệt (Phạm: Anirodha), chẳng thường (Phạm: Azàzvata), chẳng đoạn (Phạm: Anuccheda), chẳng một (Phạm: Anekàrtha), chẳng khác Phạm: Anànàrtha), chẳng đến (Phạm: Anàgama), chẳng đi (Phạm: Anirgama), để bác bỏ kiến giải cho các pháp là có chỗ được mà thuyết minh duyên khởi tức là pháp tương đối. Cho nên có thể nói phái Trung quán là tông phái thông đạt nghĩa các pháp duyên sinh, khiến cái thấy có, không đều dứt bặt, nhường chỗ cho chính quán chân không trung đạo hiện tiền. Trong lịch sử Phật giáo Ấn độ, phái Trung quán và phái Du già là hai giáo phái lớn đối lập nhau trong Phật giáo Đại thừa. Bắt đầu từ ngài Long thụ ở thế kỉ thứ II Tây lịch, qua các ngài Đề bà, La hầu la bạt đà la, Thanh mục v.v... đến các luận sư Hộ pháp, Phật hộ, Thanh biện v.v... ở đầu thế kỉ thứ VI, nối nhau hoằng truyền ý chỉ không quán trung đạo. Trong đó, hai ngài Phật hộ và Thanh biện cùng theo học luận sư Chúng hộ (Phạm: Aôgharakwita), nghiên cứu học tập giáo thuyết của ngài Long thụ, nhưng sự thấy biết của hai vị lại khác nhau, mỗi vị tự viết luận phê bình luận thuyết của đối phương, do đó, phái Trung quán bị chia làm hai: phái Y tự khởi theo học thuyết của ngài Thanh biện và phái Cụ duyên theo học thuyết của ngài Phật hộ. Ngài Phật hộ là người nước Thản bà la (Phạm: Taôbara) thuộc miền nam Ấn độ, sau khi thờ luận sư Chúng hộ làm thầy, ngài đến ở chùa Đàn đa phất lị (Phạm: Dantapuri) soạn bộ Căn bản Trung luận chú, chủ trương thuyết các pháp rốt ráo là không. Vào thế kỉ thứ VII, có luận sư Nguyệt xứng (Phạm: Candrakìrti) ra đời, soạn các bộ Trung luận chú, Lục thập tụng như lí luận thích, Tứ bách luận chú, Nhập Trung quán luận v.v... đề xướng thuyết của phái Cụ duyên, đồng thời, kịch liệt bình phẩm bộ Trung luận chú thích của ngài Thanh biện. Tư tưởng học thuyết của ngài Nguyệt xứng sau đó truyền vào Tây tạng và được truyền bá rất rộng. Về sau, lại có luận sư Tịch thiên (Phạm:Zàntideva) viết Bồ đề hành kinh, Đại thừa tập Bồ tát học luận, tổ thuật chỉ thú Trung quán. Bắt đầu từ thế kỉ thứ VII, thứ VIII, hai phái Trung quán và Du già dần dần có khuynh hướng dung nhiếp lẫn nhau, rồi hình thành phái Trung quán du già, do đó sự đối lập của phái Cụ duyên và phái Y tự khởi, theo tình hình diễn tiến của mỗi phái, cũng tự nhiên tan hòa vào giữa ngọn triều giao lưu của hai phái lớn Trung quán và Du già. [X. Đại đường tây vực kí Q.10 - Nam hải kí qui nội pháp truyện tự - Đa la na tha Ấn độ Phật giáo sử - W. Wassiljew: Der Buddhismus - Th. Stcherbatsky: The Conception of Buddhist Nirvàịa]. (xt. Trung Quán Phái, Y Tự Khởi Phái).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Cẩm nang phóng sinh


Tây Vực Ký

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.233.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...