Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cơ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cơ








KẾT QUẢ TRA TỪ


:

(機) Hàm ý là Căn cơ, Cơ duyên. Tức là cái khả năng tính khi gặp duyên thì phát động, cũng chính là năng lực vốn có để đảm nhận giáo pháp của đức Phật, hoặc là đối tượng mà đức Phật nói pháp cho nghe. Cơ với pháp hoặc với giáo gọi chung là Cơ pháp hoặc Cơ giáo. Đức Phật tùy theo cơ loại mà nói pháp, gọi là Đối cơ thuyết pháp - giáo pháp vừa hợp với căn cơ, gọi là Đậu cơ. Cơ trở thành cái duyên để nói pháp, gọi là Cơ duyên. Cơ cảm ứng giáo pháp, gọi là Cơ cảm - đức Phật ứng cơ, gọi là Phật ứng. Cơ cảm và Phật ứng hợp lại gọi là Cảm ứng, cơ và ứng hợp lại gọi là Cơ ứng. Đức Phật tùy thời ứng cơ, thích nghi giáo pháp mà làm lợi ích cho chúng sinh, gọi là Đương cơ ích vật, đây là ý trong năm thời giáo của Thiên thai - bốn thời trước Pháp hoa là thích nghi khiến cho căn cơ chúng sinh thành thục để nhận lãnh Viên giáo. Ngoài ra, dùng nước để thí dụ căn cơ của chúng sinh,gọi là Cơ thủy. Thiền tông cho Cơ là tác dụng của tâm người thầy, vì Cơ vốn dứt tuyệt đường nói năng suy nghĩ. Tác dụng tâm của thầy có ảnh hưởng đến người học, cho nên người học phải tương ứng với tâm của thầy mà tiếp nhận sự chỉ dạy, đó gọi là Đầu cơ. Pháp hoa huyền nghĩa quyển 6 phần trên, chia Cơ làm ba thứ: - Vi (chút ít), nhờ sự giáo hóa của đức Phật mà trong lòng phát động được chút ít thiện. - Quan (liên quan), đức Phật tùy ứng với năng lực vốn có của chúng sinh mà đặt ra giáo pháp, tức là sự tùy ứng của Phật và cơ của chúng sinh có liên quan với nhau. - Nghi (thích đáng), Cơ của chúng sinh kết hợp với sự giáo hóa của Phật. Cơ phải đủ loại căn tính nào đó (tính chất căn bản, tư chất), cho nên gọi là Cơ căn hoặc Căn cơ.Cơ có thể theo nhiều lập trường khác nhau mà chia loại, như: 1. Người muốn tu pháp thiện, gọi là Thiện cơ - người thích làm pháp ác gọi là Ác cơ. 2. Căn cứ vào sự cao thấp, bén lụt của năng lực vốn có mà chia làm ba cơ: thượng, trung, hạ - mỗi cơ lại có thể chia làm ba: thượng, trung, hạ nữa, gọi là Chín phẩm cơ. 3. Người tin theo Phật giáo Đại thừa, gọi là Đại cơ - người tin theo Phật giáo Tiểu thừa, gọi là Tiểu cơ. 4. Người có khả năng khai ngộ tức khắc, gọi là Đốn cơ - người phải qua một giai đoạn nhất định rồi mới có thể dần dần khai ngộ, gọi là Tiệm cơ. 5. Người trực tiếp tiếp nhận giáo pháp chân thực, gọi là Trực nhập cơ (cơ vào thẳng), Trực tiến cơ (cơ tiến thẳng). Trái lại, người trước phải tiếp nhận giáo pháp phương tiện, rồi sau mới tiếp nhận giáo pháp chân thực, thì gọi là Vu quýnh cơ (cơ xa xôi, quanh co). 6. Người không nương vào việc thiện ở hiện tại, mà nương vào sức lực của gốc lành đã tu ở đời quá khứ, gọi là Minh cơ (cơ sâu kín). Trái lại, người nương vào sự làm thiện của thân, miệng ở đời hiện tại thì gọi là Hiện cơ. 7. Người chính thức khế hợp với giáo pháp, gọi lá Chính cơ, trái lại, thì gọi là Bàng cơ (cơ một bên). 8. Khi đức Phật nói pháp nếu không có đối tượng nhận lãnh giáo pháp, thì các bậc Thánh hiền tạm thời biến hóa thành là đối tượng nhận lãnh, gọi là Quyền cơ (cơ tạm). Nếu thực tại có thính chúng thích hợp với giáo pháp ấy, thì gọi là Thực cơ. Ngoài ra, các tông các phái tùy theo giáo lí của mình còn chia cơ làm nhiều loại. Chẳng hạn như tông Thiên thai, trong cơ Tiểu thừa, người mới đầu tham gia giáo thuyết A hàm ở vườn Lộc dã, rồi sau dần dần mới tiếp nhận giáo thuyết cao sâu, gọi là Thụ nhập cơ (cơ vào dọc). Trái lại, người không theo hình thức trên mà trực tiếp nghe giáo thuyết cao sâu ngay, thì gọi là Hoành lai cơ (cơ đến ngang). Tam giai giáo của ngài Tín hành đời Tùy, đã đứng trên quan điểm thời gian, nơi chỗ và người mà chia cơ làm ba bậc. Cơ của bậc thứ ba là chỉ những người, sau đức Phật nhập diệt một nghìn năm, sinh vào cõi nước nhơ nhớp, là chúng sinh thiện ác tà chính đều mê lầm không được giải thoát, trong đó lại chia làm hai hạng là lợi căn và độn căn. Hai hạng này gọi là Sinh manh chúng sinh (sinh ra đã mờ tốt), là đối tượng tiếp nhận pháp phổ thông. Mật giáo chia cơ làm hai loại là: Hiển và Mật. Trong Mật giáo, những người tiếp nhận quán đính kết duyên mà chưa thể tu hành đúng như pháp, gọi là Kết duyên bàng cơ - còn những người chính thức nhận giáo có thể tu hành đúng như pháp, thì gọi là Chính sở bị cơ. Chính sở bị cơ lại được chia làm hai hạng là: Tiểu cơ (trí tuệ kém còn có tướng) và Đại cơ (trí tuệ hơn không có tướng). Tiểu cơ chỉ những cơ quanh co từ Hiển giáo vào Mật giáo, và những cơ đi thẳng vào Mật giáo. Còn Đại cơ thì từ giai đoạn phát tâm tu hành cho đến chứng đắc, tùy theo quá trình đã trải qua nhiều hay ít mà chia làm ba hạng là: Cơ tu hành phần chứng, Cơ địa tiền địa thượng cộng phần chứng, và Cơ tức đáo (đến tức khắc). Cơ của Mật giáo chia nhỏ ra có sáu loại như trên, thêm ba loại tổng quát nữa (Chính sở bị, Tiểu cơ, Đại cơ) gọi chung là chín cơ của Mật giáo. Tông Tịnh độ căn cứ theo kinh Quán vô lương thọ mà chia cơ làm hai loại là: Định cơ (Định thiện cơ) và Tán cơ (Tán thiện cơ). Trong Tán cơ lại lập ba loại: Phế lập, Trợ chính, Bàng chính. Cơ phế lập bỏ hết các hạnh khác mà chỉ chuyên tu một hạnh niệm Phật, gọi là Chính cơ. Tịnh độ chân tông Nhật bản phối hợp ba nguyện mười tám, mười chín, hai mươi trong bốn mươi tám nguyện của Phật A di đà mà lập ba cơ: Chính định tụ, Tà định tụ và Bất định tụ, và lập thuyết Ác nhân chính cơ (Chân tông cho rằng những người ác mới là đối tượng cần được hóa độ). Tông Nhật liên của Nhật bản thì chia cơ ra làm hai loại là: Trực cơ và Tạp cơ. Những người thuần túy hoặc pháp Nhất thừa Pháp hoa, gọi là Trực cơ. Trực cơ lại chia làm hai duyên: Thuận và Nghịch - trong đó, những người nghịch duyên báng pháp là đối cơ của Bản môn thành Phật. Tạp cơ cũng chia làm hai loại là: Tám cơ khi đức Phật còn tại thế (cơ bốn giáo hóa nghi và cơ bốn giáo hóa pháp) và ba cơ khi Phật đã nhập diệt (cơ ba thời Chính, Tượng, Mạt). [X. Pháp hoa văn cú Q.5 phần trên, Q.10 phần dưới - Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.1 - Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí Q.thượng - Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm Q.12 - luận Thích tịnh độ quần nghi Q.3 - Hoa nghiêm huyền đàm Q.7].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Phúc trình A/5630


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.12.162.179 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...