Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chu sĩ hành »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chu sĩ hành








KẾT QUẢ TRA TỪ


chu sĩ hành:

(朱士行) (203 - 282) Vị tăng thời Tam quốc Ngụy. Là vị tăng Trung quốc đầu tiên đi Tây vực cầu pháp. Cũng có thuyết bảo sư là vị tăng xuất gia đầu tiên tại Trung quốc. Người Dĩnh xuyên (phía đông bắc Hứa châu, Hà nam). Còn gọi là Chu tử hành. Sư lấy việc hoằng pháp làm trách nhiệm của mình, dốc sức vào việc nghiên cứu kinh điển. Đã từng giảng kinh Đạo hành bát nhã ở Lạc dương vào năm Cam lộ thứ 2 (257) đời Ngụy, là người giảng kinh thuyết pháp sớm nhất ở Trung quốc. Vì sư cảm thấy câu văn trong kinh Đạo hành bát nhã quá giản lược, nghĩa lí khúc mắc, khiến người ta khó mà hiểu được ý chỉ của Đại thừa, nên năm Cam lộ thứ 5 (260) sư vượt biên ải đến Vu điền để tìm cầu bản tiếng Phạm, sau chép được chín mươi chương của kinh Bát nhã chính phẩm bằng tiếng Phạm, gọi là Phóng quang bát nhã kinh, vào năm Thái khang thứ 3 (282) đời Vũ đế nhà Tây Tấn, sư sai đệ tử là Phất như đàn (Pháp nhiêu) mang về Trung quốc. Niên hiệu Nguyên khang năm đầu (291), do Trúc thúc lan, Vô la xoa (cũng gọi là Vô xoa la) dịch ra Hán văn tại chùa Thủy nam, đây chính là kinh Phóng quang bát nhã 20 quyển. Năm Thái an thứ 2 (303), Trúc pháp tịch và Trúc pháp lan ở chùa Thủy bắc xem xét lại kinh Bát nhã, bản in bèn được hoàn thiện. Bản dịch khác của kinh Đạo hành bát nhã là kinh Đại minh độ vô cực 6 quyển, do Chi khiêm đời Ngô dịch, đã mở ra cái phong khí nghiên cứu Bát nhã học - bây giờ Chu sĩ hành sang Tây vực cầu kinh thì lại đẩy mạnh thêm trào lưu hưng thịnh của Bát nhã học thời Tây Tấn. Chu sĩ hành đi Tây vực cầu pháp qua hơn mười nghìn dặm, ở đó hơn 20 năm và đã tịch tại Vu điền vào năm Thái khang thứ ba, thọ tám mươi tuổi. [X. Lương cao tăng truyện Q.4 - Xuất tam tạng kí tập Q.2, Q.7, Q.13 - Tập Thần châu Tam bảo cảm thông lục Q.3 - Pháp uyển châu lâm Q.18 - Phật tổ thống kỉ Q.36]. (xt. Phóng Quang Bát Nhã Kinh).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sen búp dâng đời


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


San sẻ yêu thương

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.32.86 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...