Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chương gia hô đồ khắc đồ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chương gia hô đồ khắc đồ








KẾT QUẢ TRA TỪ


chương gia hô đồ khắc đồ:

(章嘉呼圖克圖) Vị Phật sống lớn nhất của phái Phật giáo Cách lỗ (Hoàng giáo) Tây tạng ở địa khu nội Mông cổ. Là một trong bốn Đại hô đồ khắc đồ. Nguyên là hệ thống Thanh hải hỗ trợ Phật sống chùa Hựu ninh. Chương gia, là dịch âm của tên Tây tạng Lcaí-skya, cũng gọi là Trương gia, Chương giai, nguyên là tên đất ở Tây tạng - Hô đồ khắc đồ là dịch âm của tiếng Mông cổ Xutuqtu, còn gọi là Hồ thổ hồ đồ, Hồ thổ khắc đồ, nghĩa là Thánh giả. Chương gia hô đồ khắc đồ, ý là bậc Thánh ở địa phương Chương gia. Thường gọi là Chương gia cách căn (Lcaí-skya gegen) hoặc Cách căn (Gegen, là tiếng Mông cổ, nghĩa là bậc sáng láng). Được coi là hóa thân của Văn thù, cùng với Triết bá tôn đan ba hô đồ khắc đồ gọi chung là hai Lạt ma lớn của Mông cổ. Đến A cát vượng la bá tang khước lạp đan (Tạng: Íag dbaí blo bzaí chos-ldan, 1642 - 1715) đầu đời Thanh mới xác lập địa vị Chương gia hô đồ khắc đồ là người cai quản Lạt ma hoàng giáo ở Nội mông cổ, cho nên, A cát vượng la thực tế là tị tổ của chức vị này. Tương truyền, trước thời A cát vượng la, đã có mười ba đời chuyển thế nối nhau, cho nên thông thường sư được gọi là Chương gia hô đồ khắc đồ đời thứ 14. Về mười ba đời trước thì xưa nay có nhiều thuyết khác nhau. Cứ theo Mông Tạng Phật giáo sử thiên thứ 5 của Diệu chu nói, thì sự chuyển thế truyền thừa của mười ba đời trước như sau (trong đó ba đời trước rất đậm sắc thái truyền thuyết): 1. Sâm thái cát căn (Tạng: Cunda gegen). 2. Nại tốn nại (Tạng: Nasuna), tái sinh ở Ấn độ, tinh thông các kinh, rất nhiều người qui y. 3. Đạt ba bảo A xà lê (Darban-àcàrya), cũng tái sinh ở Ấn độ, thường trì kinh chú, sống tới một nghìn hai trăm tuổi, là nhân vật trong truyền thuyết. 4. Cách ba na lạp sâm (Tạng: Ska ba dpal brtsegs), là Khất lật song đề tán vương (Tạng: Khri sron lde tsan) là nhà dịch kinh trứ danh của thời đại. 5. Tao pha khổ ba (Tạng: Sgro phug pa), là Lạt ma của phái Ninh mã thuộc Lạt ma giáo cũ. 6. Tư Hàn long ngõa. 7. Lãng túc thông ngõa. 8. Phát tư ba (Tạng: Hphags pa), là Quốc sư đầu đời Nguyên. 9. La bá tang (Tạng: Blo - bzaí), nổi tiếng về sự nghiêm giữ giới luật và diễn giảng hoằng pháp. 10. Giáp khanh khúc cát (Tạng: Byamschen chos rje), tức là Thích ca dã thất (Tạng:Sà kya ye ses) đệ tử của Tôn khách ba nhà đại cải cách của Phật giáo Tây tạng. 11. Cầu cơ ca lặc tát (Tạng: Chos kyi rgyal mtshan), về cuối đời chú tích tại Mông cổ. 12. Diêu đột ba lạp ca thác nhĩ châu (Tạng: Dpal #eyon lhun grub), tái sinh tại Đường khắc thác (Tang gut) về phía đông bắc Tây tạng, cuối đời dời đến ở Lạp tát, bái yết Đạt lại lạt ma đời thứ 5. 13. Thiền khắc ba lãng tắc lạp (Tạng: Grags pa #od zer), tái sinh ở gần chùa Cách luân trát ba lí (Tạng: Dgon luí byams pa glií) tại Đường khắc thác, sau ở luôn chùa ấy để nghiên cứu các mật điển từ Tạng châu truyền đến, đời gọi là Chương gia hô đồ khắc đồ La bá khanh (Tạng Slob chen, hàm ý là nhà đại học giả). Bắt đầu từ đời thứ 14 tức là đã tiến vào thời đại nhà Thanh. Nói một cách đại để thì nhà Thanh rất trọng đãi các vị Chương gia hô đồ khắc đồ thủ lãnh cai quản Hoàng giáo tại địa phương nội Mông, không những chỉ dành cho quyền quản trị các việc tôn giáo mà còn cho tham dự việc hành chính tại Nội Mông, tại Kinh sư thì được ở vào ngôi cao, được cấp lương hàng tháng, hai mùa hè thu được đến nghỉ mát trên núi Ngũ đài hoặc ở Đa luân nặc nhĩ (Tạng: Dolon-nor), chiếc bình vàng để rút thăm tuyển chọn Đại hoạt Phật được đặt ra ở thời Cao tông cũng được giao cho Chương gia hô đồ khắc đồ bảo quản, cho nên quyền thế dần dần thêm lớn, đến giữa thời nhà Thanh trở về sau, thế lực đã mở rộng đến các nơi Nhiệt hà, Liêu ninh, Thiểm tây, Cam túc và Thanh hải. A cát vượng la bá tang khước lạp đan đời thứ 14 tái sinh ở Tôn khách (Tạng: Btsoíkha) nơi sinh của Tôn khách ba, chín tuổi vào ở chùa Cách luân trát ba lí, sau đến Vệ châu nghiên tập Bát nhã. Hai mươi ba tuổi, theo Đạt lại lạt ma đời thứ 5 thụ giới Cụ túc và lưu lại Tạng châu, Vệ châu học rộng các sách, đến năm Khang hi 22 (1683) mới trở về Tôn khách. Năm Khang hi 32, phụng chỉ đến ở chùa Pháp nguyên tại Bắc kinh. Năm 36, Đạt lại lạt ma đời thứ 6 lên ngôi, sư vâng mệnh vua mang Sắc ấn vào Tây tạng, năm 45, được phong hiệu Quán đính phổ thiện quảng từ đại quốc sư. Năm 52, Thánh tổ đến Đa luân nặc nhĩ, trao cho chức hưởng quản Giáo quyền (Hoàng giáo) ở miền đông Tây tạng. Năm 54, thị tịch ở Đa luân nặc nhĩ, Thánh tổ đích thân tiễn đưa Khám tòa đến Tây ninh. Chương gia hô đồ khắc đồ đời thứ 15 là La lạt tất đa nhĩ cát (Tạng: Rol pa#i rdo rje, dịch ý là Du hí kim cương 1717 - 1786), còn gọi là Da hỉ thắc bì tước nap mạn bá lạp sâm ba (Tạng: Ye sés thob pa#i bsod nams dpal bzaií po, dịch ý là trí tuệ giáo đăng), tái sinh ở Lương châu, Cam túc. Bốn tuổi vào ở chùa Cách luân trát ba lí. Tám tuổi, nhà vua triệu đến Bắc kinh, lần lượt ở các chùa Chiên đàn, chùa Sùng chúc (tên cũ là chùa Pháp nguyên). Năm Ung chính thứ 9 (1731), vua Thế tông dựng chùa Thiện nhân ở mé tây chùa Vựng tôn tại Đa luân nặc nhĩ rồi triệu sư đến ở. Năm 12, được phong hiệu Quán đính phổ thiện quảng từ đại quốc sư. Cùng năm ấy, vào Tây tạng, theo Đạt lại lạt ma đời thứ 7 học tập kinh điển tiếng Phạm, lại theo Ban thiền đời thứ 5 thụ giới Cụ túc. Niên hiệu Càn long năm đầu (1736), vua Cao tông ban ấn Quản lí kinh sư tự miếu Lạt ma trát tát khắc đạt lạt ma. Năm 16, được phong hiệu Chấn hưng Hoàng giáo đại từ đại quốc sư. Năm Càn long 58, thị tịch. Sư tinh thông các thứ tiếng Tây tạng, Mãn châu, Mông cổ và Hán, trước tác rất nhiều. Đã cùng với Thạc trang thân vương cùng soạn Khâm định đồng văn vận thống 8 quyển, và lấy sách này làm bản thảo mà biên soạn Mãn Hán Mông cổ Tây phiên hợp bích đại tạng toàn chú, 88 quyển. Ngoài ra Ngài còn biên khảo kinh Thủ lăng nghiêm, hiệu chính Cam châu nhĩ, bản dịch Mông cổ, phiên dịch Đan châu nhĩ ra tiếng Mông cổ, sửa lại kinh Tạo tượng độ lượng, biên soạn Lạt ma thần tượng tập, chỉnh lí tạng kinh tiếng Mãn châu v.v.. phần lớn được coi là những viên ngọc của kinh điển Phật giáo Mông cổ, Tây tạng.Y hi đan tất trát lạp tham (TạngYe zes bstan pa#i rgyal mtshan, dịch ý là Trí tuệ giáo chàng, 1787 - 1846) đời thứ 16, tái sinh ở mạn bắc Tôn giang thuộc Thanh hải. Tám tuổi vào kinh yết kiến vua. Mười bốn tuổi, theo chỉ dụ của Nhân tông, vào Tây tạng cầu học, hai mươi tuổi, sau khi thụ giới Cụ túc, lại trở về Bắc kinh. Năm Gia khánh 24 (1819), nhậm chức Quản lí kinh đô Lạt ma ban đệ trát tát khắc đạt lạt ma thường ấn Lạt ma. Năm Đạo quang 14 (1834), được ban ấn vàng Đại quốc sư. Gần ngày sinh nhật lần thứ sáu mươi, chịu ân chỉ quản lí hai chùa Vựng tôn và Thiện nhân và các chùa được xây cất từ khoảng năm Khang hi 53 đến năm Ung chính thứ 9, nhưng cùng năm đó đã thị tịch. Đời thứ 17 là Trị hi đản bích ni mã (Tạng: Ye zes bstan pa#i íi ma, dịch ý là Trí tuệ giáo nhật, 1849 - 1875), cũng tái sinh ở mạn bắc Tôn giang, Thanh hải. Tám tuổi vào cung. Năm Hàm phong thứ 8 (1858) yết kiến Văn tông. Sau nhận lời mời của các Vương công quí tộc Nội ngoại Mông cổ đến Đa luân nặc nhĩ, rồi đi Cam túc. Khi Văn tôn băng, bèn trở về Bắc kinh. Niên hiệu Đồng trị năm đầu (1862), vào Tây tạng tu học, thấu suốt cùng cực giáo nghĩa Hiển Mật. Hai mươi tuổi thụ giới Cụ túc. Năm sau trở về Bắc kinh, được phong hiệu Đại quốc sư. Năm Đồng trị thứ 10, được ban ấn tín quản trị hai chùa Vựng tôn và Thiện nhân. Niên hiệu Quang tự năm đầu (1875), trên đường từ núi Ngũ đài trở về Bắc kinh thì tịch tại chùa Thiên ninh phía ngoài thành. Đời thứ 18 là La tạng đan sâm giảng sách (Tạng Blo bzaí bstan #dsin rgya mtsho, dịch ý là Thiện trí tuệ giáo hải, 1878 - 1888), tái sinh ở Tây ninh. Năm Quang tự 12, yết kiến Đức tông. Năm 14, đi từ núi Ngũ đài đến Đa luân nặc nhi và rồi thị tịch vào cùng năm ấy. Đời thứ 19 là Lịch nghinh diệp tích đạo nhĩ tế (Tạng:Ye ses rdo rje, 1891 - 1957), còn gọi là Tang kết trát bà (Tạng: Saís rgya skyabs), La tang ban điện đan tất dung mai (Tạng: Blo bzaí dpal ldan bstan Pa’i Sgron me, dịch ý là Thiện tuệ cát tường giáo đăng), tái sinh ở địa phương Đường khắc thác vào năm Quang tự 17 (có thuyết nói là tái sinh ở Lạp lộ đường huyện Đại thông tỉnh Thanh hải vào năm Quang tự 15). Năm Quang tự 22 làm lễ tọa sàng. Năm 25 vào kinh yết kiến Đức tôn, năm sau nhận hiệu Trát tát khắc đạt lạt ma, ở tại Bắc kinh. Năm 30, lãnh chiếu chỉ quản lí bốn chùa Tung chúc, Pháp uyên, Tri châu, Pháp hải ở Bắc kinh, hai chùa Trấn hải, Phổ lạc, trên núi Ngũ đài, và hai chùa ựng tôn và Thiện nhân tại Đa luân nặc nhĩ, hai chùa Khuếch long, Quảng tế ở Tây ninh, đồng thời được ban ấn Quán đính phổ thiện quảng từ đại quốc sư. Khi Dân quốc được thành lập, Chương gia vẫn được chính phủ tôn sùng như cũ, là một trong bốn đại Lạt ma, một trong bốn đại Hô đồ khắc đồ Hoàng giáo ở thời Dân quốc. Trước sau được phong các đức hiệu Hoành tế quang minh, Chiêu nhân xiển hóa, Hộ quốc tịnh giác phụ giáo đại sư v.v... Từng giữ các chức Ủy viên Ủy hội Mông Tạng, Mông kì tuyên hóa sư, Trị sự trưởng Hội Phật giáo Trung quốc, Tư chính phủ Tổng thống. Đại lục đổi mầu, theo chính phủ ra Đài loan. Năm Dân quốc 41 (1952), Ngài là đại biểu tham dự Hội nghị Phật giáo thế giới liên hữu họp lần thứ hai tại Nhật bản, giao thiệp với chính phủ Nhật bản xin được đính cốt của đại sư Huyền trang mang về và xây tháp tại Nam đầu nhật nguyệt đàm để phụng thờ. Năm Dân quốc 46 (1957), Ngài thị tịch tại Đài bắc, thọ sáu mươi tám tuổi. [X. Đại thanh nhất thống chí Q.409 đoạn 2 - Mông tạng tân chí (Hoàng cựu sinh) - Mông cổ Lạt ma giáo sử - Thánh vũ kí Q.3 đoạn 5 - Thanh hải hữu ninh tự cập kì danh tăng (Hàn nho lâm, Ziện đại Phật giáo học thuật tùng san (59)) - Trung quốc Phật giáo cận đại sử (Đông sơ)]


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Hạnh phúc là điều có thật


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.31.240 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...