Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bắc truyền phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bắc truyền phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


bắc truyền phật giáo:

(北傳佛教) Tên gọi chung cho nền Phật giáo được truyền từ bắc Ấn độ qua miền trung Á vào Trung quốc, Đại hàn đến Nhật bản, và nền Phật giáo từ Népal, Tây tạng truyền vào Mông cổ. Cũng gọi Bắc phương Phật giáo. Thế kỉ 19, các học giả châu Âu bắt đầu nghiên cứu Phật giáo, phần nhiều họ nghiên cứu kinh điển Phật giáo thuộc hệ thống tiếng Pàli Tích lan lưu hành ở các nước Tích lan, Miến điện, Thái lan và Cao miên, rồi gọi Phật giáo tại các nước ấy là Nam phương Phật giáo. Đối lại, kinh điển Phật giáo thuộc hệ thống tiếng Phạm (sanskrit) và tác phẩm phiên dịch từ tiếng Phạm được lưu hành tại Trung quốc, Nhật bản, Tây tạng v.v..., vì từ Ấn độ truyền bá theo hướng bắc, cho nên gọi là Bắc phương Phật giáo, Bắc truyền Phật giáo. Vào niên hiệu Nguyên thọ năm đầu (năm thứ 2 tr.T.L) đời vua Ai đế nhà Tây Hán Phật giáo đã từ Ấn độ qua Tây vực mà truyền vào nội địa Trung quốc. Những năm cuối đời Đông Hán, các kinh điển Phật giáo liên tục được dịch ra chữ Hán, giáo nghĩa Phật giáo bắt đầu kết hợp với tư tưởng và văn hóa truyền thống của Trung quốc, thấm sâu vào nhân gian. Thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều, Phật giáo lại kết hợp huyền học, rồi sự phiên dịch kinh điển Phật giáo, nghiên cứu giáo nghĩa, kinh tế chùa viện v.v... cũng đều được phát triển. Đến đời Tùy, Đường thì đạt đến cực thịnh mà hình thành các tông phái như Thiên thai, Hoa nghiêm, Pháp tướng, Luật, Tịnh độ, Thiền v.v... những tông phái này đều dung hội với văn hóa vốn có của Trung quốc mà sản sinh ra Phật giáo Đại thừa. Từ đời Tống trở về sau, Phật giáo đã dần dần dung hợp với Nho giáo, Đạo giáo. Về phía Tây tạng, thì sau thế kỉ thứ VII, Phật giáo được truyền vào, và dần dần đã trở thành Phật giáo Tây tạng (người ta quen gọi Lạt ma giáo), sau đó, truyền đến các khu vực Mông cổ và Tây bá lợi á. Về phía Triều tiên, thì cuối thế kỉ thứ IV, Phật giáo từ Trung quốc được truyền vào Triều tiên. Từ thế kỉ thứ VII trở về sau lại có các vị tăng Triều tiên đến Trung quốc cầu pháp, đem Phật giáo Thiền tông Trung quốc truyền về Triều tiên, thành lập tông Tào khê, là Thiền tông riêng của Triều tiên lưu hành trong nước. Về phía Nhật bản, thì cuối nửa đầu của thế kỉ VI, Phật giáo từ Trung quốc, Triều tiên truyền vào và đã nhanh chóng phát triển thành tôn giáo chính của Nhật bản. Vào thời kì Nại lương (Nara, 710-794), Phật giáo Nhật bản đã có sáu tông: Tam luận, Pháp tướng, Thành thực, Câu xá, Luật, Hoa nghiêm v.v..., tất cả đều đã từ Trung quốc truyền sang. Đến thế kỉ IX, các tông Thiên thai, Chân ngôn lại được truyền vào. Sang thế kỉ XIII thì các tông Tịnh độ, Tịnh độ chân tông và tông Nhật liên dấy lên, rồi Thiền tông cũng được truyền vào. Mặc dầu tông phái phiền tạp, nhưng Phật giáo Nhật bản vẫn xem Đại thừa là chủ yếu, còn Tiểu thừa thì chì xen lẫn chút ít. Về phía Việt nam, thì chủ yếu là Phật giáo từ Trung quốc được truyền sang vào thế kỉ thứ II, về sau cũng du nhập các tông phái Phật giáo Trung quốc, trong đó, Thiền tông và Tịnh độ tông là chính. Các phái Thiền chủ yếu thì có phái Diệt hỉ (Phạm : Vinìtaruci=Tì ni đa lưu chi), phái Vô ngôn thông, phái Thảo đường, phái Trúc lâm, phái Liễu quán và phái Liên tôn. Nói tóm lại, Phật giáo phương Nam vẫn còn giữ được sắc thái đậm đà của Phật giáo nguyên thủy ở Ấn độ; tuy nhiên, không phải chỉ có Tiểu thừa, mà cũng có Đại thừa. Còn Phật giáo phương Bắc thì dung hợp với các nền văn hóa sẵn có của các địa phương, lấy Đại thừa làm chính, nhưng cũng không phải chỉ thuần túy Đại thừa, mà còn xen lẫn cả Tiểu thừa. Nói đúng ra, cả Kinh điển bằng tiếngPàlihay tiếng Phạm đều vốn bắt nguồn ở trung Ấn độ, cho nên bất luận là Tích lan (Tiểu thừa) hay Népal (Đại thừa) cũng chỉ là nơi được truyền thừa mà thôi. Nếu nhìn bao quát các khu vực nói ở trên, thì chia Phật giáo làm hai phương Nam, Bắc e không thích đáng, mà cũng không phải là cách chia loại xác thực. Hơn nữa, các Kinh luận phiên dịch của Phật giáo phương Bắc mông mênh như biển, trong đó, có các nguyên bản Thánh điển tiếng Phạm, rồi các loại bản dịch Tây tạng, Hán, Mông cổ, Mãn châu, Triều tiên, Nhật bản v.v... rất là đồ sộ. Ngoài ra, còn có các tác phẩm soạn thuật của các bậc cao tăng tổ sư cực kì phong phú, Phật giáo phương Nam không thể nào sánh kịp. (xt. Nam Truyền Phật Giáo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lược sử Phật giáo


Thiếu Thất lục môn


Vầng sáng từ phương Đông


Phật pháp ứng dụng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.150.163 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (13 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...