Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chấn đán »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chấn đán








KẾT QUẢ TRA TỪ


chấn đán:

(震旦) Phạm: Cìna-sthàna, Pàli: Cìna, hoặc Cìna-raỉỉha. Còn gọi là Chân đán, Chân đan, Chấn đan, Chiên đan, Chỉ đan, Chi nan. Hoặc gọi là Ma ha chấn đán (Phạm: MahàCìna-sthàna), gọi tắt là Chi na (Phạm: Cìna), hoặc Chí na, Trí na, Chỉ na. Cũng gọi là Ma ha Chí na (Phạm: Mahà- Cìna), Ma ha Chí na, Ma hạ chấn ban, Đại chi na, Đại chấn na, hoặc Chi na nê xá (Phạm: Cìna-deza), Cìnadịch ý là tư duy - Sthàna, dịch ý là trụ xứ. Tức người Ấn độ chỉ nước Trung quốc và các nước lân cận Trung quốc. Đại đường tây vực kí quyển 5 (Đại 51, 894 hạ), nói: Nhà vua hỏi: ‘Nước Đại Đường ở phương nào? Cách đây xa hay gần?’ Đáp: ‘Cách đây hơn vài vạn dặm về hướng đông bắc, Ấn độ gọi là nước Ma ha chi na vậy’. Các nước phía tây Á tế á và Hi lạp, La mã đời xưa, đối với Trung quốc, có hai lối xưng hô: 1. Serice (đất Chi na), hoặc Seres (người Chi na). 2. Sin, Thin (đất Chi na), hoặc Sinai, Thinai (người Chi na). Trong đó, cách gọi thứ nhất là chuyển biến từ serikon hoặc sericum (có nghĩa là lụa tơ tằm) vì Trung quốc cổ đại thường xuất biên tơ lụa sang các nước phương tây. Chi na hàm ý nước văn vật, khen Trung quốc là nước giàu sang văn vật, do đó có thể biết Trung quốc từ xưa đã được gọi là nước có tơ lụa. Về cách gọi thứ hai thì có nhiều thuyết, nhưng điểm cộng thông là từ tên nước (đời) Tần Ch’ in của Trung Quốc xưa mà ra. Tiếng Cìna còn thấy trong các sách cổ, như Ma ha bà la đa (Phạm: Mahàbhàrata), pháp điển Ma nô (Phạm: Manu), La ma da na (Phạm: Ràmàyaịa), Khảo đề lạp thực lợi luận (Phạm: Kauỉiliya Arthazàstra), Phổ lỗ cáp đặc tát mã hi tháp (Phạm: Bfhatsaôhità) v.v...… nhưng không có chứng cứ xác thực để chứng minh tiếng đó tức là Trung quốc. Ngoài những điều được nói ở trên, tên Chấn đán, Chi na thấy rải rác rất nhiều trong các kinh điển Phật giáo, Phiên dịch danh nghĩa tập quyển 3 (Đại 54, 1098 trung), nói: Đông phương thuộc Chấn, là phương mặt trời mọc, cho nên gọi là Chấn đán. Hoa nghiêm âm nghĩa phiên là Hán địa (đất Hán). Kinh Lâu thán nói: Phía đông sông Thông, gọi là Chấn đán. Vì mặt trời mới mọc, chiếu rọi góc đông cho nên gọi Chấn đán. Luận A tì đàm tì ba sa quyển 36, quyển 51, luận A tì đạt ma đại tì bà sa quyển 70, quyển 101 và luận Tạp a tì đàm tâm quyển 2 v.v...… đều bảo đất cách xa, gọi là Chấn đán, Chân đán hoặc Chí na. Kinh Phổ diệu quyển 3 phẩm Hiện thư, kinh Phương quảng đại trang nghiêm quyển 4 phẩm Thị thư và kinh Phật bản hạnh tập quyển 11 phẩm Tập học kĩ nghệ, cũng gọi sách Tần trong sáu mươi bốn sách, là Chi na thư (Phạm:Cìna-lipi), hoặc Chi na quốc thư (sách nước Chi na). Kinh Đại bảo tích quyển 10 và luận A tì đàm tì bà sa quyển 40, luận A tì đạt ma đại tì bà sa quyển 79 nói: Như lai tùy những người nghe pháp khác nhau, dùng tiếng đất Ngô, Thục, Tần hoặc Chân đan mà nói pháp. Kinh Thập nhị du chép, phương đông có Thiên tử Tấn, nhân dân nước ấy rất thịnh. Kinh Hoa nghiêm (60 quyển) quyển 29 phẩm Bồ tát trụ xứ chép, đất nước Chấn đán có nơi Bồ tát ở, gọi là núi Na la diên, chư Phật quá khứ thường ở trong đó. Kinh Đức hộ trưởng giả quyển hạ chép, đời đương lai, khi mạt pháp, ở cõi Diêm phù đề trong nước Đại tùy, có vua Đại hành ra đời, vua tin Phật pháp, cúng dường bát Phật, bát Phật sẽ đến nươc Sa lặc. Luận Chương sở tri quyển thượng chép, mạn tây bắc châu Thiệm bộ có vua tên là Cát ni thi cát, ba thời kết tập, ở nước Chấn đán phát huy Phật pháp. Những trường hợp kể trên, trong các kinh đều nói đến Chấn đán. Danh từ Chấn đán, bắt đầu được truyền ở Trung quốc vào thời đại nào, tuy không được rõ, nhưng trong Thích ca phương chí quyển thượng, thiên Trung biên có dẫn lời của Thành quang tử là Thứ sử Tần châu đi Thiên trúc vào năm Kiến an thứ 10 (205) đời Hiến đế nhà Hậu Hán như sau: (Đại 51, 949 thượng) Thành quang tử nói: ‘Nước trung Thiên trúc phía đông đến nước Chấn đán (xa) năm vạn tám nghìn dặm’ Chú thích ở bên cạnh sách trên ghi: Chấn đán là tên gọi Thần châu, do người nước ấy (Thiên trúc) đặt. Cứ theo đó, thì Chấn đán đã được người Ấn độ biết đến từ thời Hậu Hán. Tuệ uyển âm nghĩa quyển hạ chép, Chấn đán phiên là tư duy, vì người trong nước phần nhiều hay lo nghĩ, phần nhiều hay làm, tức chỉ cho nước Hán. Và Hoa nghiêm kinh sớ quyển 47, Tân hoa nghiêm kinh luận quyển 30, Hi lân âm nghĩa quyển 2 v.v...… cũng nói như thế. Nghĩa tư duy e là giải thích chữ Phạm cinta, vì hai âm cinta vàcìna có hơi giống nhau. Lại Đại đường tây vực cầu pháp cao tăng truyện quyển thượng Tuệ luân truyện chú thích rằng, Chi na tức Quảng châu, Mạc ha chi na tức chỉ Kinh sư. Ngoài ra, người Tây tạng gọi Trung quốc là Rgya hoặc Rgya-nags. Rgya là nghĩa rộng lớn, dân cư mặc áo đen [X. Thích ca phương chí Q.hạ Du lí thiên - Hoa nghiêm thám huyền kí Q.15 - Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.4.2, Q.10.2 - Đại đường trinh nguyên tục khai nguyên thích giáo lục Q.thượng - Hi lân âm nghĩa Q.10 - Đường thư tây vực liệt truyện thứ 146 thượng - Tất đàm yếu quyết Q.4 - H. Yule, H. Cordier - Cathay and the way thither - F. F. Von Richthofen: China].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nắng mới bên thềm xuân


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.177.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (87 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...