Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cách nghĩa »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cách nghĩa








KẾT QUẢ TRA TỪ


cách nghĩa:

(格義) Phương thức dùng nghĩa lí của Đạo gia hoặc ngoại giáo để giải thích đạo lí của Phật giáo. Lúc Phật giáo mới được truyền vào Trung quốc, các nhà trí thức thường cho rằng giáo lí Phật giáo giống với tư tưởng Lão Trang nên tiếp nhận ngay. Đến thời đại Ngụy Tấn (thế kỉ III, IV), tư tưởng Lão Trang lại được dùng để thuyết minh lí không của Bát nhã. Học phong của thời kì quá độ này được gọi là Cách nghĩa, và những nhân vật được xem là tiêu biểu vào thời ấy là 7 nhà hiền sĩ của Rừng tre. Phật giáo do đó đã bị ảnh hưởng bởi các thói quen nói suông về lí không của Lão Trang, nên mỗi khi giảng giải, chú thích kinh điển Phật giáo thường hay trích dẫn các dụng ngữ của Lão tử, Trang tử và kinh Dịch. Đời sau cũng có người đem tư tưởng nhà Nho so sánh và thêm thắt vào Phật giáo, đây cũng có thể được xem như một thứ cách nghĩa. Truyện Trúc pháp nhã trong Lương cao tăng truyện quyển 3 (Đại 50, 347 thượng), nói: Trúc pháp nhã và Trúc pháp lãng đem các việc trong so sánh với sách ngoài làm cho dễ hiểu, gọi là cách nghĩa. Các ngài Trúc pháp nhã, Khang pháp lãng, Đạo an v.v... ở Trung sơn (huyện Định, tỉnh Hà bắc) đều dùng cách nghĩa hoằng dương Phật giáo. Nhưng cách nghĩa khó mà diễn đạt được ý thực của Phật pháp, các vị cao tăng đương thời cũng biết rõ điều này. Chẳng hạn như lời tựa Tì ma la cật đề kinh sớ của ngài Tăng duệ trong Xuất tam tạng kí tập quyển 8 (Đại 55, 59 thượng), nói: Từ khi ngọn gió tuệ thổi sang Đông, lời pháp được lưu bá đến nay, tuy nói giảng theo cách nghĩa, nhưng trái xa với nghĩa gốc, sáu nhà lệch lạc, chẳng đúng với tông Tính không’’. Sáu nhà ở đây là chỉ cho: Bản vô tông, Tức sắc tông, Tâm vô tông,Thức hàm tông, Huyễn hóa tông, và Duyên hội tông. Sáu tông này chuyên môn giảng cứu Bát nhã học ở thời Đông Tấn. Ngài Đạo an (312-385) lúc đầu cũng dùng cách nghĩa giảng giải Phật giáo, chú thích kinh điển, nhưng rất cảnh giác, sợ cách nghĩa sẽ làm sai lệch giáo nghĩa Phật giáo, nên ngài chủ trương phải dùng nguyên nghĩa của Phật giáo Ấn độ để phiên dịch kinh Phật một cách chính xác và căn cứ vào kinh Phật để nghiên cứu lí Phật. Nhưng người đã thực sự gạt bỏ ảnh hưởng của cách nghĩa mà hoằng dương nghĩa chân chính của Phật giáo là ngài Cưu ma la thập (344– 412) và các học trò của ngài. [X. Hán ngụy lưỡng tấn nam bắc triều Phật giáo sử chương 9 (Thang dụng đồng)]. CÁCH NGOA TRẢO DẠNG Cách giầy gãi ngứa. Tiếng dùng trong Thiền lâm. Cũng gọi Cách ngoa tao dạng. Cách ngoa bà dạng. Nghĩa là chân ngứa mà gãi ở ngoài chiếc giầy, ý nói không thể nắm bắt được cái ý nghĩa chính xác của một sự kiện nào đó. Tục truyền đăng lục quyển 12 Nam kinh Ninh lăng an phúc tử thắng điều (Đại 51, 539 trung), nói: Cầm phất trần gõ vào giường giống như gãi ngứa bên ngoài giầy’’. Thiền tông vô môn quan tự (48, 292 trung), nói: Vung gậy đánh trăng, cách giầy gãi ngứa, ăn nhằm gì chăng?’’. CÁCH NGOẠI Cách, hàm ý quy cách, phép tắc, qui định v.v... nói rộng là thước đo của thế gian. Trong đạo, mỗi khi dùng từ cách ngoại là để biểu thị sự vượt ra ngoài qui định thông thường. Có rất nhiều cách dụng ngữ cùng loại này, chẳng hạn như: Cách ngoại cú, chỉ cho câu nói vượt ngoài phép tắc thông thường. Cách ngoại huyền cơ, chỉ cho cơ dụng mầu nhiệm sâu kín của người đại ngộ vượt ngoài sự phân biệt của thường tình. Cách ngoại huyền chỉ, chỉ cho cái ý chỉ vi diệu tự tại vượt ngoài sự tư duy của người thường: Cách ngoại lực lượng, chỉ cho các bậc có căn cơ vĩ đại đã siêu việt tất cả sự đối lập. Bích nham lục quyển 4 tắc 38 (48, 176 ha), nói: Thả câu bốn biển, chỉ câu rồng dữ, Cơ mầu cách ngoại, tìm biết được rồi’’. CÁCH Ô Ý là chiếc hộp Phật hộ thân. Chỉ chiếc hộp nhỏ bằng kim loại mà những người Phật tử Tây tạng và Mông cổ dùng, bên trong có đặt pho tượng Phật nhỏ hoặc là bài chú của Phật để hộ thân. Thông thường hộp được đeo bên cạnh sườn hoặc để trong áo. Các quan quí tộc từ bốn phẩm trở lên, có thể đội trong búi tóc, làm tiêu biểu cho cấp bậc quan chức. CÁCH SINH TỨC VONG Thông thường, những người phàm phu ít phúc đức, hoặc các Bồ tát còn ở giai vị thấp kém lúc mới sinh ra liền quên hết những việc ở đời trước, gọi là cách sinh tức vong (cách đời quên liền). CÁCH TÂY Nói tắt từ tiếng Tây tạng Cách uy hỉ liên. Dịch ý là thiện tri thức.Tương đương với bác sĩ hoặc giáo thụ. Theo chế độ học vấn của phái Cách lỗ thuộc Phật giáo Tây tạng, các học tăng tuần tự học tập năm bộ luận trọng yếu (Hiện quán trang nghiên luận, Nhập trung luận, Giới luật, Câu xá, và trong học trình, cứ mỗi năm vào mùa đông, học luận Nhân minh một tháng), khi học đến luận Câu xá, thì do vị kham bố (trụ trì, người chủ trì) thuộc Trung bộ học viện khảo hạch học lực của học tăng và trao tặng học hàm Cách tây. Tùy theo thành tích tốt nghiệp hơn kém mà chia làm bốn bậc, bậc 1 là Lạp nhiên ba cách tây, bậc 2 là Tào nhiên ba cách tây, bậc 3 là Lâm sắt cách tây, bậc 4 là Nhật nhượng ba cách tây (Độ nhượng ba cách tây).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.201.8.144 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...