Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ca sa »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ca sa








KẾT QUẢ TRA TỪ


ca sa:

(袈裟) Phạm: Kawàya, Pàli: Kasàya hoặc Kasàva. Dịch ý: hoại sắc (mầu xấu xí), bất chính sắc (không phải mầu chính), xích sắc (mầu đỏ), nhiễm sắc (mầu nhuộm). Chỉ cho áo pháp của chư tăng. Cũng gọi Ca sa dã, Ca la da duệ, Ca sa, Gia sa. 1. Về mầu sắc: các bộ luật tuy nói khác nhau, nhưng đại để đều tán đồng thuyết dùng ba thứ hoại sắc: mầu xanh, mầu bùn (đen), mầu mộc lan (vỏ dà). Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao quyển hạ đoạn 1 nêu ra những mầu không đúng phép, đó là: a. Năm mầu chính: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. b. Năm mầu pha trộn: đỏ thắm, đỏ lợt, đỏ tươi, xanh biếc, vàng khè. Nhưng, Đại tỉ khưu tam thiên uy nghi quyển hạ và kinh Xá lợi phất vấn lại nói mầu áo của năm bộ có khác nhau: mầu xanh (Hóa địa bộ), mầu vàng (Đại chúng bộ), mầu đỏ (Pháp tạng bộ), mầu đen (Thuyết nhất thiết hữu bộ), mầu mộc lan (Ẩm quang bộ) là năm mầu đúng phép. Trong Phạm võng kinh Bồ tát giới bản sớ quyển 3, ngài Pháp tạng giải thích: mầu của Ca sa là đem hòa năm mầu: xanh, vàng v.v... mà nhuộm thành một mầu không phải là mầu chính. Nhưng, ngài Nghĩa tịch trong cùng bản sớ quyển 3 nói: năm bộ Tiểu thừa mỗi bộ dùng một mầu, còn bồ tát Đại thừa đối với năm mầu không chấp riêng một mầu nào mà mặc luôn cả năm mầu hoại sắc. Còn Kim cương bát nhã sớ quyển 2 của ngài Cát tạng, Huyền ứng âm nghĩa quyển 15 và Nam hải kí qui nội pháp truyện quyển 2 v.v... đều cho rằng mầu ca sa đỏ nhờ nhờ mới chính là mầu do đức Phật chế định, còn ba mầu xanh, vàng, mộc lan chỉ là dấu Nhiếp diệp chấm được in lên áo để phân biệt mà thôi. Truyền thuyết này có vẻ không ổn. Kinh Tì ni mẫu quyển 8 nói, áo pháp của các Tỉ khưu phai mầu, Phật cho phép dùng 10 thứ mầu để nhuộm: đây là chứng minh cho thấy áo pháp không phải chỉ nhuộm một thứ mầu đỏ nhờ nhờ. Sau khi Phật giáo được truyền vào Trung quốc, ở các đời Hán, Ngụy, các sư mặc áo mầu đỏ, về sau lại có áo mầu đen, áo mầu xanh, áo mầu vàng sẫm. Từ đời Đường, Tống trở về sau, triều đìnhthường ban cho các bậc cao tăng áo lụa tía, áo lụa đào. Vào thời Minh, Phật giáo được chia làm ba loại khác nhau: Thiền (Thiền tông), Giảng (các tông Thiên thai, Hoa nghiêm, Pháp tướng), Giáo (cũng gọi Luật, theo việc tang nghi, nghi thức pháp sự), và qui định: Thiền tăng mặc áo mầu vàng sẫm với Ca sa mầu xanh lam, Giảng tăng mặc áo mầu xanh với ca sa mầu đỏ lợt, Giáo tăng mặc áo đen với ca sa mầu hồng nhạt, nhưng về sau tất cả đều mặc áo đen. 2. Về tài liệu (vải) để may ca sa, gọi là y thể hoặc y tài. Về vấn đề này, Thiện kiến luật tì bà sa quyển 14 nêu ra sáu loại: Khu ma, cổ bối, cú xa da, khâm bà la, sa na và bà hưng già. Luận Thập trụ tì bà sa quyển 16 nêu hai loại: áo cư sĩ, áo phấn tảo. Luật ma ha tăng kì quyển 28 nêu bảy loại, luật Tứ phần quyển 39 nêu 10 loại.Tất cả các loại áo trên đây đều được may với một lớp vải; nhưng, trong trường hợp vải quá mỏng thì được phép dùng vài lớp, gọi là Trùng pháp (phép may kép). Áo pháp của chư tăng phải khác với thế tục, tức là không được may bằng những chất liệu mà người tại gia hoặc ngoại đạo thường dùng. Bởi thế, luật Tứ phần quyển 40 đã chỉ rõ: áo thêu bằng tay, áo bằng cỏ, áo vỏ cây v.v... là áo của ngoại đạo, chư tăng không được dùng. Luật Ma ha tăng kì quyển 28 nói, chúng tăng không được mặc áo với mầu sắc giống như người thế gian, nghĩa là không được nhuộm các màu khâu khư, ca di già, mầu xanh, mầu hoa v.v... Nhưng vấn đề có được dùng tơ lụa để may áo pháp hay không thì từ xưa đã có nhiều thuyết khác nhau: luật sư Đạo tuyên cho đó là trái phép, nhưng ngài Tam tạng Nghĩa tịnh lại cho là đúng pháp. 3. Cách may cắt ca sa: trước hết, cắt vải nhỏ ra thành từng miếng, sau đó khâu nối những miếng ấy lại với nhau để nêu tướng điền (ruộng), gọi là Cát tiệt y (áo cắt đứt), lâu dần từ ngữ Cát tiệt y thành là tên khác của ca sa. Cát tiệt có nghĩa là vải may ca sa đã bị cắt ra thành từng miếng nhỏ rồi khâu chắp lại không thể dùng để bán hoặc đổi chác lấy vật khác. Như thế, có thể giúp các đệ tử xả bỏ tâm tham muốn đối với áo mặc và dứt trừ được ý nghĩ trộm cắp.Ba áo tuy cắt may theo cách thức trên là đúng phép, nhưng, trong trường hợp khó khăn, như ít tiền, thiếu vải, thì được phép đặt những lá nẹp bên ngoài chứ không phải cắt vải, gọi là Điệp diệp (lá xếp). Còn loại áo An đà hội (áo năm nẹp) đặc biệt cho phép xếp vải làm lá, gọi là Nhiếp diệp . Cách khâu ca sa có thể chia làm hai kiểu: răng ngựa và chân chim. Viền bốn cạnh ca sa để phòng khỏi hư rách, bốn góc trong mép viền đặt bốn miếng vải vuông nhỏ gọi là Tứ điệp (bốn miếng vải gấp xếp nhỏ) thường gọi là Tứ thiên vương, có công dụng khiến khi cầm ca sa lên được nhẹ nhàng thêm. Vai bên trái dễ bị cáu ghét, thường tẩy rửa luôn,mau rách, nên đặt thêm miếng vải ở mặt trong gọi là Kiên điệp (miếng vải xếp ở vai). Ca sa phải có móc hoặc giải đính ở phần trước ngực để cài hoặc thắt lại giữ cho ca sa khỏi tuột xuống. Chỗ để móc hoặc giải cũng có những thuyết bất đồng, và chất liệu để làm móc cũng có những chỗ nói khác nhau. Đời sau dùng ngà voi làm thành cái vòng gọi là hoàn, hoặc là vòng Chiết na thay cho móc và để ở trước ngực. 4. Cách mặc ca sa, có hai cách: khoác kín cả hai vai hoặc để lộ vai bên phải, che kín vai bên trái. Khi cúng dường Phật và sư tăng thì trật vai bên phải, khi đi ra ngoài hoặc vào nhà tại gia thì phải che kín cả hai vai. Đại tỉ khưu tam thiên uy nghi quyển thượng nêu năm việc khi mặc áo pháp, cũng liên quan đến việc đi ra ngoài. Luật Tứ phần quyển 19 và Tì nại da quyển 10 nói chúng tăng phải mặc ba áo cho chỉnh tề. Luật Ngũ phần quyển 20 nói, tùy lúc ca sa được mặc trái. Lại theo Đại tỉ khưu tam thiên uy nghi quyển thượng thì có bốn trường hợp người không mặc ca sa cũng không bị tội: a. Không có chùa tháp. b. Không có tỉ khưu tăng. c. Có trộm cướp. d. Vua không ưa thích đạo . 5. Công đức và tên gọi khác của ca sa: Ca sa là tiêu biểu của bậc hiền thánh, từ xưa đã được giáo đoàn Phật giáo tôn trọng. Kinh Đại thừa bản sinh tâm địa quán quyển 5 nêu ra 10 lợi ích của ca sa; kinh Bi hoa quyển 8 và kinh Đại thừa bi phân đà lợi quyển 6 chép, ca sa của Phật có thể thành tựu năm công đức của bậc thánh. Ca sa cũng có nhiều tên gọi khác, như: áo ruộng phúc, tức là biểu thị ý ruộng áo pháp mở rộng bốn lợi ích, tăng thêm ba tâm thiện, nuôi pháp thân tuệ mệnh. Dùng ba thứ hoại sắc làm áo, khiến lòng tham không sinh khởi, gọi là áo lìa bụi nhơ. Người vào đạo mặc áo này trên mình thì phiền não rơi rụng hết, gọi là áo gầy mòn. Lại ví dụ thân thể không cấu nhiễm, thơm sạch như phù cừ (hoa sen) gọi là áo hoa sen. Lại áo ca sa được khoác trên thân, giống như cờ pháp trang nghiêm, gọi là áo cờ thù thắng; không bị ngoại đạo phá hoại, gọi là áo trừ tà; không bị bọn tà khuynh đảo, cho nên cũng gọi áo tướng cờ, áo tướng cờ giải thoát. Ngoài ra còn có các tên như: áo công đức, áo không cáu bẩn, áo không có tướng, áo không gì hơn, áo giải thoát, áo đạo, áo xuất thế, áo từ bi, áo nhịn nhục, áo a nậu đa la tam miệu tam bồ đề v.v... 6. Sự diễn biến: theo như đức Phật chế định, ca sa gồm có ba loại: An đà hội (áo năm điều), Uất đa la tăng (áo bảy điều) và Tăng già lê (áo chín điều), gọi là ba áo. Về mầu sắc, tuy có nhiều thuyết, nhưng đại để không cố chấp mà lấy sự chất phác làm chủ yếu. Thế nhưng đời sau, ưa hoa mĩ, dùng các mầu sắc chính, như vàng, đỏ, thậm chí áo Kim lan, làm mất pháp chế căn bản của đức Phật. Về cách mặc ca sa thì Ấn độ vốn thuộc vùng nhiệt đới, phần nhiều ca sa được mặc trực tiếp trên mình, cho nên chư tăng Ấn độ chỉ giữ có ba áo. Còn ở Trung quốc và Nhật bản thì ca sa được khoác ở ngoài áo lễ gọi chung là Áo cà sa. Đặc biệt ở Nhật bản áo An đà hội đã biến hình đổi dạng rất nhiều, như: ca sa năm điều, năm điều nhỏ, ca sa ba mối năm điều, ca sa chủng tử (hoặc ca sa luân), năm điều xếp, lạc tử, uy nghi tế, linh huyền v.v... Ngoài ra còn có các loại bình ca sa, giáp ca sa, nạp ca sa, viễn sơn ca Khâu kiểu chân chim Khâu kiểu răng ngựa sa v.v…... rất nhiều loại. Tương truyền áo Kim lan do bà di mẫu Ma ha ba xà ba đề dâng cúng đức Phật. Kinh Trung a hàm quyển 13 và kinh Hiền ngu quyển12 ghi chép việc này, nhưng các bộ luật thì không thấy có ghi. [X. Tuệ lâm âm nghĩa Q.59; Tì ni thảo yếu Q.thượng phần cuối; Đạo tuyên luật sư cảm thông lục; Thích thị yếu lãm Q.thượng; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.18]. (xt. Tam Y, Y Thể). CA SA BIẾN BẠCH Ca sa đổi trắng. Có nghĩa là ca sa của chúng tăng biến thành mầu trắng như áo của người tại gia, đây là tướng báo trước đời mạt pháp, pháp sẽ diệt hết. Người tại gia Ấn độ mặc áo trắng, vì thế, trong chính pháp, đức Phật mới chế định người xuất gia phải mặc ca sa nhuộm mầu xanh, đen, hoặc mộc lan cho khác với mầu áo tại gia. Như vậy, ca sa biến thành mầu trắng là dấu hiệu báo trước chính pháp sắp hủy diệt. Kinh Ma da quyển hạ (Đại 12, 1013 hạ), nói: Một nghìn ba trăm năm sau, ca sa đổi trắng, không chịu nhuộm mầu (tức là đến đời mạt pháp, ca sa của người xuất gia cứ để nguyên mầu trắng chứ không nhuộm hoại sắc). Sự lưu truyền và biến thiên của giáo pháp đức Phật có thể được chia làm ba thời kì: Chính pháp, Tượng pháp và Mạt pháp. Thông thường 1000 năm hoặc 2000 năm sau đức Phật nhập diệt được coi là thời kì mạt pháp, tức là thời kì chính pháp đã tuyệt diệt. Kinh Ma da nói 1300 năm là đang ở thời kì Mạt pháp.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Chắp tay lạy người


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.237.178.126 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...