Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ca tài »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ca tài








KẾT QUẢ TRA TỪ


ca tài:

(迦才) Vị tăng đời Đường. Năm sinh năm mất không rõ. Khoảng năm Trinh quán, ngài ở chùa Hoằng pháp tại Trường an, siêng tu tịnh nghiệp, hoằng dương pháp môn Tịnh độ. Chịu ảnh hưởng của ngài Đạo xước, Ca tài bắt đầu chỉnh lí các bộ luận viết về Tịnh độ, rồi soạn bộ luận Tịnh độ gồm 3 quyển, chủ trương niệm Phật lấy quán tưởng làm cốt yếu. Cứ theo truyện Tĩnh lâm trong Tục cao tăng truyện quyển 20 chép, thì chùa oằng pháp là do Chính bình công Lí an viễn sáng lập vào năm Vũ đức thứ 3 (620) đời vua Cao tổ nhà Đường và ngài Tĩnh lâm là vị sư đầu tiên trụ trì chùa này. Ngài Tĩnh lâm là người hoằng dương Nhiếp luận, bởi vậy, nếu căn cứ vào mục lục các kinh, luận, chương, sớ mà tông Tịnh độ dựa vào để suy đoán, thì ngài Ca tài có lẽ là vị tăng thuộc tông Nhiếp luận. Còn những sự tích khác về ngài không được biết rõ. CA TẦN XÀ LA ĐIỂU Ca tần xà la, Phạm: Kapiĩjala.Cũng gọi Ca tân xà la điểu. Dịch ý là chim tu hú hoặc chim trĩ, một giống chim chá cô...... [X. luật Tứ phần Q.50; luận Đại trí độ Q 12; Tuệ lâm âm nghĩa Q.26]. CA TẤT THÍ QUỐC Ca tất thí, Phạm: Kapiza. Cũng gọi Ca tí thi quốc. Tên một nước xưa ở vùng tây bắc Ấn độ, tức là nước Cao phụ ở đời Hán. Đất này tương đương với vùng đất Khách bố nhĩ cốc thuộc vương quốc A phú hãn hiện nay. Phía đông đối diện với nước Kiện đà la ở tây bắc Ấn độ. Phía bắc chung lưng với dãy núi Hưng đô khố thập. Hai phía còn lại cũng liền với núi. Đây là giải đất xung yếu suốt từ vùng Trung á đến bắc Ấn độ.Theo Đại đường tây vực kí quyển 1 nói, thì những hàng hóa quí hiếm từ nơi xa lạ phần nhiều dồn về nước này. Chữ viết cũng giống chữ của nước Đổ hóa la; có hơn 1.000 vị tăng, phần nhiều tu học giáo pháp Đại thừa. Dưới thời vua Ca nhị sắc ca, lãnh thổ nước này rộng đến phía đông dãy Thông lĩnh và các bộ tộc Hà tây đều phải đưa con tin đến. Trong nước có ngôi mảnh xương đỉnh đầu của đức Như lai cùng với tóc và răng sữa của ngài khi còn thơ ấu, và hàng tháng đến sáu ngày chay thì vua và các đại thần đến chùa này rải hoa cúng dường. Trong nước có hai tòa thành là: Cù lự tát báng và Tập tệ đa phạt thích từ. Ngài Huyền trang khi sang Ấn độ và lúc trở về nước, đi qua xứ này và rất được nhà vua trọng đãi. [X.Từ ân truyện Q.5; Tục cao tăng truyện Q.2 Đạt ma cấp đa truyện]. CA THẤP DI LA QUỐC Ca thấp di la, Phạm: Kazmìra, Pàli: Kasmìra. Cũng gọi Yết thấp nhĩ la quốc, Ca diếp di la quốc, Ca thất mật quốc. Tên nước xưa ở chân núi Hi mã lạp sơn, vùng đông bắc Kiện đà la thuộc tây bắc Ấn độ, đời Hán của Trung quốc gọi nước này là Kế tân. Dựng nước vào khoảng 2400 năm trước tây lịch, trải qua 47 đời, thì đến vua A dục lên ngôi vua. Vua A dục rất thâm tín phật pháp, xây dựng vô số chùa tháp, đây là kí sự sớm nhất về Phật giáo được ghi chép trong Vương thống sử. Lại theo phẩm Ác hạnh trong kinh Pháp cú thí dụ quyển 2 chép, thì đức Phật từng sai La hán Tu mạn mang tóc và móng của Ngài đến miền nam Kế tân và xây chùa Phật đồ ở trong núi để thờ. Truyền đạo sư Mạt xiển đề (Pàli: Majjhantika) do vua A dục phái đi từng đến Kế tân truyền đạo. Về sau, xứ này bị đặt dưới quyền thống trị của vua nước Kiện đà la là Ca nị sắc ca, nhà vua đã triệu thỉnh 500 vị danh tăng cao đức đến đây biên soạn bộ luận Đại tì bà sa gồm 200 quyển, từ đó, Kế tân đã trở thành trung tâm nghiên cứu A tì đạt ma rất thịnh.Về sau, cũng tại nơi này, có lần Phật giáo đã bị bách hại, rồi lại hưng thịnh để cuối cùng trở thành một đại căn cứ địa của Phật giáo Đại thừa. Trong các kinh điển Đại thừa như kinh Đại tập, kinh Hoa nghiêm, kinh Niết bàn v.v... đều có nói đến tên của nước này. Và trong số các bậc cao tăng thạc đức từ Ca thấp di la đến Trung quốc để tham gia việc dịch kinh, có các ngài: Tăng già đề bà, Tăng già bạt trừng, Phật đà da xá, Câu ma bạt na, Phật đà đa la… v.v... Ngài Huyền trang sang Ấn độ lúc ngài đến Ca thấp di la là năm 630 Tây lịch đối chiếu với những ghi chép trong Vương thống sử thì năm ấy vua Thái tổ Durlabhavardhana của Vương triều Karkoỉađang cai trị Ca thấp di la và ngài Huyền trang đã được nhà vua tiếp đãi rất trọng hậu. Ngài Huyền trang lưu lại đây học tập các bộ luận Câu xá, Thuận chính lí, Nhân minh. Thanh minh v.v…... với Đại đức Tăng xứng. Thời bấy giờ, các nước lân cận như Tăng ha bồ la, Ô lạt thi, Bán nô ta, Hạt ra xà bổ la v.v... đều là thuộc địa của nước Ca thấp di la. Năm Càn nguyên thứ 29 (759) đời vua Túc tông nhà Đường, ngài Ngộ không phụng chiếu đi sứ Kế tân, ngài lưu lại đây bốn năm. Lúc đó xứ này vẫn còn hơn 300 ngôi chùa và vô số tượng tháp. Về sau, các vương triều Utpala (thành lập năm 855), Tiền Lohala (thành lập 1003), Hậu Lohala thành lập năm 1101) nối nhau trị vì nước này. Từ thế kỉ XII, XIII trở về sau, Kế tân hoặc rơi vào tay tín đồ Hồi giáo, hoặc bị Thiếp mộc nhi thôn tính, hoặc bị người A phú hãn thống trị, trải qua nhiều biến thiên để rồi cuối cùng, vào năm 1846, trở thành thuộc địa của người Anh. [X. Tống cao tăng truyện Q.3; Đại đường tây vực kí Q.3; Cổ kim đồ thư tập thành biên duệ điển 53; V. A. Smith: The Early History of India]. (xt. Kế Tân Quốc). CA THI QUỐC Ca thi, Phạm: Kàzi. Tên một nước xưa ở trung Ấn độ, một trong 16 nước lớn ở thời đại đức Phật. Ca thi vốn là tên giống tre ở Tây vực, vì nước này sản xuất nhiều tre nên gọi là Ca thi. Cũng gọi Già thi quốc, Già sí quốc, Ca di quốc, Ca xá quốc, Già xa quốc. Dịch ý là nước cây lau. Nước này ở phía bắc nước Kiều tát la, thủ đô là Bàràịasì, tức là Varanasi hiện nay, thánh địa của Phật giáo và Bà la môn giáo. Trong Đại đường tây vực kí, nước này được gọi là Bà la ni tư quốc. Truyền thuyết nói rằng, ở thời đức Phật Ca diếp,nước này do vua Cấp tì (Phạm: Kiri) cai trị. Vào thời đại đức Phật, Ca thi bị nội thuộc nước Kiêu tát la. Nước này ở quãng đường giữa Kiêu tát la và Ma yết đà mà đức Phật thường qua lại. Ca thi được nổi tiếng nhờ có vườn Lộc dã nơi đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên hóa độ năm vị tỉ khưu. [X. Trường a hàm Q.1 kinh Đại bản; kinh Tăng nhất a hàm Q.1; Tuệ lâm âm nghĩa Q.22; Phiên Phạm ngữ Q.4, Q.8]. CA THIÊN Trời ca nhạc. Phạm: Gìta devatà. Là quyến thuộc của Phong thiên (trời gió) trong Mật giáo. Có tất cả ba vị, hai vị ngồi mé bên trái của Nhạc thiên (trời âm nhạc) ở phía tây trong mạn đồ la Thai tạng giới, một vị ngồi mé ngoài phía bắc của Khẩn na la phương bắc. Trong hai vị ở phía tây, một vị thổi sáo (có thuyết nói thồi kèn), vị kia thổi ống địch (sáo ngang). Hoặc có thuyết bảo vị thổi sáo ngang là Thiên nữ ca hát. Vị ở phía bắc cũng thổi sáo và hợp tấu với Nhạc thiên. Trong các kinh, sớ không thấy lưu chép các vị tôn này, trong mạn đồ la do A xà lê truyền cũng không thấy. Có lẽ đã do đời sau theo ý muốn của A xà lê mà thêm vào chăng? [X. Thanh long tự nghi quĩ; Chư thuyết bất đồng kí Q.10; Thai tạng giới thất tập Q.hạ ]. CA TÌ ĐÀ THỤ Cây Ca tì đà. Ca tì đà, Phạm: Kapittha, hoặc Kapitthaka; Pàli: Kapiỉỉha, Kavittha, Kapitthaka. Cũng gọi Ca ti tha thụ, Kiếp tỉ đà thụ,Kiếp bỉ tha thụ, Kiếp tất tha thụ, Kha tất tha thụ, Ca tì đà la thụ. Dịch là cây lê. Kinh Tạp a hàm quyển 26 (Đại 2, 190 thượng), nói: Có năm loại cây to, giống thì rất nhỏ mà cây thì phát triển to lớn, cành lá um tùm, che rợp hết các cây nhỏ, làm cho chúng không lớn lên được. Năm loại cây ấy là: cây kiện già na, cây ca tì đa la, cây a thấp ba tha, cây ưu đàm bát la và cây ni câu lưu tha’’. Tên khoa học: Feronia elepantum, tiếng Anh gọi là elephant apple (táo voi), cũng gọi wood apple (táo rừng). Loại cây cao nhỏ rụng lá, lá sinh đôi, hình trứng, có mùi thơm đặc biệt. Hoa màu đỏ lợt, quả hình cầu, đường kính 3-6 phân, ăn được, cũng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh yết hầu. Gỗ mầu vàng hoặc mầu xám, cứng chắc, có thể dùng cất nhà hoặc làm nông cụ. Loại cây này mọc ở vùng Hi mã lạp sơn, địa phương Ngũ hà (Punjab) và Tích lan v.v... [X. luật Ma ha tăng kì Q.34; Đại đường tây vực kí Q.2; Huyền ứng âm nghĩa Q.11].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Hạnh phúc khắp quanh ta


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.187.199 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...