Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai.
(We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm.
(Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu.
(Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai.
(Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn.
(Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: biệt giáo
KẾT QUẢ TRA TỪ
biệt giáo:
(別教) I. Biệt giáo. Một trong bốn giáo hóa pháp: Tạng, Thông, Biệt, Viên do tông Thiên thai thành lập. Biệt giáo tuyên nói ý chỉ trong các kinh Đại thừa riêng cho hàng Bồ tát, như kinh Hoa nghiêm v.v... Riêng đối với hàng Bồ tát, Biệt giáo nói hằng sa lí Tục đế, như dùng đạo chủng trí dứt trừ ba hoặc trần sa, kiến tư, vô minh (Kiến tư , vô minh thuộc ngoài ba cõi), tu các hạnh ba la mật tự hành hóa tha (tu cho mình hóa độ người khác), lập các ngôi Tam hiền, Thập thánh, lấy định vị như kim cương của đạo vô ngại làm nhân, lấy bốn đức Niết bàn (thường lạc ngã tịnh) của đạo giải thoát làm quả. Giáo này không làm lợi ích chung cho hai thừa Thanh văn, Duyên giác, mà chỉ làm lợi ích riêng cho hàng Bồ tát, vì thế gọi là Biệt giáo (giáo pháp riêng biệt). Lại vì nó không chung với hai thừa nên gọi là Bất cộng giáo (giáo pháp không chung). Trong bốn giáo hóa pháp, Biệt giáo là sự giáo thuộc ngoài ba cõi, cho nên tuy rõ thực tướng Trung đạo, nhưng lí Đãn trung không viên dung tương tức, mà cần phải theo thứ lớp tu ba quán Không Giả Trung, theo thứ lớp chiếu lí ba đế, thứ lớp qua 52 giai vị, thứ lớp phá ba hoặc kiến tư, trần sa và vô minh, để thứ tự được ba trí: Nhất thiết trí, Đạo chủng trí và Nhất thiết chủng trí. [X. Quán âm huyền nghĩa Q.hạ; Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.1 phần dưới, Q.2 phần dưới đến Q.5;Tứ niệm xứ Q.3, Q.4; Tứ giáo nghĩa Q.2, Q.3; Thiên thai tứ giáo nghi tập chú Q.hạ; Thiên thai bát giáo đại ý; Chỉ quán phụ hành truyền hoằng huyết Q.6 phần 4]. (xt. Hóa Pháp Tứ Giáo). II. Biệt giáo. Từ gọi tắt của Biệt giáo nhất thừa do tông Hoa nghiêm thiết lập. Giáo nghĩa Nhất thừa của Hoa nghiêm khác biệt với căn cơ tam thừa, mà chỉ thích hợp với căn cơ Đại thừa viên đốn, vì thế nên gọi là Biệt giáo nhất thừa. (xt. Đồng Biệt Nhị Giáo).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Rộng mở tâm hồn
Cảm tạ xứ Đức
Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
Kinh Bi Hoa
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.162.155 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...