Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: biệt giải tứ loại thập như thị »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: biệt giải tứ loại thập như thị








KẾT QUẢ TRA TỪ


biệt giải tứ loại thập như thị:

(別解四類十如是) Giải thích riêng biệt bốn loại Thập như thị. Nghĩa là từ bốn phương diện (bốn chủng loại lớn) của thập pháp giới, Phật giới, Li hợp, Vị thứ v.v... mà phân biệt giải thích thực tướng các pháp đều có đủ 10 thứ như thị. Đây là thuyết do ngài Trí khải tông Thiên thai lập ra. Kinh Pháp hoa quyển 1 phẩm phương tiện có nêu ra mười thứ Như thị để hiển bày nghĩa thực tướng của các pháp, gọi là Thập như thị. Nhưng trong kinh chưa giải nói rõ chi tiết Thập như thị là thế nào. Vấn đề này sau cũng có nhiều nhà giải thích, trong đó, các ngài Pháp dao đời Lưu Tống, Huyền sướng đời Tiêu Tề và Pháp vân đời Lương là trọng yếu hơn cả. Tuy nhiên ngài Trí khải cho rằng những điều mà các vị nêu trên giảng giải vẫn chưa đầy đủ, nên ngài mới soạn bộ Pháp hoa văn cú, trong đó ngài chia làm bốn loại lớn để giải thích lại về Thập pháp giới, Phật giới v.v..., gọi là Biệt giải tứ loại. Cứ theo Pháp hoa văn cú quyển 3 phần dưới, thì bốn loại Thập như thị được giải thích như sau : I. Thập pháp giới: tất cả các loài chúng sinh trong mười pháp giới được rút lại thành bốn loại; mỗi loại đều có mười như thị khác nhau: 1. Mười như thị chung cho bốn ngả ác: Địa ngục, quỷ đói, súc sinh, Tu la... a. Chúng sinh trong bốn ngả ác rơi vào chỗ bất như ý, thường ở trong chỗ tướng ác và chỗ không vừa ý, khổ tướng này là Như thị tướng (tướng như thế đó) của bốn ngả ác. b. Loại chúng sinh này thường có đủ các thói quen xấu ác, dường như sinh ra đã thành rồi, không thay đổi được, đó là Như thị tính. c. Sắc, tâm thô lỗ xấu ác của chúng sinh này khó có thể điều phục, đó là Như thị thể. d. Chúng sinh trong địa ngục thường chịu nỗi khổ núi dao nhọn, vạc dầu sôi; chúng sinh quỉ đói thường chịu nỗi khổ nuốt viên sắt nóng, lớn ăn bé, khỏe hiếp yếu, rắn, cá cắn lẫn nhau, hoặc kéo xe chở nặng, tất cả đều bởi nghiệp lực mang lại, đó là Như thị lực. đ. Thân, miệng, ý của chúng sinh thường hay tạo tác các nghiệp ác, đó là Như thị tác. e. Các nghiệp ác hữu lậu mà chúng sinh đã tạo tác là nguyên nhân khiến chúng sinh phải chịu quả báo ác; đó là Như thị nhân. g. Các phiền não yêu đương, đắm đuối v.v... trở thành trợ nhân giúp thêm cho việc hình thành nghiệp ác hữu lậu, đó là Như thị duyên. h. Chúng sinh đa dâm chịu thân địa ngục, thấy các loại khổ cụ (dụng cụ tra tấn) lại cho đó là cảnh dâm dục mà khởi tâm yêu đương đắm đuối, đó là Như thị quả. i. Chúng sinh nhiều tham muốn đã rơi vào địa ngục, vào cảnh dâm dục như vừa nói ở đoạn trên, chịu quả báo như nằm giường sắt, ôm cột đồng, đó là Như thị báo. k. Những điều được trình bày trên đây, lấy Như thị tướng làm gốc, Như thị báo làm ngọn, chín Như thị đều là lí mầu nhiệm cuả thực tướng ba đế, tất cả đều không khác mười Như thị của Phật giới, đó là Như thị bản mạt cứu kính đẳng. 2. Mười Như thị chung cho cả hai ngả thiện người và trời a. So với đường ác thì tướng của người trời tự nhiên thanh khiết tốt đẹp hơn, đó là Như thị tướng. b. Những pháp lành mà họ làm ra thuộc tính thiện, đó là Như thị tính. c. Sắc, tâm của họ có thể gọi là yên vui ổn đáng, đó là Như thị thể. d. Họ giữ được năm giới, làm mười điều thiện, đáng được nhận làm pháp khí, đó là Như thị lực. đ. Tất cả hành vi tạo tác của họ có thể dùng để ngăn điều ác làm điều thiện, đó là như thị tác. e. Nghiệp lành như năm giới, mười thiện mà họ giữ gìn và thực hành là những nhân tố mang lại quả báo thiện ở đời sau, đó là Như thị nhân. g. Đã lấy nghiệp thiện làm nhân, lại lấy ái, thủ của tính thiện làm trợ nhân, giúp thêm cho việc hình thành nghiệp thiện, đó là Như thị duyên. h. Họ có thể nhậm vận tự tại mà sinh tâm thiện, đó là như thị quả. i. Nhờ nghiệp thiện cảm được, tự nhiên hưởng thụ sự yên vui của người, trời, đó là Như thị báo. Theo đó có thể biết tướng như thị, tính như thị v.v... của hết thảy người, trời đều là thực tướng, đó là Như thị bản mạt cứu kính đẳng. 3. Mười như thị chung cho hai thừa Thanh văn, Duyên giác. a. Hai thừa đã xa lìa sống chết, chứng được Niết bàn, đó là Như thị tướng. b. Đã thoát khỏi được trói buộc của chướng phiền não, cho nên được tính vô lậu, đó là Như thị tính. Lậu là tên khác của phiền não. c. Có đủ năm phần pháp thân hữu vi vô lậu, đó là Như thị thể. d. Hay chiết phục phiền não, là bậc có đạo đức cao, có thể ra khỏi ba cõi, đó là Như thị lực. đ. Vì muốn đạt đến Niết bàn mà tinh tiến siêng tu 37 phẩm trợ đạo, đó là Như thị tác. e. Có đủ chính trí vô lậu, đó là Như thị nhân. g. Có các duyên lành làm trợ nhân giúp cho đạo nghiệp thêm lớn, đó là như thị duyên. h. Nhờ những nhân lành duyên lành ấy mà tu thành bốn quả sa môn, đó là Như thị quả. i. Nhờ duyên lành, nghiệp lành mà xa lìa phần đoạn sinh tử trong ba cõi, cảm được Biến dịch sinh tử ngoài ba cõi, đó là Như thị báo. k. Cứ theo đó có thể biết, tướng như thị, tính như thị v.v... của tất cả hai thừa đều là thực tướng, đó là Như thị bản mạt cứu kính đẳng. 4. Mười như thị chung cho Bồ tát và Phật giới. a. Bồ đề sẵn đủ của các ngài là Duyên nhân mở tỏ chính tính, giúp cho việc thành phật, đó là Như thị tướng. b. Trí tuệ các ngài là Liễu nhân soi rõ lí và trí, hiển phát pháp thân, đó là Như thị tính.c. Lí thể các ngài vốn đầy đủ, không nhờ tu hành, lí thể ấy là Chính nhân thành tựu quả Phật, đó là Như thị thể. d. Có đủ vô lượng bốn thệ nguyện rộng lớn, đó là Như thị lực. đ. Dùng vô lượng sáu độ muôn hạnh hóa độ chúng sinh, đó là Như thị tác. e. Lấy trí tuệ trang nghiêm không thể nghĩ bàn làm nghiệp nhân cho quả báo vị lai, đó là Như thị nhân. g. Lấy các thứ phúc đức trang nghiêm làm trợ duyên giúp cho đạo nghiệp thêm lớn, đó là Như thị duyên. h. Nhờ nghiệp nhân, trợ duyên mà chứng được quả bồ đề, đó là Như thị quả. i. Chứng vào giải thoát rốt ráo, được đại Niết bàn, đó là Như thị báo. k. Căn cứ vào đó mà biết tướng như thị, tính như thị, thể như thị v.v... của Bồ tát và Phật đều là thực tướng, đó là Như thị bản mạt cứu kính đẳng. II. Phật giới mười như thị: 1. Như thị tướng: chỉ cho muôn điều thiện mà chư Phật đã làm, các điều thiện này cũng chính là Duyên nhân trong ba nhân Phật tính. 2. Như thị tính: chỉ cho trí tuệ nội chiếu (soi bên trong) chứa trong tính Phật; trí tuệ này cũng tức là Liễu nhân trong ba nhân Phật tính. 3. Như thị thể: chỉ cho lí thể của chư Phật trong mười phương tức là tâm tự tính trong sạch. Lí thể này cũng tức là Chính nhân trong ba nhân Phật tính. 4. Như thị lực: chỉ cho thiện căn từ bi của tâm bồ đề mà chư Phật đã có đủ. 5. Như thị tác: chỉ cho lực dụng hiển hiện một cách tự nhiên không cần tạo tác trong sự nhậm vận tự tại của chư Phật. 6. Như thị nhân: tất cả những hạnh chư Phật đã tu ở các kiếp trước đều trở thành nghiệp nhân hiện tại. 7. Như thị duyên: hết thảy thiện duyên đều trở thành trợ duyên giúp cho đạo bồ đề của chư Phật thêm lớn. 8. Như thị quả: chỉ cho quả Diệu giác nhờ vô lượng kiếp quá khứ tu hành chân thực mà đạt được. 9. Như thị báo: chỉ cho đại niết bàn chư Phật đã chứng được. 10. Như thị bản mạt cứu kính đẳng: trong chín thứ như thị nói ở trên, từ Phật tướng phi bản phi mạt (chẳng phải gốc chẳng phải ngọn) cho đến Phật báo là phép Quyền (phép tạm thời) do chư Phật tự làm, còn cứu kính đẳng phi đẳng phi bất đẳng (chẳng phải bằng nhau chẳng phải chẳng bằng nhau) là phép Thực (phép chân thực) của chư Phật tự làm; như vậy là quyền thực tương tức, bình đẳng không hai, đó là Như thị bản mạt cứu kính đẳng của chư Phật. III. Li hợp. Chẳng hạn như đem pháp Quyền và Thực do Phật tự làm và giáo hoá người khác mà bàn về thực tướng các pháp thì: 1. Nếu đứng về phương diện theo ý mình mà nói, thì Thập giới, Thập như được quán chiếu trong tâm Phật đều là tướng vô thượng, tính vô thượng đến quả báo vô thượng; đó tức là Thập như thị của pháp giới Phật duy nhất; giống như biển cả có thể chứa nước trăm sông, cũng tức là Quyền, Thực tự làm. 2. Nếu đứng về phương diện theo ý người khác mà nói, thì có Thập như thị của chín giới, đó tức là Quyền, Thực giáo hóa người khác. 3. Nếu đứng về phương diện theo mình, người mà nói, thì trong Quyền tự mình làm gồm có Thực, trong Thực giáo hóa người khác gồm có Quyền. Bởi thế nên biết, nếu đứng trên quan điểm li hợp mà giải thích rõ chân nghĩa của thực tướng các pháp, thì Thập như thị, nếu mở rộng ra (li) là vô lượng thập như, còn nếu gộp lại (hợp) thì là thập như duy nhất. Tuy nhiên, cái lí này chẳng phải dùng trí lực tầm thường của người ta mà hiểu biết được, chỉ có Phật mới biết được một cách cùng tột. IV. Theo thứ tự tu hành. Dùng Thập như để hiển bày quá trình tu hành hướng thượng: 1. Như thị tướng: tất cả chúng sinh đều có thực tướng bản lai, tức là tướng mạo của Như lai tạng. 2. Như thị tính: chỉ cho trí tuệ tính đức. 3. Như thị thể: là lí của ba đức pháp tính trung đạo, lí này thông cả mười giới. Ba thứ Tướng, Tính, Thể nói trên đây, theo thứ tự là ba nhân của tính đức (là đức không nhờ tu hành mà khi sinh ra đã có rồi), cũng tức Duyên nhân, Liễu nhân, Chính nhân của ba nhân Phật tính, tương đương với Lí tức kiêm Danh tự tức. 4. Như thị lực, Như thị tác, là nghiên cứu và tu hành ba đức về tính cụ mà vào ngôi Thập tín Tương tự tức. 5. Như thị nhân, Như thị duyên, là vào 41 ngôi từ Sơ trụ trở lên. 6. Như thị quả, Như thị báo, chỉ cho sự tu hành đến quả vị Phật địa. Lực và tác, nhân và duyên, quả và báo nói ở trên, là ba nhân tu đức (đức nhờ tu hành mà được). 7. Như thị bản mạt cứu kính đẳng, lấy ba đức tính cụ làm gốc (bản), lấy ba đức do tu hành mà hiển bày làm ngọn (mạt), từ đầu đến cuối đều gọi là ba đức, đó là cứu kính đẳng. Cứ theo Pháp hoa kinh huyền nghĩa quyển 3 phần trên nói, thì Thập như cùng nghĩa với Lục cảnh: Thập nhị nhân duyên,Tứ đế, Tam đế, Nhị đế, Nhất đế,Vô đế, chỉ khác nhau ở chỗ mở rộng ra hay gộp chung lại mà thôi. Chẳng hạn như bàn về sự mở rộng ra và gộp chung lại của Thập như và Tứ đế thì: Khổ đế, Tập đế của Tạng giáo, Thông giáo là Thập như của sáu đường, tức khổ là Như thị thể, Như thị quả, Như thị Báo; Tập là như thị tướng, Như thị tính, Như thị lực, Như thị tác, Như thị nhân, Như thị duyên. Diệt đế, Đạo đế là Thập như của Nhị thừa, Bồ tát giới; tức Diệt là như thị thể, Như thị quả, Như thị báo; Đạo là Như thị tướng, Như thị tính, Như thị lực, Như thị tác, Như thị nhân, Như thị duyên. Còn Khổ đế, Tập đế của Biệt giáo, Viên giáo là Thập như của Biến dịch sinh tử ngoài ba cõi của Tứ thánh; tức Khổ là Như thị thể, Như thị quả, Như thị báo; Tập là Như thị tướng, Như thị tính, Như thị lực, Như thị tác, Như thị nhân, Như thị duyên; Diệt đế, Đạo đế là Thập như của Niết bàn, tức Diệt là pháp thân thường trụ Như thị thể, Như thị quả, Như thị báo; Đạo là bát nhã giải thoát Như thị tướng, Như thị tính, Như thị lực, Như thị tác, Như thị nhân, Như thị duyên. Lại cứ theo Pháp hoa kinh huyền nghĩa quyển 5 phần dưới nói, thì Thập như cùng nghĩa với tam quĩ (ba phép tắc) đó là: 1. Như thị thể nếu là chủ chất thì tức là Chân tính quĩ. 2. Như thị tính nương bên trong, Như thị lực là Liễu nhân, Như thị nhân là Tập nhân, Như thị quả là Tập quả. Bốn thứ trên đây là Quán chiếu quĩ. 3. Như thị tướng nương bên ngoài, Như thị tác là siêng tu muôn hạnh, Như thị duyên là báo nhân, Như thị báo là Báo quả. Bốn thứ trên đây là Tư thành quĩ. 4. Như thị bản mạt cứu kính đẳng nếu đứng về phương diện không mà nói thì là quán chiếu quĩ; đứng về phương diện giả mà nói thì là Tư thành quĩ; Còn đứng về phương diện Trung mà nói thì là Chân tính quĩ. Ngoài ra cứ theo Pháp hoa kinh huyền nghĩa quyển 2 phần trên nói, thì Thập như thị trong kinh Pháp hoa có ba cách đọc quay chuyển như sau: 1. Thị tướng như, Thị tính như, cho đến Thị báo như, chuyển làm nghĩa tức không trong ba đế. 2. Như thị tướng, Như thị tính, cho đến Như thị báo, chuyển thành nghĩa tức giả. 3. Tướng như thị, Tính như thị, cho đến Báo như thị, chuyển làm nghĩa tức trung. [X. luận Pháp hoa Q.hạ; Pháp hoa kinh huyền tán Q.3; Pháp hoa nghĩa sớ Q.4 phần trên]. (xt. Thập Như Thị, Thông Giải Thập Như Thị).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Đường Không Biên Giới


Kinh Di giáo


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.218.215 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...