Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bát nhã »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bát nhã








KẾT QUẢ TRA TỪ


bát nhã:

(般若) Phạm: Prajĩà. I. Bát nhã. Cũng gọi ba nhã, bát la nhã, bát lạt nhã. Dịch ý là tuệ, trí tuệ, minh, hiệt tuệ (tuệ sáng). Tức là trí tuệ chân thực nhờ tu tâm chính đạo và các ba la mật mà phát được. Trí tuệ cao sâu, thấy suốt hết thảy sự vật và đạo lý, thì gọi là Bát nhã. Để đạt đến chỗ cùng tột rốt ráo và trọn vẹn, Bồ tát phải tu sáu hạnh, gọi là sáu ba la mật. Trong đó, Bát nhã ba la mật (trí tuệ ba la mật), được coi là mẹ của chư Phật, trở thành căn cứ cho năm ba la mật kia và chiếm địa vị trọng yếu nhất. Nói về chủng loại, thì Bát nhã có hai loại, ba loại, năm loại khác nhau. Về hai loại thì có ba bát nhã sau đây : 1. Cộng bát nhã và Bất cộng bát nhã. Cộng bát nhã tức là bát nhã nói chung cho cả Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát. Còn Bất cộng bát nhã thì chỉ là bát nhã nói riêng cho hàng Bồ tát. 2. Thực tướng Bát nhã và Quán chiếu bát nhã. Thực tướng bát nhã là cái tướng chân thực tuyệt đối của hết thảy sự tượng do trí tuệ bát nhã soi rọi. Đây tuy không phải là bát nhã, nhưng có thể khơi nguồn cho bát nhã nên gọi là Bát nhã. Quán chiếu Bát nhã là trí tuệ hay soi rọi tướng chân thực tuyệt đối của tất cả các pháp. 3. Thế gian bát nhã và Xuất thế gian bát nhã. Thế gian bát nhã tức là bát nhã thế tục, tương đối. Xuất thế gian bát nhã tức là bát nhã siêu thế tục, tuyệt đối. Về ba loại bát nhã, nếu thêm Phương tiện bát nhã hoặc Văn tự bát nhã vào Thực tướng và Quán chiếu, thì gọi là ba bát nhã. Phương tiện bát nhã là dùng trí tương đối mà suy luận phán đoán để thấy rõ sự khác nhau giữa các pháp. Còn Văn tự bát nhã là các kinh điển Bát nhã bao hàm cả Thực tướng và Quán chiếu bát nhã. Về năm loại bát nhã, nếu thêm Cảnh giới bát nhã (tất cả các pháp đối tượng khách quan của trí tuệ bát nhã) và Quyến thuộc bát nhã (các phương pháp tu hành, đi đôi với bát nhã để giúp đỡ sáu ba la mật) vào Thực tướng, Quán chiếu và Văn tự, thì gọi là năm bát nhã. II. Bát nhã(734-?). Vị tăng dịch kinh ở đời Đường. Cũng gọi Bát lạt nhã. Người nước Ca tất thí (Kế tân) thuộc miền bắc Ấn độ, họ Kiều đáp ma. Bảy tuổi xuất gia, hai mươi tuổi thụ giới Cụ túc. Hai mươi ba tuổi đến chùa Na lan đà ở trung Ấn độ, theo các ngài Trí độ, Tiến hữu, Trí hữu v.v... học tập nghiên cứu Duy thức, Du già, Trung biên, kinh Kim cương, Ngũ minh v.v... Sau đáp thuyền đi khắp các nước vùng biển Nam. Năm Kiến trung thứ 2 (781) đời vua Đức tôn nhà Đường, sư đến Quảng châu, rồi từ đó vào Trường an. Năm Trinh nguyên thứ 4 (788), sư dịch kinh Đại thừa lí thú lục ba la mật đa 10 quyển, năm sau, lại dịch phần chân ngôn ấn khế và pháp môn trong kinh ấy. Năm Trinh nguyên thứ 6, tháng 7 sư vâng lệnh vua đi sứ nước Ca thấp di la. Sau đó, sư được vua ban danh hiệu Bát nhã tam tạng và áo đỏ. Về sau, sư dịch lại các kinh Bát nhã ba la mật đa tâm, Hoa nghiêm (bản 40 quyển), Đại thừa bản sinh tâm địa quán, Thủ hộ quốc giới chủ đà la ni v.v... Sư tịch ở Lạc dương, được an táng tại gò phía tây Long môn, không rõ tuổi thọ. [X. Tống cao tăng truyện Q.2, Q.3; Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục Q.17].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.180.244 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...