Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bản giác »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bản giác








KẾT QUẢ TRA TỪ


bản giác:

(本覺) Chỉ tính giác sẵn có. Đối lại với Thủy giác. Trải qua sự tu tập hậu thiên, lần lượt phá trừ những mê hoặc từ vô thủy đến nay, dần dần hiểu biết mà mở tỏ được nguồn tâm tiên thiên, như thế gọi là Thủy giác; còn cái giác thể tiên thiên vốn có mà bản tính nó từ xưa đến nay vẫn trong sạch sáng suốt, không bị phiền não mê vọng nhiễm ô chi phối, ảnh hưởng, thì gọi là Bản giác. Tư tưởng hai giác Bản, Thủy, trong luận Đại thừa khởi tín của Hiển giáo, luận Thích Ma ha diễn của Mật giáo và trong giáo nghĩa của tông Thiên thai Nhật bản đều có trần thuật về nghĩa, nhưng về ý thú thì lại bất nhất. Nay thuật khái quát như sau: I. Thuyết của luận Đại thừa khởi tín: chủ trương vạn hữu đều về một tâm, và trong một tâm lập thành Tâm chân như môn, và Tâm sinh diệt môn, . 1. Đứng về mặt Tâm chân như môn mà nói, thì tâm là sự tồn tại trong sạch tuyệt đối chẳng hai, siêu việt tất cả tướng sai biệt, vốn không có cái tên Bản giác, Thủy giác. 2. Nếu đứng về mặt Tâm sinh diệt môn mà nói, thì vô thủy đến nay, tâm bị vô minh làm nhơ nhuốm, nên sinh ra các tướng sai biệt, vì vậy, trong thức Alêda mới có Bản giác, Thủy giác khác nhau. Chân như gặp duyên vô minh mà sinh khởi các hiện tượng mê vọng, trong mê vọng, tâm hoàn toàn mờ mịt chẳng biết, gọi là Bất giác; nhưng cái bản tính giác thể của tâm không hề bị thương tổn, vẫn thường đủ tướng bình đẳng và bao hàm cái đức đại trí tuệ sáng suốt, là cái thể thanh tịnh, xa lìa tất cả tâm niệm sai biệt của thế tục, tức là tính giác ngộ sẵn có, cho nên gọi là Bản giác. Tâm đã bị vọng nhiễm, nếu biết dựa vào sức huân tập của chân tâm bản giác bên trong (tác dụng của bản giác bên trong, gọi là bản giác nội huân) và sức huân tập bên ngoài (tức chỉ giáo pháp làm trợ duyên bên ngoài) mà phát tâm tu hành, thì có thể dần dần đánh thức tính giác, xa lìa vô minh, tìm về bản chân, đến lúc dứt hết vọng nhiễm bất giác mà hợp làm một với bản giác để trở thành cái đại giác Thủy, Bản chẳng hai, đó tức là cảnh giới đồng với chư Phật. Quá trình từ lúc bắt đầu phát tâm tu hành cho đến giai đoạn đạt được trí tuệ trở thành đại giác ấy, gọi là Thủy giác. Về mối quan hệ và tác dụng hỗ tương giữa Bản giác và Thủy giác nói trên đây, trong Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí quyển 3, ngài Pháp tạng đã bàn một cách khá rõ ràng và qui kết là: y vào Bản giác mà sinh Bất giác, y vào Bất giác mà khởi Thủy giác, lại y vào Thủy giác mà phá trừ Bất giác để trở về tính thể Bản giác. Như thế thì biết, hai giác Thủy, Bản tuy có mối quan hệ tương đối, nhưng Thủy giác rốt ráo cũng đồng như Bản giác, cho nên, Thủy, Bản chẳng phải hai mà tuyệt đối bình đẳng, và toàn nhiên siêu việt phạm vi của tính đối lập. Nếu phối với các loại giai đoạn tu hành của Bồ tát Đại thừa, thì có thể chia Thủy giác làm bốn vị thứ: a. Bất giác....., chỉ những người thuộc giai vị Thập tín (vị Ngoại phàm), tuy đã biết cái nhân của nghiệp ác sẽ đưa đến quả khổ, đồng thời, đã xa lìa nghiệp ác, nhưng vẫn chưa sinh khởi trí đoạn hoặc, cho nên gọi là bất giác. b. Tương tự giác , chỉ những người Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác và các Bồ tát giai vị Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng..., tuy đã xa lìa ngã chấp, hiểu rõ lí Ngã không, nhưng vẫn chưa lìa bỏ được niệm phân biệt pháp chấp, đối với lí chân như, chỉ mới được cái pháp vị phảng phất ang áng như thế thôi, cho nên gọi là Tương tự giác. c. Tùy phần giác........, chỉ các Bồ tát từ Sơ địa trở lên đến Cửu địa, đã xa lìa pháp chấp, biết rõ lí tất cả pháp đều do nơi tâm thức biến hiện; đối với lí chân như Pháp thân, có thể tùy sự tu chứng từng cảnh địa chuyển lên, cứ mỗi địa ngộ thêm được một phần lí chân như, cho nên gọi là Tùy phần giác. d. Cứu kính giác........, chỉ các Bồ tát Thập địa, đã hoàn thành nhân hành, dùng trí tuệ một niệm tương ứng, biết rõ nguồn gốc đầu tiên của tâm, đồng thời, xa lìa những niệm nhỏ nhiệm và thấy suốt tâm tính, cho nên gọi là Cứu kính giác. Từ đó đến quả Phật thì thành tựu được đại giác Thủy, Bản chẳng hai, tuyệt đối bình đẳng. Bốn giai vị kể trên được gọi là Thủy giác tứ vị, hoặc là Phản lưu (ngược dòng) tứ vị. Bởi vì, cái dòng trôi chảy của mê giới không ngoài các tướng sinh, trụ, dị, diệt của tâm chúng sinh, theo nghĩa ấy, do thứ tự phản lưu hoàn diệt, tức theo thứ tự ngược lên mà hiểu bốn tướng, cho nên được bốn vị. Tức Bất giác là hiểu biết được tướng diệt của tâm chúng sinh, Tương tự giác là hiểu được tướng dị của tâm, Tùy phần giác là hiểu được tướng trụ của tâm, cho đến Cứu kính giác là biết được tướng sinh của tâm. Cái gọi là ngược dòng, tức là ngược dòng sống chết mà hướng tới cái phương hướng trở về diệt của Bồ đề giác ngộ. Lại về tướng của Bản giác, có thể dùng hai nghĩa tùy nhiễm và tính tịnh để thuyết minh, về mặt tác dụng, thì dùng Tùy nhiễm bản giác để thuyết minh, về mặt thể đức, thì dùng Tính tịnh bản giác để thuyết minh. a. Tùy nhiễm bản giác..........., dựa vào phiền não nhiễm ô để nói rõ cái tác dụng của Bản giác, lại chia làm hai: một là tướng trí tịnh, tức y vào trí tuệ Thủy giác mà dứt hết vọng nhiễm bất giác để trở về tướng Bản giác xưa nay vốn trong sạch, gọi là Trí tịnh tướng; hai là tướng nghiệp bất tư nghị, tức đã khôi phục Thủy giác, dứt hết vọng nhiễm mà hiện tính đức Bản giác, rồi tùy căn khí của chúng sinh mà tương ứng một cách tự nhiên để làm các việc lợi tha, không gián đoạn. b. Tính tịnh bản giác............, tức là thể Bản giác, tính nó xưa nay vốn thanh tịnh, hiển hiện vô hạn tác dụng. Nếu dùng gương để thí dụ, thì có thể chia làm bốn cái gương để nêu tỏ bốn nghĩa lớn của Tính tịnh bản giác. Đó là: a. Như thực không kính , có nghĩa cũng như mặt gương sạch trống không, chẳng phản chiếu bất cứ vật gì bên ngoài, tâm thể của Tính tịnh bản giác đã tách lìa mọi tâm niệm, tự nó đã xa rời tất cả tướng cảnh giới tương ứng với tâm, rất mực thanh tịnh. b. Nhân huân tập kính, có nghĩa cũng như mặt gương chẳng không, phản chiếu tướng cảnh giới một cách như thực; tính nó chẳng ra, chẳng vào, không mất, không hoại, tâm thể thường trụ, là tính chân thực của hết thảy pháp, tự nó lại đầy đủ tính công đức vô lậu, dùng tính công đức vô lậu ấy làm nhân,.. để huân tập chúng sinh, vì thế gọi là Nhân huân tập kính.c. Pháp xuất li kính , có nghĩa cũng như lau hết bụi bậm khiến mặt gương trắng sạch, tính giác đã từ trong phiền não chướng, trí chướng thoát ra rồi thì tách lìa cái tướng nhiễm tịnh hòa hợp, chỉ còn thuần là sáng láng trong sạch, cho nên gọi là Pháp xuất li kính. d. Duyên huân tập kính , có nghĩa cũng như mặt gương đã được lau sạch bụi bậm rồi, người ta có thể dùng để soi muôn tượng, trí tính Bản giác đã thuần tịnh, tức có thể soi khắp tâm chúng sinh mà tùy niệm thị hiện, trở thành sức duyên ngoài huân tập chúng sinh siêng tu thiện căn, phát khởi trí Thủy giác, cho nên gọi là Duyên huân tập kính. Trên đây dùng gương để thí dụ bốn nghĩa lớn của Tính tịnh bản giác, gọi tắt là bốngương. Trong đó, cái ý trong hai gương trước cho biết Bản giác còn tại triền, (còn bị trói buộc). Triền, hàm ý là phiền não trói buộc. Tại triền, có nghĩa là, tâm tự tính thanh tịnh Như lai tạng còn ẩn mất trong phiền não trói buộc, ngược lại, từ trong sự trói buộc thoát ra mà hiển hiện Pháp thân, thì gọi là Xuất triền, . Là vì Bản giác tuy bị phiền não trói buộc, nhưng tự tính nó trước sau vẫn thanh tịnh vô nhiễm. Luận Đại thừa khởi tín, khi giải thích về Tâm chân như môn, đặc biệt nêu hai nghĩa Như thực không và Như thực bất không, cũng giống như thế, Bản giác tại triền cũng có hai nghĩa Không (về mặt lìa tướng) và Bất không (về mặt đầy đủ các công đức). Cái ý trong hai gương sau cho biết Bản giác đã Xuất triền, có nghĩa là Bản giác đã tách rời phiền não cấu nhiễm mà thuần là trong sạch sáng láng, đồng nghĩa với trí tịnh tướng và bất tư nghị nghiệp tướng của Tùy nhiễm bản giác. Còn chia làm hai gương nhân huân và duyên huân, tức chỉ nhân trong và duyên ngoài của việc trở về với trí thể Bản giác; cũng tức là lấy sự tịnh huân của Bản giác bên trong làm nhân mà khởi Thủy giác (nhân huân), đồng thời, Bản giác cũng lại là sức huân duyên ngoài (duyên huân) của sự sinh khởi Thủy giác. [X. kinh Bồ tát địa trì Q.1 phẩm Chủng tính; luận Phật tính Q.2 phẩm Tam nhân; Đại thừa trang nghiêm kinh luận Q.6; Giải thâm mật kinh sớ Q.3; Khởi tín luận sớ bút tước kí Q.3]. II. Thuyết của luận Thích ma-ha-diễn quyển 3. Giác có bốn nghĩa là Bản giác, Thủy giác, Chân như và Hư không, gọi là bốn vô vi; đối với bốn môn này đều chia làm hai thứ Thanh tịnh và Nhiễm tịnh để thuyết minh. Trong đó, Bản giác thanh tịnh, là chỉ Pháp thân từ vô thủy đến nay vốn có vô lượng hằng hà sa số công đức, thường hằng sáng sạch; còn bản giác nhiễm tịnh thì chỉ tâm tự tính thanh tịnh, chịu sự huân tập của vô minh mà trôi dạt trong dòng sống chết. Thủy giác thanh tịnh là chỉ tính trí vô lậu xa lìa hết thảy vô minh, không chịu sự huân tập của vô minh; còn Thủy giác nhiễm tịnh thì chỉ Thủy giác khi chưa được rốt ráo thì vẫn còn bị vô minh huân tập khiến cho ô nhiễm. Vị khai tổ của tông Chân ngôn Nhật bản là Không hải rất coi trọng thuyết của luận Thích ma ha diễn, đã dẫn dụng rất nhiều trong các trứ tác của sư. Do đó, tông Chân ngôn của Nhật bản bèn đứng trên lập trường tất cả sự tồn tại bản lai là Phật mà lập thành chủ trương Bản hữu bản giác môn, và lấy Thai tạng giới làm Bản giác, Kim cương giới làm Thủy giác mà chủ trương thuyết hai bộ Kim cương, Thai tạng Hai mà chẳng Hai. (xt. Tứ Vô Vi). III. Tông Thiên thai Nhật bản: đem hai giác Thủy, Bản và hai môn Bản, Tích trong kinh Pháp hoa kết hợp làm một, gọi Bản môn là pháp môn Bản giác hạ chuyển (từ quả về nhân), Tích môn là pháp môn Thủy giác thượng chuyển (từ nhân vào quả). Vị Khai tổ của tông Thiên thai Nhật bản là Tối trừng, khi đến Trung quốc học Phật (thời nhà Đường), theo học sư Đạo thúy, thừa tập pháp môn Bản giác, lấy Ma ha chỉ quán làm trung tâm mà nghiên cứu học tập các giáo lí Nhất tâm tam quán, Cửu thức tu hành, Tòng quả hướng nhân, Quán tâm vi bản v.v... Tối trừng còn theo sư Hành mãn thừa tập pháp môn Thủy giác, lấy Pháp hoa huyền nghĩa, Pháp hoa văn cú làm trung tâm mà nghiên cứu học tập các giáo lí Tứ giáo ngũ thời, Lục thức tu hành, Tòng nhân hướng quả, Giáo tướng vi bản v.v... Từ thời trung cổ trở đi, dòng Tuệ tâm chuyên truyền bá pháp môn Bản giác, dòng Đàn na thì truyền bá pháp môn Thủy giác.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Đức Phật và chúng đệ tử

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.244.201 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...