Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bán mãn nhị giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bán mãn nhị giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


bán mãn nhị giáo:

(半滿二教) Còn gọi là Bán mãn giáo, Bán mãn nhị tự giáo. Tức nói tắt của Bán tự giáo và Mãn tự giáo. Bán tự, nửa chữ, nguyên là chỉ chữ gốc trong tiếng Phạm, tức là tự mẫu; Mãn tự, cả chữ, thì chỉ văn tự đã được làm thành bởi các tự mẫu tập hợp lại. Luận Tì già la (Phạm:Vyàkaraịa) của Ấn độ cổ đại, là một cuốn sách về văn pháp nổi tiếng, trong năm chương, chương thứ nhất là Tất đàm nêu rõ bán tự giáo của các tự mẫu, còn nếu trao truyền toàn bộ cả năm chương thì thuộc về mãn tự giáo. Trong Phật giáo, ý ấy được chuyển dụng để chỉ chín bộ kinh của Tiểu thừa Thanh văn là Bán tự giáo, và chỉ các kinh điển Phương đẳng Đại thừa là Mãn tự giáo. Sự phân chia hai giáo Bán, Mãn đại khái cũng giống như cách phân loại hai thừa Đại, Tiểu vậy. Bán tự giáo căn cứ theo lời thí dụ trong kinh Niết bàn (bản Bắc) quyển 5 và quyển 8 mà có; kinh Niết bàn chép, cũng như dạy dỗ con trẻ, trước dạy nửa chữ, sau mới dạy cả chữ trong luận Tì già la. Đức Phật cũng thế, trước nói chín bộ kinh Tiểu thừa, sau mới nói các kinh điển Phương đẳng Đại thừa. Ngoài những nghĩa được ghi trên, cứ theo Xuất tam tạng kí tập quyển 1, Niết bàn kinh nghĩa kí quyển 4 phần trên, giải thích là, nói các việc thế gian khiến sinh phiền não, gọi là Bán tự, còn nói các việc xuất thế gian khiến sinh các pháp thiện, gọi là Mãn tự. Xưa nay các sư phần nhiều gọi sự giải thích này là Giáo phán: 1. Tương truyền, Đàm vô sấm đời Bắc Lương và Tuệ viễn đời Tùy, cho tạng Tiểu thừa Thanh văn là Bán tự giáo, tạng Đại thừa Bồ tát là Mãn tự giáo. 2. Do Bồ đề lưu chi đời Bắc Ngụy lập ra, bảo giáo pháp mà đức Phật nói trong khoảng mười hai năm sau khi thành đạo, là Bán tự giáo, còn giáo pháp nói từ mười hai năm trở về sau, là Mãn tự giáo. 3. Trí khải và Khuy cơ cho rằng, ý hai giáo Bán, Mãn tức là hai thừa Đại, Tiểu. 4. Trạm nhiên ở Kinh khê thì đem phối với giáo của Thiên thai, tức ba giáo Tạng, Thông, Biệt là Bán tự giáo, chỉ có Viên giáo là Mãn tự giáo. 5. Luận Niết bàn thì đem hai giáo phối với thuyết Tiệm giáo và Đốn giáo, nhưng Tiệm giáo ở đây là chỉ giáo Thanh văn, mà Đốn giáo là chỉ giáo Niết bàn, chứ không liên quan gì đến giáo pháp đốn tiệm của Thiền tông đời sau. Tóm lại, hết thảy Phật giáo có thể được qui nạp thành hai giáo Bán, Mãn, hai giáo Quyền, Thực (quyền giả giáo và chân thực giáo, tức giáo pháp tạm thời và giáo pháp chân thực), vì thế, toàn bộ giáo thuyết Phật giáo cũng có thể được gọi chung là Bán mãn quyền thực. [X. Hoa nghiêm kinh sớ Q.1; Pháp hoa huyền nghĩa Q.10 phần dưới; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1; Thiên thai tứ giáo nghi tập chú Q.thượng]. (xt. Nhị Giáo, Bán Tự Mãn Tự).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Hai Gốc Cây


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.190.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...