Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bà la môn giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bà la môn giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


bà la môn giáo:

(婆羅門教) (BRAHMANISM) Là tôn giáo Ấn Độ cổ đại lấy giai cấp Bà la môn làm trung tâm mà phát triển. Là giáo phái bắt nguồn từ tín ngưỡng Phệ Đà xưa, hình thành vào khoảng thế kỉ XII trước Tây lịch, tôn sùng Phệ Đà, tin đa thần, tuân thủ chế độ Tứ tính, chủ trương Bà la môn là cao nhất, coi trọng việc tế lễ, kì vọng được sinh lên Niết bàn trên cõi trời, giáo phái này sau diễn tiến thành Ấn Độ giáo. Người Nhã-lợi-an (Aryan) từ miền Trung Á xâm nhập Ấn Độ, định cư tại các địa phương Ngũ hà thuộc miền thượng du sông Ấn Độ, bấy giờ phần lớn là những người sùng bái các thần tự nhiên, tin rằng nhờ ân huệ của nhiều thần mà có thể được hạnh phúc, rồi những lời ca tụng các thần được biên tập thành Lê Câu Phệ Đà (Phạm: Fgveda). Các thần nói trong Lê Câu Phệ Đà được chia làm ba cõi (tam giới) Trời, Hư không và Đất, A Thát Bà Phệ Đà thì lập riêng một cõi gọi là Quang giới (cõi ánh sáng) ở trên ba cõi, mỗi cõi có mười một tầng trời, mà thành là ba mươi ba tầng trời. Do đó, trời trong Bà la môn giáo cũng như trong Phật giáo, không những là chỉ cho thần trời, mà cũng chi thần hư không và thần đất nữa. I. Các thần cõi trời tương đối trứ danh thì có: 1. Đặc Vưu Tư (Phạm:Dyaus), là thần có hình thái nguyên thủy nhất trong dân tộc Nhã Lợi An, đã xuất hiện từ thời đại các dân tộc Ấn - Âu sống chung, là ánh sáng được thần cách hóa. Đối với mẹ đất mà nói thì vị thần này được gọi là cha trời. Hình tượng của thần này là dáng con bò mộng, cùng với đám mây trút mưa xuống cũng được gọi là bò mộng, có quan hệ. 2. Bà Lâu Na (Phạm:Varuịa), là thần mạnh nhất trong thần giới Phệ Đà, có nguồn gốc rất sớm, là thần tư pháp đầy uy quyền, cũng là thần cách hóa của trời, vì thế, lấy trời làm tòa ngồi, lấy thần lửa làm mặt, lấy nữ thần thái dương làm mắt, lấy thần gió làm hơi thở; thần này là đại vương của vũ trụ, là người bảo hộ các qui luật (Phạm: fta). Tư tưởng Chuyển Luân Vương trong Phật giáo tức đã được diễn hóa từ đặc tính của vị thần này. 3. Mật Đặc La (Phạm: Mitra), đại biểu cho ân huệ của Thái dương, nữ thần Tô Lợi Da (Phạm: Sùrya), đại biểu cho sự thị hiện cụ thể của Thái Dương, Sa Du Đặc Lợi (Phạm: Savitf), đại biểu sinh hoạt của Thái Dương, Bố Hàm (Phạm:Pùwan), đại biểu sự dưỡng dục của Thái Dương, Tì Tu Nô Bà (Phạm: Vaiw-ịava), đại biểu sự mọc đằng đông, lên giữa trời và lặn đằng tây của Thái Dương. 4. Ô Xá(Phạm: Uwas), là nữ thần đại biểu lúc mờ mờ sáng, là con gái của thần trời (cha) Đặc Vưu Tư, là em gái của thần đêm Lạp Thoát Li (Phạm: Ràtri), là mẹ của thần ngày Tô Lợi Da. Tuổi tuy đã già, nhưng ngày ngày trẻ lại, mãi như con gái, là nữ thần đẹp nhất trong Phệ Đà. 5. A Tu Vân (Phạm: Azvin), là thần đường biển và thần y dược, cứu vớt loài người một cách phổ biến, nếu người nào bị trôi dạt vào nơi biển cả đen tối thì lập tức có thuyền lớn đến cứu. Lại hay cho người mù được mắt, người gãy chân được chân, người góa vợ được vợ, người góa chồng được chồng. II. Các thần nổi tiếng trong cõi hư không thì có: 1. Nhân Đà La (Phạm: Indra), là thần hùng mạnh nhất trong cõi thần Phệ Đà, là thần cách hóa của sấm sét, thần này xé hông của mẹ là thần mây bò mộng (Phạm: Gfwỉi) mà sinh ra, vừa sinh ra đã hùng dũng, chấn động trời đất, trong tay thường cầm chày kim cương làm vũ khí, vì thế nên còn gọi là Kim Cương Thủ. 2. La Đặc La (Phạm: Rudra), thần cách hóa của sơn lam, chướng khí và điện lực, 3. Mã Nhĩ Thù(Phạm: Muruts), lấy La Đặc La làm cha, bò khỏe (thần mây) làm mẹ, thông thường hoạt động tập thể, hai mươi mốt hoặc một trăm tám mươi, thực ra là thần cách hóa của cuồng phong. 4. Oa Vưu (Phạm: Vàyu), là thần đại biểu cho gió cuốn. 5. Ba Nhĩ Cường Da (Phạm: Parjanya), là thần đại biểu cho mưa rào. III. Các thần nổi tiếng ở cõi đất thì có: 1. A Kì Ni (Phạm: Agni), là thần cách hóa của lửa. 2. Bột Lợi Cáp Tư Phạ Đế (Phạm: Bfhaspati), là thần tế-đàn. 3. Tô Ma (Phạm: Soma), là thần rượu, về sau diễn biến thành thần mặt trăng, trong Lê Câu Phệ Đà có truyền thuyết thần Tô Ma kết hôn với nữ thần Thái Dương Tô Lợi Da. 4. Tát La Tư Phạt Để (Phạm: Sarasvatì), nguyên là nữ thần sông ngòi, hay trừ sự nhơ bẩn cho loài người, cho người ta được giàu có, mạnh mẽ và con cháu. Về sau lại được coi là thần của ngôn ngữ, rồi lại phát triển mà thành vợ của Phạm Thiên, Thiên nữ Cát Tường, Biện Tài Thiên v.v... Ngoài các thần trong ba cõi, còn có thần cách hóa của động vật, như thần ngựa, thần dê hoang, thần lợn (heo) hoang, thần chim, thần rắn v.v...; thần cách hóa thực vật, như Chúa rừng rậm, nữ thần toàn thể rừng rậm. Lại có thần Ma A Tu La (Phạm: Asura), La Sát (Phạm: Rakwas), Tất Xá Già (Phạm: Pizàca). Ngoài ra, kinh điển Phệ Đà cho loài người đều là con cháu của thần, thần tổ chia thành hai cõi là cõi sống và cõi chết; thần tổ cõi sống là Ma Nu (Phạm: Manu), những người chết đầu tiên là hai người anh Da Ma (Phạm: Yama) và em gái Da Di (Phạm: Yamì), thành là thần tổ của cõi chết, cùng với Ma Nu đều do con gái của thần Biến Chiếu Tì Bà Tư Phạt Đặc (Phạm: Vivasvat) và thần Công Xảo, là Sa Lang Vưu (Phạm: Saraịyu) sinh ra, Ma Nu tức là ông tổ đầu tiên của loài người. Cứ theo Nguyên nhân ca trong Lê Câu Phệ Đà chép, thì chủng tính Bà la môn là từ đầu Nguyên nhân Phạm mà sinh ra, chủng tính Sát Đế Lợi từ vai sinh ra, chủng tính Phệ Xá từ bắp vế sinh ra, chủng tính Thủ Đà La từ bàn chân sinh ra, bốn chủng tính này tức là bốn giai cấp lớn: tế sư, vũ sĩ, công thương và nô lệ, và mỗi giai cấp đều đời đời cha truyền con nối. Ở thời đại thần quyền, người trông coi việc tế thần là nhiều quyền lực nhất, dù có là giai cấp vũ sĩ cũng phải tuân theo sự chỉ đạo của thầy tế, đến nỗi người ta tin rằng những kẻ tiên tri tiên giác đều xuất thân từ giai cấp tế sư, rồi dần dần sản sinh quan niệm giai cấp tế sư là quyền uy tối thượng, do đó đã hình thành cái cơ sở giáo chế của Bà la môn giáo. Qui định của Bà la môn giáo là lấy giai cấp Bà la môn làm trung tâm mà thiết lập ba giai cấp kia, xác định chế độ Tứ tính, qui định địa vị và nghĩa vụ của mỗi tính. Trong Tứ tính, giai cấp Bà la môn được coi như thần thánh ưu việt, có đặc quyền chỉ dạy, trao truyền kinh Phệ Đà, và coi các nghi lễ tế tự của họ có thể chi phối vũ trụ vạn tượng. Do đó, Dạ Nhu Phệ Đà (Phạm: Yajurveda) và các loại Phạm Thư (Phạm: Bràhmaịa) lại được biên thành để giải thích nghĩa tế tự và xác lập ba cương lĩnh lớn của Bà la môn giáo: 1. Chủ nghĩa Phệ Đà Thiên Khải, tức cho các điều được ghi chép tường thuật trong bốn Phệ Đà Là do Đại Phạm Thiên mở bày ra. 2. Chủ nghĩa Bà la môn tối thượng, tức là chủng tính Bà la môn là giai cấp cao nhất, không ai hơn. 3. Chủ nghĩa tế tự vạn năng. Những Thánh điển kinh thư (Sùtra) của Bà la môn giáo được thành lập từ khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ II trước Tây lịch, có ba loại liên quan đến Phệ Đà: 1. Pháp kinh (Phạm: Dharma Sùtra), trong đó, ghi chép các qui định về nghĩa vụ xã hội của bốn tính khác nhau và những qui định sinh hoạt hàng ngày. 2. Thiên Khải kinh (Phạm: Zrauta Sùtra), sách đại tế nói rõ các việc mà tế quan trông coi. 3. Gia Đình kinh (Phạm: Gfhya), nói rõ các nghi thức trong gia đình do người gia trưởng thực hành. Đây là chế độ tôn giáo của Bà la môn giáo trong sinh hoạt thực tế, mà sinh hoạt thực tế lấy việc tế lễ làm trọng tâm, mỗi ngày có khóa lễ tế vào giờ nhất định, mỗi tháng có lễ tế đầu tháng và hết tháng, mỗi năm có lệ làm niên tế và nhiều tế lễ bất thường, rồi lại vài năm một lần đại tế. Những nghi thức tế tự, đại thể chia làm ba loại: 1. Gia đình tế, bao gồm các việc thụ thai, sinh nở, đặt tên, dứt sữa, đi chơi, búi tóc, cạo tóc, nhập học, về nhà, kết hôn, tang táng. 2. Cúng dường tế, bao gồm tế đầu tháng, tế cuối tháng, tế lửa, tế tổ tiên, tế lúa mới, tế tháng tư, tế cúng thú. 3. Tô ma tế, ngoài gia đình tế và Cúng dường tế ra, các đại tế khác đều thuộc loại này, như tế khi vua lên ngôi, tế đàn lửa, tế người. Đời xưa dùng người làm vật hy sinh để tế, tế ngựa khi nhà vua mưu việc thôn tính các nước nhỏ lân cận. Người chủ tế trong Gia đình tế là gia trưởng; Cúng dường tế và Tô Ma tế đều là Thiên Khải Tế, cho nên người chủ tế phải là tế quan chuyên môn. Xem thế đủ biết, ngoài những người giai cấp Bà la môn ra, không có chức tư tế có quyền lợi nào, cho nên phàm có việc tế tự đều phải mời giai cấp Bà la môn làm lễ. Để đề cao Phiếm Thần luận của Đa Thần giáo, đồng thời với tín ngưỡng các thần trong Lê Câu Vệ Đà, lại nhận định một thần tối thượng của phiếm thần luận trên các thần và lấy đó làm nguyên lí thống nhất mà thuyết minh vũ trụ vạn hữu. Lúc đầu lấy Sinh Chủ (Phạm: Prajàpati) làm thần tối thượng, kế đó lấy Phạm Thiên (Phạm: Brahman) thay thế, đến thời đại Áo Nghĩa Thư (Phạm: Upaniwad) lại lấy Ngã (Phạm: àtman) làm nguyên lí sinh thành của vũ trụ, sau lại chủ trương luân hồi chuyển sinh, dùng phép thờ lửa để mong được sinh cõi trời. Trong các kinh điển Phật, như Trường A Hàm quyển 13 kinh A Ma Trú, quyển 16 kinh Kiên Cố, kinh Tạp A Hàm quyển 4, quyển 44, kinh Ma Đăng Già quyển thượng phẩm Thị Chân Thực v.v... đều có ghi chép về tín ngưỡng và các pháp tu hành của tín đồ Bà la môn giáo thời bấy giờ. Cứ theo kinh Trường A Hàm quyển 6 chép, thì giai cấp Bà la môn tự cho chủng tính Bà la môn là nhất, còn ba chủng tính kia là thấp kém, chủng tính Bà la môn là trong trắng, ba chủng tính kia đều đen bẩn; giống Bà la môn từ Phạm Thiên mà ra, sinh từ miệng Phạm Thiên, trong hiện pháp được thanh tịnh, sau cũng thanh tịnh. Lại như kinh Trường A Hàm quyển 15 chép, giai cấp Bà la môn có đủ năm pháp thành tựu: 1. Bảy đời trở lại, cha mẹ chân chính, không bị người khác khinh rẻ. 2. Đọc tụng thông suốt các loại sách của các học phái bất đồng, giỏi phân biệt, hiểu thấu chỗ sâu kín của các sách đời, biết hết tướng pháp của các đại nhân, thấy rõ các lễ nghi tế tự lành dữ. 3. Dung nhan đoan chính. 4. Giữ giới đầy đủ. 5. Trí tuệ siêu việt. Bởi thế, pháp điển Ma Nô (Phạm: Mànava-dharma-zàstra) qui định chỉ có giòng Bà la môn mới có thể làm thầy tế, có thể dạy Thánh điển Phệ Đà cho người khác, có thể nhận sự bố thí cơm áo từ người khác, đồng thời, có đặc quyền cưới một người con gái của bốn giai cấp làm vợ và nàng hầu. Còn con trai của giai cấp này, đem chia một đời làm bốn thời kì, mỗi thời kì đều có một nghĩa vụ nhất định. Lại nữa, cứ theo luận Thành Thật quyển 7 phẩm Tam Nghiệp chép, theo quan điểm của Bà la môn giáo, trong thế gian có bốn hạng người, mỗi hạng đều có các phép tắc khác nhau: 1. Bà la môn có sáu pháp: tự làm đền thờ trời, làm thầy tế tế trời, tự đọc Phệ Đà, dạy người khác đọc Phệ Đà, bố thí, nhận sự bố thí. 2. Sát Đế Lợi có bốn pháp: tự làm đền thờ trời, nhưng không được làm thầy tế trời, nhận Phệ Đà từ người khác chứ không được truyền trao Phệ Đà cho người khác, bố thí chứ không được nhận sự bố thí, bảo hộ nhân dân. 3. Phệ Xá có ba pháp: tự làm đền thờ trời mà không được làm thầy tế tế trời, tự đọc Phệ Đà nhưng không được dạy người khác, tự bố thí chứ không được nhận sự bố thí. 4. Thủ Đà La có một pháp: là người cung cấp các thứ nhu yếu cho ba chủng tính trên. Do chế độ giai cấp của Bà la môn giáo bất bình đẳng, mà cái số mục lấy vợ nuôi nàng hầu, cũng có đẳng cấp khác nhau. Khoảng trước sau thời đại đức Phật, vì các học thuyết chống Bà la môn bột phát, nên giới Bà la môn bèn biên tập các loại kinh sách để qui định nội dung tế tự, như Thiên Khải kinh, Pháp kinh và Gia Đình kinh đã tường thuật ở trên, đều đã được hoàn thành vào thời kì này, đồng thời, nghiêm khắc nhấn mạnh sự sai khác giữa các đẳng cấp trong chế độ bốn chủng tính. Về sau, do sự biến thiên của thời đại, dần dần tư tưởng triết học phân hóa mà đưa đến sự xuất hiện các học phái Số Luận, Du Già, Thanh Luận (Di Mạn Tha, Phệ Đàn Đa), trong đó, phái Di Mạn Tha, Phệ Đàn Đa thừa kế Phiếm thần luận, đề xướng Phệ Đà là tuyệt đối thường trụ, thuộc Bà la môn chính thống. Đồng thời với tư tưởng này, các tín ngưỡng sùng bái thần nhân cách Phạm Thiên, Tì Sắt Nô (Na La Diên Thiên) và Thấp Bà cũng hưng khởi. Về sau, sự sùng bái hai thần Tì Sắt Nô và Thấp Bà dần dần thịnh đạt mà hình thành học thuyết Tam thần đẳng vị (tức cùng một thể mà chia làm ba), rồi sau lại phân hóa thành phái Tì Sắt Nô lấy Tì Sắt Nô làm thần tối thượng và phái Thấp Bà lấy Thấp Bà làm thần cao nhất. Thông thường, người ta gọi Bà la môn giáo nguyên thủy là Bà la môn giáo cũ, hoặc chỉ gọi là Bà la môn giáo; còn gọi hai phái Tì Sắt Nô và Thấp Bà là Bà la môn giáo mới; hoặc là Ấn Độ giáo (Hinduism). Thời đại ngài Long Thụ, Bà la môn giáo mới đã được xác lập. Cứ theo Trung Luận quyển 1 chép, thì có thuyết chủ trương vạn vật do trời Đại Tự Tại (tức Thấp Bà) sinh ra, hoặc có người chủ trương do trời Vi Nữu (tức Tì Sắt Nô) sinh. Bách Luận quyển thượng của ngài Đề Bà, trong phẩm Xả Tội Phúc, cũng nói đến trời Vi Nữu, trời Ma Hê Thủ La (Đại Tự Tại), Ca Tì La, Ưu Lâu Ca, Lặc Sa Bà v.v... Trong hai mươi loại ngoại đạo được nói đến trong luận Ngoại đạo Tiểu thừa Niết Bàn, thì luận sư Vi Đà, luận sư Na La Diên, luận sư Y Xa Na, luận sư Nữ nhân quyến thuộc, luận sư Ma Đà La, luận sư Ma Hê Thủ La, tức là các phân phái của Bà la môn giáo mới. Lại trong ba mươi loại ngoại đạo được đề cập trong kinh Đại Nhật quyển 1 phẩm Nhập Chân Ngôn Trụ Tâm và Đại Nhật Kinh Sớ quyển 1, thì ngoại đạo Tôn quí và ngoại đạo Nho đồng tức là các chi phái của phái Tì Sắt Nô, còn các ngoại đạo Thời, Kiến lập, Lưu xuất, Tự tại thiên, Biến nghiêm và Ý sinh, tức là các chi phái của phái Thấp Bà. Ngoài ra, trong toàn bộ Đại Đường Tây Vực Kí của ngài Huyền trang có nhiều chỗ nói đến tín ngưỡng Đại Tự Tại Thiên đang thịnh hành tại các nước Ấn Độ vào thời ấy, như vậy, ta có thể biết chắc là sau thế kỉ VI, VII trở đi, thế lực phái Thấp Bà cực kì hưng thịnh. Lại Thánh Điển Phú Lan Na (Phạm: Puràịa) của Ấn Độ giáo cũng đã được biên soạn vào khoảng trước hoặc sau thời đại ngài Huyền Trang, trong sách tường thuật về sự sáng tạo và phá hoại của vũ trụ, về hệ thống các thần, các tiên, về trạng thái các thời kì của thế giới, về Vương triều đời xưa và về các nghi thức tông nghĩa của Ấn Độ giáo v.v... Khoảng thế kỉ VIII Tây lịch, trong học phái Phệ Đàn Đa, có Thương Yết La (Phạm: Zaíkara) ra đời, đề xướng Nhất Nguyên Luận tuyệt đối, mưu đồ phục hưng tư tưởng Bà la môn chính thống, cực lực công kích Phật giáo, do đó, cuộc giáo vận của Bà la môn giáo lại một lần nảy mầm. Về sau, sự phân phái tiếp tục diễn tiến, có người chủ trương Chế Hạn Nhất Nguyên luận, kẻ chủ trương Bất Nhất Bất Dị luận, người chủ trương Thần Nhân Nhị Nguyên luận, kẻ chủ trương Thanh Tịnh Bất Nhị luận v.v... Kịp đến thế kỉ XIX, Lam Mẫu Hán La Y (Ràm Mohan Roy) sáng lập Phạm Hiệp Hội (Bràhma-samàj) chịu ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo, mưu đồ cải chính Ấn Độ giáo, lại có Sa Nhiệt Tư Bà Địa (Dayànanda Sarasvati) cổ xúy tư tưởng phục cổ, chủ trương lấy chủ nghĩa Phệ Đà làm cốt cán, nhấn mạnh tôn giáo dân tộc Ấn Độ thuần túy. [X. Trường A Hàm Q.14 kinh Phạm Động, Q.15 kinh Cứu La Đàn Đầu; luận Đại Tì Bà Sa Q.4, Q.77, Q.199; luận Thành Duy Thức Q.1; Đại Đường Tây Vực Kí Q.2, Q.4, Q.7, Q.11; Ấn Độ Sử Cương Yếu (Lí Chí Thuần); Bà la môn giáo thần quan (Thánh Nghiêm); Bà la môn giáo giáo chế (Thánh Nghiêm); E. W. Hopkins: The Religions of India; J. N. Fargurar: Outline of the Religions Literature of India]. (xt. Tứ Tính, Ấn Độ Giáo, Phệ Đà, Bà La Môn).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 35.171.182.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...