Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ba la mật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ba la mật








KẾT QUẢ TRA TỪ


ba la mật:

(波羅蜜) Phạm: Pàramità, Pàli: Pàramì hoặc Pàramità. Tức là từ bờ sống chết cõi mê bên này mà đến bờ Niết bàn giải thoát bên kia. Còn gọi là Ba-la-mật-đa, Ba-la-nhĩ-đa. Dịch ý là Đáo bỉ ngạn, Độ vô cực, Độ, Sự cứu kính. Thông thường, nói về sự tu hành của Bồ tát, đại hạnh của Bồ tát có khả năng hoàn thành tất cả mọi việc lợi mình lợi người một cách mĩ mãn rốt ráo, cho nên gọi là Sự cứu kính. Làm theo hạnh lớn ấy mà có thể từ bờ sống chết bên này đến được bờ Niết bàn bên kia, cho nên gọi là Đáo bỉ ngạn. Hạnh lớn ấy có khả năng cứu giúp mọi loài một cách bao la vô hạn, cho nên gọi là Độ vô cực. Tiếng Phạm: Pàramità, có các nghĩa: đến bờ bên kia, trọn vẹn, đầy đủ; tiếng Pàli: Pàramì, thì có các nghĩa: tối thượng, chung cực. Đối với Ba-la-mật, các nhà phiên dịch, giải thích, mỗi nhà có cách nói riêng. Cứ theo kinh Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn chép, thì Ba-la-mật thông cả nghĩa đã đến và sẽ đến, tức là Phật đã đến bờ bên kia, còn Bồ tát thì sẽ đến bờ bên kia. Cứ theo Nhiếp Đại Thừa Luận Thích quyển 9 (bản dịch đời Lương) chép, thì Đáo bỉ ngạn có ba nghĩa khác nhau: 1. Tùy chỗ tu hành mà đạt đến vô dư rốt ráo. 2. Vào chân như, vì chân như là cùng tột, cũng như các dòng sông đổ vào biển cả là chung cực. 3. Được quả vô đẳng, không quả nào khác hơn được quả này, bởi vì các pháp mà Bồ tát tu hành, cái lí mà Bồ tát thâm nhập và cái quả mà Bồ tát chứng đắc, đều là rốt ráo, tròn đầy. Lại cứ theo kinh Giải Thâm Mật quyển 4 chép, thì Ba-la-mật-đa có năm nhân duyên, tức là không nhiễm trước, không luyến tiếc, không tội lỗi, không phân biệt và không quay trở lại. Cứ theo kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương quyển 4 chép, thì Ba-la-mật có mười bảy nghĩa, như tu tập thắng lợi, không dính dấp điều gì, không cố chấp thiên kiến, không hệ lụy v.v... Cứ theo kinh Đại Bảo Tích quyển 53 chép, thì Ba-la-mật có mười hai nghĩa, chẳng hạn như biết được tất cả các pháp lành vi diệu có khả năng đến bờ bên kia, trong các pháp môn sai biệt của tạng Bồ Tát, an trụ nơi chính nghĩa v.v...Còn về thuyết bờ bên này, bờ bên kia thì giữa các sự cũng có những ý kiến khác nhau. Cứ theo Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 12 mục lục Ba-la mật chép, thì :1. Sống chết là bờ bên này, Niết bàn rốt ráo là bờ bên kia.2. Sống chết Niết bàn có hình tướng là bờ bên này, bình đẳng không hình tướng là bờ bên kia. Cứ theo Đại Phẩm Kinh Du Ý chép, thì: 1. Tiểu thừa là bờ này, Đại thừa là bờ kia. 2. Ma là bờ này, Phật là bờ kia. 3. Thế gian là bờ này, Niết bàn là bờ kia. Còn Thành luận sư thì bảo hữu tướng là bờ này, vô tướng là bờ kia; sống chết là bờ này, Niết bàn là bờ kia; phiền não (hoặc) là bờ này, chủng trí là bờ kia. Theo các kinh luận thì có sáu Ba-la-mật, mười Ba-la- mật và bốn Ba-la-mật khác nhau. 1. Sáu Ba-la-mật, còn gọi là sáu độ, là thuyết của các bộ kinh Bát nhã; chỉ sáu hạnh tu mà Bồ tát Đại thừa phải thực hiện. Đó là: a. Bố thí Ba-la-mật, còn gọi là Đàn-na (Phạm, Pàli: dàna) ba-la-mật, Đàn-na-ba la-mật, có nghĩa là bố thí hết cả, không sẻn tiếc vật gì.b. Trì giới Ba-la-mật, còn gọi là Thi-la (Phạm:zìla) ba-la-mật, có nghĩa là giữ gìn giới luật của giáo đoàn một cách trọn vẹn. c. Nhẫn nhục Ba-la-mật, còn gọi là Sằn-đề (Phạm: kwànti) Ba-la-mật, hàm ý là triệt để nhịn nhục. d. Tinh tiến Ba-la-mật, còn gọi là Tì-lê-da (Phạm: vìrya) Ba-la-mật, hàm ý là cố gắng hết mức. e. Thiền định Ba-la-mật, còn gọi là Thiền-na (Phạm: dhyàna) Ba-la-mật, có nghĩa là hoàn toàn để tâm vào một cảnh. f. Trí tuệ Ba-la-mật, còn gọi là Bát-nhã (Phạm: prajĩà) Ba-la-mật, Tuệ Ba-la-mật, Minh độ, Minh độ vô cực, có nghĩa là trí tuệ tròn đầy, là trí tuệ không phân biệt, siêu việt lí tính của con người. Y vào Bát nhã ba-la-mật thì có thể làm việc bố thí mà hoàn thành Bố thí Ba-la-mật, cho đến tu Thiền định mà hoàn thành Thiền định Ba-la-mật, vì thế, Bát nhã ba-la-mật là gốc của năm Ba-la-mật kia và được mệnh danh là mẹ của chư Phật. 2. Mười Ba-la-mật, còn gọi là mười độ, mười thắng hạnh, là thuyết trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương phẩm Tối Tịnh Địa-đà-la-ni. Thêm bốn Ba-la- mật dưới đây vào sáu Ba-la-mật kể trên thì thành mười Ba-la-mật,đó là: a. Phương tiện Ba-la-mật, còn gọi là Âu-ba-da (Phạm: Upàya) Ba-la-mật, chỉ các phương pháp khéo léo cứu giúp chúng sinh. b. Nguyện Ba-la-mật, còn gọi là Bát-la-ni-đà-na (Phạm: Praịidhàna) Ba-la-mật, có nghĩa là thệ nguyện cứu giúp chúng sinh sau khi đã được trí tuệ (tức bồ-đề). c. Lực Ba-la-mật, còn gọi là Ba-la (Phạm: Bala) Ba-la-mật, nghĩa là cái năng lực có thể phán đoán điều mình tu hành một cách hoàn toàn chính xác. d. Trí Ba-la-mật, còn gọi là Nhã-na (Phạm: Jĩàna) Ba-la-mật, có nghĩa là thụ hưởng niềm vui Bồ đề, đồng thời, chỉ dạy chúng sinh được trí tuệ siêu việt. 3. Bốn Ba-la-mật, là thuyết trong các chương Điên đảo, Chân thực của kinh Thắng man. Tức là: a. Thường Ba-la-mật, nghĩa là Ba-la-mật triệt để vĩnh viễn.b. Lạc Ba-la-mật, nghĩa là Ba-la mật triệt để an ổn. c. Ngã Ba-la-mật, nghĩa là Ba-la mật có tính chủ thể triệt để. d. Tịnh Ba-la-mật, nghĩa là Ba-la-mật triệt để thanh tịnh. Bốn Ba-la-mật trên đây tức là bốn đặc chất (bốn đức) thù thắng của Niết bàn. 4. Mật giáo, trong Kim cương giới mạn đồ la lấy Đại nhật Như lai làm trung tâm, gọi bốn Bồ tát đặt ở bốn phương đông nam tây bắc là bốn Ba-la-mật, tức Đông phương Kim cương ba-la-mật, Nam phương Bảo ba-la-mật, Tây phương Pháp ba-la-mật, Bắc phương Nghiệp ba-la-mật. Ngoài ra, trong các kinh điển tiếng Pàli Nam truyền, như Sở-hành-tạng (Pàli: Cariyàpiỉaka), Phật-chủng-tính (Pàli: Buddhavaôsa), Pháp-cú-kinh-chú (Pàli: Dhammapadaỉỉhakathà) v.v..., cũng lập mười Ba-la-mật là: Bố thí Ba-la-mật, Trì giới (Pàli: sìla) Ba-la-mật, Xuất li (Pàli: nekkhamma) ba-la-mật, Bát nhã (Pàli: paĩĩa) ba-la-mật, Tinh tiến (Pàli: viriya) ba-la-mật, Nhẫn nhục (Pàli: khanti) ba-la-mật, Chân đế (Pàli: sacca) ba-la-mật, Quyết ý(Pàli: adhiỉỉhàna) ba-la-mật, Từ (Pàli: mettà) ba-la-mật và Xả(Pàli: upekkhà) ba-la-mật. [X. kinh Bồ tát nội tập lục ba-la-mật; kinh Quán Phổ Hiền Bồ Tát hành pháp; kinh Hoa Nghiêm phẩm Li Thế Gian; luận Đại Trí Độ Q.53; luận Câu Xá Q.18; luận Du Già Sư Địa Q.49; Đại Tuệ Độ Kinh Tông Yếu; Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã kinh sớ Q.1 (Trí khải); Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba-la-mật-đa kinh sớ Q.thượng (Lương bí); Bát nhã ba-la mật-đa kinh tán].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng bận tâm chuyện vặt


Nắng mới bên thềm xuân


Bhutan có gì lạ


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.255.162 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...