Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a tự ngũ chuyển »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a tự ngũ chuyển








KẾT QUẢ TRA TỪ


a tự ngũ chuyển:

(阿字五轉) Là từ được Mật giáo dùng để biểu thị năm giai vị mà tâm bồ đề, y theo đó lần lượt chuyển lên. Gọi tắt là Ngũ chuyển. Chữ (a) là một trong mười hai nguyên âm của mẫu tự Tất đàm, trong Mật giáo, chiếu theo năm lần chuyển hóa trên âm vận Tất đàm mà phối với năm đức là phát tâm, tu hành, chứng bồ đề, nhập Niết bàn và phương tiện cứu kính (phương tiện), dùng để biểu thị tâm bồ đề của người tu Mật giáo, dần dần theo thứ tự chuyển lên các giai đoạn tu hành cao hơn, gọi là A tự ngũ chuyển. Đại nhật kinh sớ quyển 14 (Đại 39, 722 hạ, 723 trung) nói: A đây có năm thứ: a,à (dài),aô,a#,àh (dài). (...) Một chữ A sinh bốn chữ, tức là tâm bồ đề,À (dài) là hành, Ám là thành bồ đề, Á là đại tịch Niết bàn, Á (dài) là phương tiện. Kinh Đại nhật quyển 1 phẩm Trụ tâm, lấy chữ A làm thể của tâm bồ đề sẵn có và vốn thanh tịnh, đồng thời, dùng nghĩa này phối hợp với sự chuyển hóa của âm đọc chữ A, và đem thứ tự mở tỏ tâm bồ đề của người tu hành Mật giáo chia làm năm giai đoạn. Tức là: 1. A (âm ngắn), biểu thị sự phát tâm bồ đề, gọi là phát tâm. Trong đó lại chia làm hai thứ: a.Bản hữu bồ-đề tâm, nghĩa là trong tâm của hết thảy chúng sinh đều vốn có đủ trí tuệ bản giác mầu nhiệm, xưa nay vốn tự nhiên như thế. b.Tu sinh bồ đề tâm, nghĩa là cái tâm do sức huân tập của bản giác mà trở về gốc cũ. 2.À (âm dài), biểu thị cái diệu hạnh tu trì tam mật lục độ, gọi là tu hành. 3. Am, biểu thị sự tu hành tròn đầy, đạt được quả đức tự chứng, gọi là chứng bồ đề. 4. Á (âm ngắn), biểu thị nhờ quả đức tròn đầy mà chứng nhập lí bất sinh bất diệt, gọi là nhập Niết bàn. 5. Á (âm dài), biểu thị muôn đức đã đầy đủ sự tự chứng và hóa tha, tùy duyên tế độ, đạt đến vị ba bình đẳng, gọi là phương tiện cứu kính. Năm chuyển trên đây, có thể nói, đã bao hàm đại ý của cả bộ kinh Đại nhật, vì đại ý của bộ kinh Đại nhật không ngoài ba tiếng Nhân, Căn, Cứu kính. Trước nay phần nhiều đem ba tiếng phối hợp với năm chuyển, tức phát tâm là Nhân, ba mục giữa là Căn, phương tiện sau cùng là Cứu kính, nghĩa này được nhất trí. Ngoài ra, có nghĩa cho phát tâm là Nhân, tu hành là Căn, còn ba mục kia là tâm vào quả Phật, đây là nghĩa thuộc Phật quả cứu kính, đây cũng còn có thuyết khác. Lại trong ba tiếng, nếu đứng về phương diện ngôi vị phát tâm là Nhân mà nói, thì có hai nghĩa Đông Nhân phát tâm và Trung nhân phát tâm, xưa nay cho thuyết Đông nhân phát tâm là do ngài Thiện vô úy truyền, thuyết Trung nhân phát tâm là do ngài Bất không truyền. Đông nhân phát tâm tức đem đông phương phối với phát tâm ở trên, nam phương phối với tu hành ở trên, tây phương phối với chứng bồ đề ở trên, bắc phương phối với nhập Niết bàn ở trên, trung ương phối với cứu kính ở trên; nói về phương hướng tu hành thì đây là xu hướng từ nhân hướng tới quả, thuộc về thuyết Thủy giác thượng chuyển môn (pháp môn chuyển từ thủy giác lên). Trung nhân phát tâm thì lấy chữ A (âm ngắn) ở chính giữa phối với phát tâm, chữ A (âm dài) ở phương đông phối với tu hành, chữ Am ở phương nam phối với chứng bồ đề, chữ Á (âm ngắn) ở phương tây phối với nhập Niết bàn, chữ Á(âm dài) ở phương bắc phối với phương tiện; đây là xu hướng từ quả tới nhân, thuộc thuyết Bản giác hạ chuyển môn (pháp môn chuyển từ bản giác xuống). Sự sai khác giữa hai thuyết, được đồ biểu như sau: Đông nhân phát tâm - Trung nhân phát tâm (a) Phát tâm - Đông A súc - Trung Đại nhật (à) Tu hành - Nam Bảo sinh - Đông A súc (aô) Bồ đề - Tây Di đà - Nam Bảo sinh (a#) Niết bàn - Bắc Thích ca - Tây Di đà (à#) Phương tiện cứu kính - Trung Đại nhật - Bắc Thích ca (hoặc Bất không thành tựu) Thuyết Đông nhân phát tâm của Thiện vô úy lấy nghĩa Thủy giác tu sinh trong kinh Đại nhật làm căn bản, còn thuyết Trung nhân phát tâm của Bất không thì lấy nghĩa Bản giác bản hữu trong kinh Kim cương đính làm y cứ. Song, căn cơ có đốn (phát tâm liền được), tiệm (tu hành chứng từng phần một) khác nhau, cho nên, trong thuyết của Thiện vô úy cũng có nghĩa Trung nhân, mà thuyết của Bất không cũng chẳng phải chỉ hàm nghĩa hạ chuyển môn, mà lấy sự hiển bày cái ý chỉ phát tâm liền được làm nghĩa chính. [X. kinh Đại nhật Q.1 phẩm Cụ duyên; kinh Đại nhật sớ Q.20; Tú diệu quĩ (Bất không); Bí tạng kí tư bản sao Q.4].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.232.88.17 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...