Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta.
(A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for
good actions or punishment for evil ones, still in this very life one
can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and
anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn.
(Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want.
)Jim Rohn
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công.
(When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công.
(Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a xà lê
KẾT QUẢ TRA TỪ
a xà lê:
(阿闍棃) Phạm:Àcàrya,Pāli: Àcariya, Tây tạng: slob-dpon. Còn gọi là A xá lê, A chỉ lị, A già lị da. Nói tắt là Xà lê. Dịch ý là Quĩ phạm sư, Chính hạnh, Duyệt chúng, Ưng khả hành, Ứng cúng dường, Giáo thụ, Trí hiền, Truyền thụ. Hàm ý là dạy bảo học trò, khiến hành vi được ngay thẳng hợp nghi, mà bản thân mình cũng phải là người thầy khuôn mẫu đối với học trò, vì thế, còn gọi là Đạo sư. Tại Ấn độ cổ xưa, A xà lê vốn là người thầy trong Bà la môn giáo dạy dỗ học trò về các qui củ và lễ nghi tế tự được ghi trong kinh Phệ đà, danh từ này về sau được Phật giáo thu dụng, vả lại, lúc Phật còn tại thế, danh từ này cũng đã được sử dụng một cách phổ biến. Cứ theo luật Ngũ phần quyển 16, luật Tứ phần san phồn bổ khuyết hành sự sao quyển thượng chép, thì A xà lê có năm loại: 1. Xuất gia a xà lê, khi thụ giới, là thầy trao mười giới, vì thế còn gọi là Thập giới a xà lê.2. Thụ giới a xà lê, khi thụ giới Cụ túc, là thầy Yết ma, vì thế còn gọi là Yết ma a xà lê.3. Giáo thụ a xà lê, là thầy dạy bảo uy nghi, vì thế cũng gọi là Uy nghi a xà lê. 4. Thụ kinh a xà lê, là thầy chỉ dạy ý nghĩa và phép đọc tụng kinh điển. 5. Y chỉ a xà lê, là thầy cùng ở với các tỉ khưu, chỉ bảo các tỉ khưu về bốn uy nghi đi, đứng, ngồi, nằm; hoặc là thầy mà tỉ-khưu chỉ nương nhờ theo học trong một đêm, cũng có thể gọi là Y chỉ a xà lê. Năm loại a xà lê trên đây, nếu thêm Thế phát a xà lê (a xà lê cạo tóc) vào nữa, thì thành là sáu loại A xà lê. Ở Tây vực còn có một loại nữa gọi là Quân trì (Phạm: Kuịđikà, thủy bình, hiền bình) a xà lê, tức là thầy quán đính (rưới nước lên chỏm đầu). Khi thụ giới Cụ túc, phải có mười vị là tam sư, thất chứng sư. Tam sư là Hòa thượng y chỉ để được giới, Yết ma a xà lê và Giáo thụ a xà lê. Phép thụ giới của Tiểu thừa phải có mặt đủ ba sư; nhưng phép thụ giới của Đại thừa, theo kinh Quán phổ hiền, được hướng vào tượng của đức Thế tôn, các bồ tát Văn thù và Di lặc để thay thế ba sư. Như Đại thừa viên đốn giới, lấy đức Thế tôn làm giới hòa thượng, bồ tát Văn thù làm Yết ma a xà lê và bồ tát Di lặc làm Giáo thụ a xà lê. Ngoài ra, cứ theo luận Đại trí độ quyển 13 chép, thì chúng tại gia muốn xuất gia làm Sa di, Sa di ni, tất phải có giới hòa thượng và a xà lê, và thí dụ các vị là cha mẹ xuất gia. Trong Thiền tông, thụ giới Sa di phải có Giới sư, Tác Phạm xà lê (thầy tụng Phạm bái) và Dẫn thỉnh xà lê (thầy chỉ bảo cách đi, đứng) tham gia. Trong Mật giáo, đối với những người đã thông suốt Mạn đồ la và hết thảy các vị Tôn, chân ngôn, thủ ấn, quán hành tất địa, truyền pháp quán đính v.v... thì đều được gọi là A xà lê, cũng có khi gọi Phật, Bồ tát là A xà lê. Cứ theo kinh Đại nhật quyển 1 phẩm Cụ duyên chép, thì A xà lê phải có đầy đủ mười ba đức dưới đây: 1. Phát bồ đề tâm, 2. Diệu tuệ từ bi, 3. Hòa đồng với chúng sinh, 4. Khéo léo tu hành Bát nhã ba la mật đa. 5. Thông suốt ba thừa, 6. Hiểu rõ thực nghĩa chân ngôn, 7. Biết tâm chúng sinh, 8. Tin chư Phật Bồ tát, 9. Được truyền thụ quán đính, hiểu thấu các bức vẽ Mạn đồ la, 10. Điều hòa tính tình, xa lìa chấp ngã, 11. Tu hành chân ngôn được quyết định,12. Nghiên cứu và luyện tập Du già, 13. Trụ nơi tâm bồ đề vững mạnh. Vì A xà lê có những đức tính như thế, nên những ai tôn trọng cúng dường sẽ được phúc báo rất lớn, cũng như người nông phu, nếu chịu khó cày cấy sẽ thu hoạch lớn, vì thế, cũng gọi a xà lê làA xà lê điền, và được liệt làm một trong tám phúc điền (ruộng phúc).Lại trong Mật giáo, thông thường người ta quen gọi a xà lê là Thượng sư, Kim cương thượng sư. Như đã nói ở trên, A xà lê có thể kham việc quán đính thụ pháp thì còn được gọi là Đại a xà lê. Tuy nhiên, cứ theo các kinh quĩ của Mật giáo chép, thì thông thường a xà lê cũng có thể chia làm hai loại là:Học pháp quán đính a xà lê và Truyền pháp quán đính a xà lê, hai loại đều có nhiều điểm khác nhau. [X. kinh Đại nhật phẩm bí mật mạn đồ la; kinh Bí mật đại giáo vương Q.7; kinh Đại nhật sớ Q.6, Q.15; luật Tứ phần Q.34; Tứ phần luật khai tông kí Q.7; Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma Q.thượng; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.3; Huyền ứng âm nghĩa Q.15, Q.21; Tuệ uyển âm nghĩa Q.thượng].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Nguyên lý duyên khởi
Tổng quan về Nghiệp
Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.66.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...