Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn ni phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn ni phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


ấn ni phật giáo:

(印尼佛教) PHẬT GIÁO INDONESIA - Phật giáo tại Indonesia là tôn giáo rất xưa, nhưng cũng là tôn giáo mới phát. Đầu thế kỉ thứ V Tây lịch, trên đảo Trảo oa (Java) đã có một số ít tín đồ Phật giáo, khi ngài Pháp hiển ghé thăm đảo này (414), thấy Bà la môn giáo thịnh hành, mà Phật giáo thì vẫn còn ở giai đoạn khởi thủy. Hơn hai mươi năm sau, có vị tỉ khưu tên là Cầu la phất văn (Phạm: Gunavarman) đến đây hoằng pháp, dịch kinh, Phật giáo mới chính thức được truyền nhập, rồi lần lượt có hoàng thái hậu, quốc vương và nhân dân qui y. Đến thế kỉ thứ VII, Phật giáo đã truyền vào Tô môn đáp lạp (Sumatra), vua xứ Ba lân bàng (Palembang) lúc đó là Tô gia gia (Zrìvijaya). Năm Hàm hanh thứ 2 (671) đời Đường cao tông, từ Quảng châu, ngài Nghĩa tịnh vượt biển đi về phương Nam, lúc qua Palembang, ngài đã khen ngợi nền giáo dục Phật giáo tại đó hưng thịnh, có thể sánh ngang với chùa Na lan đà ở Ấn độ, việc này thấy ghi trong bài tựa của Nam hải kí qui nội pháp truyện. Sau đó, Nghĩa tịnh lại đến Thất lợi phật thệ (nay là đông bộ Tô môn đáp lạp) nghỉ lại sáu tháng để học tập ngôn ngữ. Sau, ngài đến Ấn độ lưu học mười một năm, tới năm Thùy củng thứ 3 (687) đời Vũ hậu, lại theo đường biển về nước và ghé qua Thất lợi phật thệ lần thứ hai, lưu lại đó hai năm; trong thời gian này, ngài dịch Tạp kinh luận, viết Nam hải kí qui nội pháp truyện, Đại đường tây vực cầu pháp cao tăng truyện, là người Trung quốc đầu tiên dịch thuật tại Ấn ni. Trong khoảng bốn trăm năm, từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, là thời kì cường thịnh của Phật giáo Ấn ni. Trong thế kỉ VII, Đạt ma phổ la (Phạm:Dharmapàla), đã dạy tại Đại học Na lan đà ba mươi năm, nay từ nước Khang cư đến Tô môn đáp lạp hoằng pháp. Cũng trong thế kỉ VII, Vương quốc Thất lợi phật thệ hưng khởi, trên dưới toàn quốc đều thành kính tin theo Phật giáo. Cứ theo Cước chú của người dịch trong Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ bách nhất yết ma quyển 5 chép, thì nước ấy có hơn một nghìn Tăng chúng, đều lấy học vấn làm việc chính, và phần nhiều hành pháp thác bát (đi khất thực), phép tắc của sa môn ở đây đại để cũng giống như ở trung Ấn độ. Từ giữa thế kỉ VIII về sau, trong khoảng một trăm năm, các kiến trúc Phật giáo trứ danh nối nhau hoàn thành, như Bà la phù đồ (Borobudur), được xây dựng vào thế kỉ IX, dưới triều vua Tái lãng độ lạp tư, là Thánh địa lộng lẫy nhất, to lớn nhất của Phật giáo Đại thừa trên toàn cầu hiện nay. Ngoài ra, các kiến trúc Phật giáo khác, như Mạn đạt đặc (Mendut), Tạp lạp sâm (Kalasan), Tát lũy (Sari) v.v... cũng đều nổi tiếng trong nước, tình hình hưng thịnh của Phật giáo có thể coi đó mà biết được. Thời ấy, Phật giáo nhờ sự tán trợ của vua Thế lăng đạt la mà được tuyên dương, nhà vua còn xây nhiều chùa viện tại hai nơi Nã lăng đà và Lạp ca phả đôn. Đồng thời, Mật giáo cũng du nhập. Ở thế kỉ này, Phật giáo cư sĩ lâm đã được thiết lập một cách rộng khắp, năm 1953, tổ chức Cư sĩ lâm đầu tiên được thành lập ở Nhật nhạ, nay trên toàn quốc có khoảng hơn bốn mươi tổ chức như thế. Năm 1957, hội Phật học Ấn ni tại Tam bảo lũng, hội Phật học Tô đảo tại Miên lan thị cũng nối nhau được thành lập, năm 1958, Tổng hội Phật giáo Bồ đề Ấn ni mở đại hội lần thứ nhất tại chùa Phật đà già gia. Tháng 10 năm 1984, các tông phái lớn của Phật giáo Ấn ni, cùng góp sức sáng lập Đại học Phật giáo Ấn ni tại Tô ma đáp lạp, đơn xin phép đã được Chính phủ Ấn ni phê chuẩn, là Đại học Phật giáo duy nhất tại Ấn ni. [X. Ấn ni chi Phật giáo (Tuệ hải)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.17.46 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...