Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ái »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ái








KẾT QUẢ TRA TỪ


ái:

(愛) I. Ái . Phạm:Tfwịà,towayati, priya, là dịch ý của chữ piya trongPāli. Còn gọi là Ái chi. Là một trong mười hai nhân duyên. Ý là tham luyến chấp trước tất cả sự vật. Trước nay, Cơ Đốc giáo được xem là tôn giáo bác ái, trong Phật giáo thì lấy từ bi làm trung tâm mà không trực tiếp nói đến chữ ái. Trong kinh điển Tăng Chi Bộ, đức Phật thường dạy về chữ ái, bảo: Yêu có thể sinh yêu, mà cũng có thể sinh ghét; ghét có thể sinh yêu, cũng có thể sinh ghét. Cho nên, Phật giáo nói yêu, nói ghét, cũng giống như lòng bàn tay và mu bàn tay, là hai mặt của một thể, thương yêu càng sâu thì oán ghét có thể càng lớn. Trong bài kệ 212 của kinh Pháp Cú Nam truyền, có nói: Từ yêu sinh lo buồn, từ yêu sinh sợ hãi; lìa yêu không lo buồn, làm gì có sợ hãi?. Kế đó, cũng trong bài kệ ấy, lại từ yêu chuyển biến mà lần lượt đưa ra bốn thứ: thân ái (Pāli: Pema), dục lạc (Pāli: Rati), ái dục (Pāli: Kàma) và khát ái (Pāli: Taịhà). Cái gọi là ái là nói đến tình yêu có quan hệ thân tộc huyết thống đối với mình; còn cái gọi là thân ái là nói về tình bạn đối với người khác; dục lạc là tình yêu đối với một nhân vật đặc biệt nào đó; ái dục chuyên chỉ tình yêu được kiến lập trong quan hệ về tính; còn khát ái là chỉ tình yêu vì quá say đắm đến nỗi thành si tình. Năm giai đoạn trên đây đều thuộc tình yêu của loài người, bản chất của nó đều lấy tự ái làm tiền đề, do tự ái xuất phát đưa đến tính ái, lại sâu đậm nữa thì lấy tự ái làm chủ mà hình thành tình ái biến thái cho đến khát ái, trong đó, tầng thứ dần dần sâu thêm mà không thay đổi hình thái nữa. Khát ái là bản thể ái tình của con người, do thứ tình ái ấy mà sinh ra khổ não, lại do khổ não mà sinh bi (Phạm,Pāli: Karuịà). Nguyên ý của chữ bi là đau đớn. Con người không những chỉ cảm thụ sự đau đớn của chính mình mà cũng có thể cảm thụ sự khổ não của người khác, nếu với những người khổ não, đều lấy tình bạn thân thiết mà đãi ngộ, thì có thể gọi là từ (Phạm: Maitreya), mà từ là do bạn (Phạm: Mitra) diễn biến mà có, ý bao hàm tình bạn sâu xa, cho nên từ bi là danh từ thay cho ái. Từ bi đến rứt mực, tột bực thì thànhvô duyên đại từ, hàm ý là tình yêu vô điều kiện, không đòi hỏi một cái gì, miễn khiến người khác có hạnh phúc là được, đây có thể gọi là đại ái, là biểu hiện cao nhất của thái độ đãi người trong Phật giáo. [X. luận Tạp A Tì Đàm Tâm Q.8; luận Du Già Sư Địa Q.93; Thành Duy Thức Luận Thuật Kí Q.8]. II. Ái. Phạm: Anunaya-saôyojana. Tên gọi tắt Ái kết. Là một trong chín kết. Còn gọi là Tùy thuận kết. Tức chỉ phiền não tham, đắm say cảnh. Luận Đại Tì Bà Sa quyển 50 (Đại 27, 258 thượng), nói: Thế nào là ái kết? Nghĩa là Tam giới tham. Nhưng, Tam giới tham, trong chín kết, lập chung làm ái kết, trong bảy Tùy miên, lập hai tùy miên, tức Dục giới tham, gọi là Dục tham tùy miên; Sắc, Vô sắc tham, gọi là Hữu tham tùy miên. Trong các kinh khác, lập làm Tam ái, tức Dục ái, Sắc ái, Vô sắc ái. Đây là gọi chung cái tham trong ba cõi là Ái kết. Lại luận Tập Dị Môn Túc quyển 4, bảo Dục ái, Sắc ái, Vô sắc ái, trong các dục, ham mê đắm đuối, chấp chứa phòng hộ, gọi là Dục ái; trong các sắc, ham mê đắm đuối, chấp chứa phòng hộ, gọi là Sắc ái; trong vô sắc, ham mê đắm đuối, chấp chứa phòng hộ, gọi là Vô sắc ái. Cũng nói Dục ái, Hữu ái, Vô hữu ái, trong cõi Dục ham mê đắm đuối, chấp chứa phòng hộ, gọi là dục ái (Phạm: Kàma - tfwịà); trong cõi Sắc, Vô sắc, ham mê đắm đuối, chấp chứa phòng hộ, gọi là hữu ái (Phạm: Bbhava - tfwịà); người thích Vô hữu, ở trong vô hữu tham mê đắm đuối, chấp chứa phòng hộ, gọi là Vô hữu ái. (Phạm:Vibhava - tfwịà). Ngoài ra, kinh Thắng Man Chương Nhất Thừa, nói về năm trụ địa hoặc, cũng nêu lên ba danh xưng là Dục ái trụ địa, Sắc ái trụ địa và Hữu ái trụ địa. Kinh Đại Bát Niết Bàn (bản Bắc) quyển 13, bảo Tập đế trong bốn đế là ái và có hai loại, ba loại, bốn loại, năm loại khác nhau, nhưng đều lấy tham gọi là ái. [X. luận Đại Tì Bà Sa Q.48, Q.49, Q.56, Q.173; luận Thành Thực Q.9 phẩm Tham Tướng; luận Nhập A Tì Đạt Ma Q.thượng; luận Câu Xá Q.21]. III. Ái. Phạm: Preman hoặc priya. Tức có nghĩa là không đem tâm nhiễm ô mà tin ưa Pháp hoặc kính yêu sư trưởng. Luận Đại Tì Bà Sa quyển 29, bảo ái có hai thứ, nhiễm ô là tham, không nhiễm ô là tín. Luận Câu Xá quyển 4 (Đại 29, 21 thượng), nói: Ái là ưa thích, thể tức là tín; nhưng ái có hai thứ, một là có nhiễm ô, hai là không nhiễm ô. Có nhiễm là tham, như yêu vợ con, không nhiễm là tin, như yêu sư trưởng. Đây nói rõ ái không nhiễm ô, thể của nó là tín. [X. kinh Đại Bát Niết Bàn (bản Bắc) Q.16; luận Thuận Chính Lí Q.11; luận Thành Duy Thức Q.6].IV.Ái. Chữ (ai) Tất đàm. Cũng gọi là Ế. Một trong mười hai nguyên âm của mẫu tự Tất đàm, một trong năm mươi chữ cái. Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm quyển 4 (Đại 3, 560 thượng), nói: Khi xướng chữ ái, phát ra tiếng uy nghi thù thắng. Tiếng uy nghi thù thắng dẫn trên đây, Phạm: Airyàpatha-zreyàn-sabda, tức trong đó có âm ai. Ngoài ra, kinh Du Già Kim Cương Đính phẩm Thích Tự Mẫu, bảo rằng, chữ ái đây có các nghĩa thù thắng, như tự tại, tự tướng, Thánh đạo v.v... [X. kinh Đại Bát Niết Bàn (bản Bắc) Q.8; kinh Đại Nhật Q.5 phẩm Bố Tự; Tất Đàm Tạng Q.5].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


Bhutan có gì lạ


Hai Gốc Cây


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.173.214.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...